logo_tram.jpg

ISO 9001:2015

VIMCERTS 025

 

TRẠM QUAN TRẮC VÀ PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG

NATIONAL WORKING ENVIRONMENT MONITORING STATION

 

vilas1.png

VILAS 441

Trang chủ»Nghiên cứu khoa học»Thông tin KHCN & Môi trường»Đánh giá điều kiện lao động ở các cơ sở chế biến mủ cao su khu vực miền Trung

Đánh giá điều kiện lao động ở các cơ sở chế biến mủ cao su khu vực miền Trung

Bài viết đề cập đến kết quả đánh giá điều kiện lao động (ĐKLĐ) theo các yếu tố hóa học, vật lý và sinh học ở các cở sở chế biến mủ cao su khu vực miền Trung. Phương pháp VNIOSH – 2017 được sử dụng và phân loại chất lượng vệ sinh môi trường lao động tại 3 nhà máy chế biến mủ cao su khu vực miền Trung. Kết quả nghiên cứu cho thấy có nhiều vị trí làm việc có mức độc hại nhẹ và trung bình, 1 vị trí ở mức độc hại nặng.

 

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Điều kiện lao động là tổng hợp các yếu tố của môi trường lao động (MTLĐ) (như yếu tố vật lý, sinh học, hóa học, vi khí hậu, tiếng ồn, độ rung...) và các yếu tố liên quan đến quá trình lao động (như mức nặng nhọc, mức căng thẳng/cường độ của công việc). Đánh giá ĐKLĐ là cơ sở khoa học giúp các cơ sở sản xuất biết được cần phải đầu tư vào đâu và đầu tư các giải pháp kiểm soát nào để cải thiện tối đa ĐKLĐ tại cơ sở mình. Đồng thời, việc đánh giá, phân loại ĐKLĐ cũng giúp các cơ sở/ngành đưa ra các chế độ, chính sách đối với người lao động tại cơ sở/ngành mình phù hợp với chính sách chung của Nhà nước.

Ngành Cao su Việt Nam đứng vị trí thứ 3 toàn cầu về sản lượng và xuất khẩu cao su thiên nhiên, với sản lượng gần 1,1 triệu tấn trên diện tích gần 1 triệu ha. Cao su thiên nhiên Việt Nam hiện đã xuất khẩu tới hơn 80 thị trường thế giới, chiếm gần 12% tổng sản lượng xuất khẩu toàn cầu. Cao su Việt Nam gần như đang dẫn đầu toàn cầu về năng suất mủ cao su khi đạt bình quân 1,6 – 1,7 tấn/ha/năm [1].

Chế biến mủ cao su đang đóng một vai trò cực kì quan trọng trong ngành công nghiệp nước nhà, giải quyết một lượng lớn nhu cầu việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, chế biến mủ cao su cũng là một ngành chứa nhiều yếu tố nguy hiểm/có hại, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự an toàn của người lao động. Các yếu tố nguy hiểm/có hại bao gồm: các yếu tố vật lý; các yếu tố hóa học; các yếu tố nguy hiểm về điện; các yếu tố do mặt bằng; quá trình thao tác; công cụ lao động...

Trong những năm qua phương pháp VNIOSH-2017, VNIOSH-2019 đã được sử dụng để đánh giá điều kiện lao động và xác định rủi ro an toàn và sức khỏe nghề nghiệp (RRAT & SKNN) ở 3 cơ sở sản xuất bao bì giấy carton ở khu vực phía Nam. Kết quả cho thấy hầu hết vị trí làm việc có điều kiện lao động ở mức 4 (độc hại trung bình) và mức 5 (mức độc hại nặng), chủ yếu là mức ồn (hơn 85 dBA) và người lao động thường xuyên phải mang vác tấm giấy kích cỡ lớn và nặng [2].

Phương pháp VNNIOSH-2017 cũng được áp dụng ở một số cơ sở chế biến gỗ khu vực miền Trung. Kết quả đánh giá cho thấy điều kiện lao động ở các cơ sở chế biến gỗ được khảo sát ở mức 5 và mức 6.

Trong bài báo này, tác giả đề cập tới kết quả đánh giá ĐKLĐ ở các cở sở chế biến mủ cao su khu vực miền Trung theo phương pháp VNNIOSH-2017 nêu trên [3].

2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là 3 cơ sở chế biến mủ cao su ở khu vực miền Trung như trong Bảng 1 sau đây.

