WEMOS cung cấp các dịch vụ An toàn vệ sinh lao động và môi trường chuyên nghiệp cho khách hàng; đóng góp cơ sở khoa học hàng đầu để xây dựng chính sách bảo vệ người lao động. Dịch vụ của chúng tôi bao gồm:
1. Quan trắc môi trường lao động:
- Quan trắc các yếu tố có hại trong khu vực làm việc:
+ Các yếu tố vi khí hậu bất lợi: Nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, bức xạ nhiệt
+ Các yếu tố vật lý: Tiếng ồn và rung chuyển theo dải tần số, ánh sáng, các yếu tố phóng xạ, Điện từ trường, bức xạ tử ngoại,…
+ Các yếu tố bụi các loại (bụi silic, bụi kim loại, bụi bông, bụi amiăng,…): hơi khí độc thông thường và các yếu tố hóa học đặc thù như Ethylene oxyt, Diisocyanates, PGME, EGBE, EGEEA,… theo các phương pháp hiện đại của NIOSH, OSHA, ASTM, USEPA.
- Đánh giá các yếu tố tiếp xúc nghề nghiệp: yếu tố vi sinh vật, di ứng, mẫn cảm, dung môi, hóa chất,…
- Đánh giá các yếu tố tâm sinh lý lao động và ec-gô-nô-my: đánh giá gánh nặng thần kinh tâm lý, đánh giá ec-gô-nô-my,…
- Đánh giá xác định, phân loại lao động.
- Đánh giá xác định ngành nghề nặng nhọc độc hại, nặng nhọc độc hại nguy hiểm.
- Quan trắc đánh giá chất lượng môi trường lao động tuân thủ các yêu cầu, tiêu chuẩn kỹ thuật của khách hàng.
• Tư vấn thực hiện:
(1) Lập Báo cáo quan trắc môi trường lao động;
(2) Lập hồ sơ vệ sinh lao động;
(3) Báo cáo đánh giá phân loại lao động;
- 2. Quan trắc môi trường:
Thực hiện quan trắc các đối tượng môi trường theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng môi trường Việt Nam quy định như:
- Quan trắc chất lượng môi trường không khí xung quanh;
- Quan trắc chất lượng các nguồn thải: nước thải, khí thải, Bùn thải, Chất thải rắn;
- Quan trắc chất lượng đất, trầm tích;
- Quan trắc chất lượng nước mặt, nước dưới đất, nước biển ven bờ;
- Quan trắc chất lượng nước mưa;
- Quan trắc chất lượng nước sạch và nước đóng chai;
- .v.v.
• Tư vấn thực hiện:
(1) Lập báo cáo Quan trắc môi trường định kỳ (quý, năm) theo quy định của pháp luật.
(2) Lập báo cáo đánh giá chất lượng môi trường theo đặt hàng.
(3) Đánh giá hiệu quả các hệ thống xử lý môi trường (khí thải, nước thải,...).
3. Lập hồ sơ bảo vệ môi trường:
- Lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược.
- Lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường.
- Lập hồ sơ xin cấp Giấy phép môi trường và Đăng ký môi trường
4. Các dịch vụ cải thiện điều kiện làm việc tư vấn các giải pháp kỹ thuật cải thiện điều kiện làm việc:
- Thiết kế xây dựng hệ thống chống ồn, rung, các loại bức xạ;
- Thiết kế xây dựng hệ thống thông gió công nghiệp, thông gió nhà xưởng;
- Thiết kế xây dựng hệ thống hút và xử lý bụi, hơi khí độc;
- Thiết kế xây dựng hệ thống chiếu sáng công nghiệp;
- Đánh giá và tư vấn thiết kế, cải tiến điều kiện tư thế, vị trí làm việc của người lao động;
- Tư vấn cải thiện chất lượng không khí trong nhà;
******************************
MỘT SỐ THÔNG TIN THAM KHẢO:
• Quan trắc môi trường lao động là gì? Quy trình thực hiện quan trắc môi trường lao động gồm những gì?
Quan trắc môi trường lao động: là hoạt động thu thập, đánh giá số liệu đo lường các yếu tố trong môi trường lao động tại nơi làm việc để có các giải pháp nhằm giảm thiểu tác hại đối với sức khỏe, phòng chống bệnh nghề nghiệp.
Quan trắc môi trường lao động được quy định tại Điều 18 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 có nêu về kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc như sau:
- Người sử dụng lao động phải tổ chức đánh giá, kiểm soát yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc để đề ra các biện pháp kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe cho người lao động; thực hiện các biện