Bảng 1. sở thực hiện khảo sát và quan trắc

STT

Tên cơ sở

Địa chỉ

Công suất

Ký hiệu

01

Nhà Máy Chế Biến Mủ Cao Su Cam Lộ-Công ty CP Thương mại Quảng Trị

Thôn Minh Hương, Cam Chính,- Cam Lộ,- Quảng Trị

3.000 tấn/năm

CS1

02

Xí nghiệp chế biến cơ khí-Công Ty TNHH MTV Cao Su Quảng Trị

264 Đường Hùng Vương, TP. Đông Hà, Quảng Trị.

4.500 tấn/năm

CS2

03

Nhà máy chế biến mủ Cao su-Công ty TNHH MTV Cao su Kon Tum

639 Phan Đình Phùng, P. Duy Tân, TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum

10.500 tấn/năm

CS3

Quy trình công nghệ sản xuất ở các cơ sở chế biến mủ cao su tương đối giống nhau. Các vị trí làm việc trong các cơ sở chế biến mủ cao su được thể hiện ở bảng 2.

Bảng 2. Vị trí làm việc trong các cơ sở chế biến mủ cao su

Ký hiệu

Vị trí làm việc

Mô tả công việc

K1

Tiếp nhận nguyên liệu

Xe bồn xả mũ cao su vào các thùng (có khuấy trộn) bằng các ống mềm nối từ bồn xuống các máng phân phối

K2

Xử lý sơ bộ

Cao su được khuấy trộn đều với axit bằng các cánh khuấy trong các bồn chứa.

K3

Đánh đông

Cao su được trộn với axit và trộn đều, chứa trong các mương chứa và để yên để làm đông mũ cao su.

K4

Cán mỏng

Mũ đông cao su được cán mỏng bằng các máy chuyên dụng.

K5

Băm cốm

Cao su được băm nhỏ hơn thêm 1 lần nữa trước khi đưa vào sấy.

K6

Cân, ép kiện

Cao su được cân theo khối lượng quy định đưa vào các máy ép để giảm thể tích và tạo khối vuông vức để thuận tiện cho việc sắp xếp, vận chuyển.

K7

Đóng gói

Sử dụng các túi nilon để gói các kiện cao su và dùng nhiệt để hàn các nếp gấp của túi nilon.

2.2. Phương pháp

2.2.1. Phương pháp lấy mẫu và phân tích

Thông số

Phương pháp đo đạc, phân tích

Thiết bị sử dụng

Quy chuẩn, tiêu chuẩn so sánh

Ánh sáng

TCVN 5176:1990

Máy đo cường độ ánh sáng Model 840020, Cole Pamer

QCVN 22:2016/BYT

Tiếng ồn chung

TCVN 9799:2013

Máy đo tiếng ồn Rion NL-42

QCVN 24:2016/BYT

NH3

MASA method 401

Bơm thu mẫu khí Snsydine-GilAir Plus

Lambda 25 UV/VIS – Perkin Elmer, Anh

QCVN 03:2019/BYT

H2S

MASA method 701

CH3COOH

QCVN 03:2019/BYT,

Phụ lục 2

2.2.2. Phương pháp đánh giá điều kiện lao động [4][5]

Phương pháp đánh giá ĐKLĐ VNNIOSH-2017. Phương pháp xác định ĐKLĐ theo hai bước thực hành như sau:

1)  Xác định ĐKLĐ theo từng yếu tố độc hại và/hoặc nguy hiểm tạo nên gánh nặng lao động tổng hợp, của MTLĐ và quá trình lao động theo thang đánh giá bán định lượng 7 mức (mức 1- rất tốt; mức 2- tốt; mức 3- độc hại nhẹ; mức 4- độc hại trung bình; mức 5- độc hại nặng; mức 6- độc hại rất nặng; mức 7- nguy hiểm).

2)  Lập bảng thống kê kết quả đánh giá riêng lẻ ở bước 1 và thực hiện đánh giá tổng hợp theo hướng dẫn mới thỏa mãn nguyên lý an toàn sinh học. Đối với các thông số môi trường lao động, phân loại ĐKLĐ trên cơ sở so sánh kết quả đo đạc với giá trị cho phép trong ca làm việc theo các Quy chuẩn và Tiêu chuẩn vệ sinh. Phân loại các yếu tố vật lý được thể hiện ở bảng 3 và bảng 4.

Bảng 3. Phân loại dưới tác động của môi truờng ánh sáng

Tên các chỉ số

Phân loại chất lượng vệ sinh MTLĐ

Rất tốt

và tốt

Độc hại nhẹ

Độc hại trung bình

Độc hại nặng

Độc hại  rất nặng

Nguy hiểm

1 và 2

3

4

5

6

7

Chiếu sáng nhân tạo

Độ rọi tối thiểu trên bề mặt thao tác E, Lux

1,5EQC÷EQC

<EQC÷0,5EQC

< 0,5EQC

-

-

-

Mức rủi ro

Rủi ro rất thấp, có thể bỏ qua

Rủi ro

thấp

Rủi ro trung bình

Rủi ro

cao

Rủi ro

rất cao

Rủi ro cực cao đối với người lao động

Độ rọi tối thiểu trên bề mặt theo tác EQC được quy định trong QCVN 22:2016/BYT

Bảng 4. Phân loại ĐKLĐ duới tác động của tiếng ồn

Tên các chỉ số

Phân loại chất lượng vệ sinh MTLĐ

 

Rất tốt

Tốt

Độc hại nhẹ

Độc hại trung bình

Độc hại nặng

Độc hại

rất nặng

Nguy hiểm

1

2

3

4

5

6

7

Mức âm tương đương dBA

 

Cho lao động trực tiếp

≤ 65

66 ÷ 85

86 ÷ 90

91 ÷ 95

96 ÷ 105

106 ÷ 115

≥ 115

Mức rủi ro

Rủi ro rất thấp, có thể bỏ qua

Rủi ro có thể bỏ qua

Rủi ro thấp

Rủi ro trung bình

Rủi ro

cao

Rủi ro
rất cao

Rủi ro cực cao đối với người lao động

Phân loại dưới tác động của các yếu tố hóa học

Đối với các tác nhân độc hại mạnh: H2S, NH3 CH3CHOOH theo nguyên tắc: 1-1-1-1 tức là mức sau cao hơn mức trước một lần tiêu chuẩn cho phép. Thang đánh giá thu được đối với các yếu tố độc hại mạnh:

Mức 1 là khoảng [0;0,5]*TCCP;

Mức 2 là khoảng [0,6; 1,0]*TCCP;

Mức 3 là khoảng [1,1; 2,0]*TCCP;

Mức 4 là khoảng [2,1; 3,0]*TCCP;

Mức 5 là khoảng [3,1; 4,0]*TCCP;

Mức 6 là khoảng [4,1; 5,0]*TCCP;

Mức 7 là khoảng ≥5,1*TCCP

TCCP: đối với khí H2S, NH3 và CH3CHOOH áp dụng theo QCVN 03:2019/BYT: Quy Chuẩn Kỹ Thuật Quốc Gia Giá Trị Giới Hạn Tiếp Xúc Cho Phép Của 50 Yếu Tố Hóa Học Tại Nơi Làm Việc; TCCP:  H2S ≤ 10mg/m3, NH3 ≤ 17mg/m3, CH3COOH ≤ 25mg/m3.

Phân loại chất lượng vệ sinh MTLĐ/điều kiện lao động dưới tác động riêng lẻ và đồng thời của các yếu tố độc hại

Sau khi đo đạc, xác định giá trị chỉ thị chất lượng vệ sinh MTLĐ/điều kiện lao động dưới tác động của từng yếu tố độc hại theo thang 7 mức nêu trên, chúng ta phân loại chất lượng vệ sinh chung của MTLĐ như sau:

- Nếu tại vị trí làm việc, các yếu tố độc hại hoặc chuẩn chỉ thị của nhóm các yếu tố độc hại đều trong phạm vi tối ưu hoặc cho phép thì MTLĐ ở vị trí đó thỏa mãn yêu cầu chất lượng vệ sinh thuộc mức 1 và mức  2. Nếu dù chỉ một yếu tố nào đó, hoặc chuẩn chỉ thị của nhóm các yếu tố độc hại vượt quá TCCP thì MTLĐ tại đó được phân loại chất lượng từ mức 3 đến mức 7, tùy vào mức vượt cụ thể và tổ hợp các mức vượt của chuẩn chỉ thị của các yếu tố độc hại.

- Phân loại chất lượng vệ sinh MTLĐ có tính đến tác động phối hợp giữa các yếu tố độc hại.

Trên cơ sở các số liệu đo đạc MTLĐ chúng ta phân loại chất lượng vệ sinh chung của  MTLĐ theo thang 7 mức xây dựng ở mục trên, như sau:

· Nhận mức chất lượng của yếu tố độc hại cao nhất (mức cao nhất nhận được theo thang 7 mức);

· Trong trường hợp có tác động phối hợp của từ 3 yếu tố trở lên với mức chất lượng 3 – độc hại nhẹ – thì đánh giá chung của MTLĐ sẽ là mức chất lượng 4 – độc hại trung bình;

· Nếu có từ 2 yếu tố trở lên phối hợp với nhau với mức chất lượng 4, 5, 6 – thì đánh giá chung của MTLĐ sẽ tương ứng nhận một mức cao hơn theo thang 7 mức.

- Trong trường hợp giảm thời gian làm việc tiếp xúc với các yếu tố độc hại (bảo vệ NLĐ bằng cách giảm giờ làm) thì có thể được coi là giảm mức độc hại của MTLĐ nhưng không thể không có độc hại (tức tối thiểu mức đánh giá độc hại phải là mức 3).

Khi làm việc với yêu cầu cao về chất lượng vệ sinh, người lao động có thể phải dùng phương tiện bảo vệ cá nhân (PTBVCN). Việc sử dụng PTBVCN hiệu quả có tác dụng làm giảm nguy cơ suy giảm sức khỏe nhưng không làm thay đổi mức chất lượng vệ sinh của MTLĐ

3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

3.1. Kết quả quan trắc môi trường lao động

Kết quả quan trắc môi trường lao động tại các cở sở được thể hiện ở các Bảng 5, Bảng 6, Bảng 7

Bảng 5. Kết quả quan trắc môi trường lao động tại CS1

Chỉ tiêu

ĐVT

(Unit)

Kết quả

K1

K2

K3

K4

K5

K6

K7

Tiếng ồn

dBA

79,7

88,9

86,2

93,2

90,4

85,3

68,0

Ánh sáng

Lux

3120

139

1325

127

202

210

932

H2S

mg/m3

2,18

3,94

2,74

2,81

1,78

0,241

0,252

NH3

mg/m3

2,91

1,86

1,77

2,02

1,23

0,345

0,321

CH3COOH

mg/m3

<0,05

0,203

0,118

0,064

<0,05

<0,05

<0,05

Bảng 6. Kết quả quan trắc môi trường lao động tại CS2

Chỉ tiêu

ĐVT

(Unit)

Kết quả

K1

K2

K3

K4

K5

K6

K7

Tiếng ồn

dBA

85,2

87,3

56,7

93,7

89,4

86,3

72,2

Ánh sáng

Lux

5600

255

722

520

162

360

816

H2S

mg/m3

1,050

3,240

3,340

2,924

3,040

0,175

0,162

NH3

mg/m3

2,77

2,34

2,12

1,81

1,87

0,324

0,291

CH3COOH

mg/m3

<0,05

0,120

0,089

<0,05

<0,05

<0,05

<0,05

Bảng 7. Kết quả quan trắc môi trường lao động tại CS3

Chỉ tiêu

ĐVT

(Unit)

Kết quả

K1

K2

K3

K4

K5

K6

K7

Tiếng ồn

dBA

74,7

78,8

70,3

87,2

93,2

86,2

80,3

Ánh sáng

Lux

2.340

1.033

1.370

1.020

250

140

140

H2S

mg/m3

2,05

2,19

2,56

1,10

0,759

1,05

0,779

NH3

mg/m3

2,79

2,43

2,81

1,79

1,05

0,285

0,467

CH3COOH

mg/m3

<0,05

<0,05

0,083

<0,05

<0,05

<0,05

<0,05

3.2. Kết quả đánh giá ĐKLĐ theo MTLĐ

Kết quả đánh giá điều kiện lao động của các cở sở được khảo sát được thể hiện ở Bảng 8, Bảng 9, Bảng 10

Bảng 8. Kết quả đánh giá điều kiện lao động theo MTLĐ tại CS1

                    Vị trí công việc

Chỉ tiêu

K1

K2

K3

K4

K5

K6

K7

Mức chất lượng vệ sinh MTLĐ

Tiếng ồn

2

3

3

4

4

3

2

Ánh sáng

1

3

1

5

3

3

1

H2S

1

1

1

1

1

1

1

NH3

1

1

1

1

1

1

1

CH3COOH

1

1

1

1

1

1

1

Đánh giá chung

2

3

3

5

4

3

2

Bảng 9. Kết quả đánh giá điều kiện lao động theo MTLĐ tại CS2

                    Vị trí công việc

Chỉ tiêu

K1

K2

K3

K4

K5

K6

K7

Mức chất lượng vệ sinh MTLĐ

Tiếng ồn

3

3

1

4

3

3

2

Ánh sáng

1

3

1

1

2

1

1

H2S

1

1

1

1

1

1

1

NH3

1

1

1

1

1

1

1

CH3COOH

1

1

1

1

1

1

1

Đánh giá chung

3

3

1

4

3

3

2

Bảng 10. Kết quả đánh giá điều kiện lao động theo MTLĐ tại CS3

                    Vị trí công việc

Chỉ tiêu

K1

K2

K3

K4

K5

K6

K7

Mức chất lượng vệ sinh MTLĐ

Tiếng ồn

2

2

2

3

4

3

2

Ánh sáng

1

1

1

1

3

4

4

H2S

1

1

1

1

1

1

1

NH3

1

1

1

1

1

1

1

CH3COOH

1

1

1

1

1

1

1

Đánh giá chung

2

2

2

3

4

4

4

Nhận xét:

Tại cơ sở 1, vị trí K4: ở mức độc hại nặng, vị trí K5: ở mức độc hại trung bình, các vị trí K2, K3, K6 ở mức độc hại nhẹ, vị trí K1 ở mức tốt.

Tại cơ sở 2, vị trí K4: ở mức độc hại trung bình, các vị trí K1, K2, K5, K6 ở mức độc hại nhẹ, vị trí K3, K7 ở mức rất tốt và tốt.

Tại cơ sở 3, tại các vị trí K5, K6, K7: ở mức độc hại trung bình, vị trí K4 ở mức độc hại nhẹ, các vị trí K1, K2, K3 ở mức tốt.

4. KẾT LUẬN

Áp dụng phương pháp VNNIOSH-2017 đánh giá điều kiện lao động tại các cơ sở chế biến mủ cao su khu vực  miền Trung cho thấy ĐKLĐ ở hầu hết các vị trí làm việc ở mức độc hại nhẹ và độc hại trung bình.

Đặc biệt một vị trí làm việc có điều kiện lao động ở mức độc hại nặng K4: cán mỏng ở cơ sở 1. Khuyến nghị doanh nghiệp có các biện pháp can thiệp kịp thời để cải thiện ĐKLĐ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Anh Tuấn (2009), "Phát triển ngành cao-su hiệu quả, bền vững đến năm 2030", truy cập lần cuối ngày 15/4/2021. Từ <https://nhandan.com.vn/nhan-dinh/phat-trien-nganh-cao-su-hieu-qua-va-ben-vung-den-nam-2030-376116/>

[2]. Phạm Thị Kim Nhung, Hồ Thanh Tú, Nguyễn Thị Thu Giang (2020), "Điều kiện lao động và nguy cơ rủi ro sức khỏe nghề nghiệp của người lao động sản xuất bao bì giấy khu vực phía Nam",Tạp chí An toàn – Sức khỏe và Môi trường lao động, Số 4,5&6-2020.

[3]. Nguyễn Thế Lập, Nhan Hồng Quang (2020), "Đánh giá điều kiện lao động tại một số cơ sở chế biến gỗ khu vực miền Trung theo phương pháp VNNIOSH-2017".Tạp chí An toàn – Sức khỏe và Môi trường lao động, Số1,2&3-2020.

[4]. Đỗ Trần Hải, Phạm Quốc Quân (2020), "Phương pháp xác định rủi ro an toàn và sức khỏe nghề nghiệp ở cơ sở sản xuất công nghiệp",Tạp chí An toàn – Sức khỏe và Môi trường lao động, Số1,2&3-2020.

[5]. Đỗ Trần Hải, Nguyễn Thắng Lợi, Phạm Quốc Quân (2020), "Phân loại chất lượng vệ sinh môi trường lao động và rủi ro sức khỏe nghề nghiệp do tác động của các yếu tố vật lý",Tạp chí An toàn – Sức khỏe và Môi trường lao động, Số1,2&3-2020.

 

ThS. Nguyễn Thành Trung*, Trần Thị Kim Anh

Phân viện Khoa học An toàn vệ sinh lao động và bảo vệ môi trường miền Trung

Tìm kiếm bài viết

Video

Ảnh hoạt động

IMG_8493 IMG_8515F IMG_8505 IMG_8488 IMG_8498 20150504_102136 20151212_151529 Ly mu cc yu t c hi khu vc may

Thông tin liên hệ

TRẠM QUAN TRẮC VÀ PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG

Địa chỉ: 99 Trần Quốc Toản, Phường Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm - thành phố Hà Nội.

Điện thoại: (+8424) 22172473; 22172480 - Fax: (8424) 3822 3011

Hotline: 0941042838

Email: [email protected] 

Website: https://Wemos.vn/

Cơ quan quyết định thành lập: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Cơ quan quản lý trực tiếp: Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động.

 

Dịch vụ

Thế mạnh đơn vị

Bản đồ

Thông tin được đăng tải có tính chất tham khảo, không có giá trị về mặt pháp lý

  • zalo-circle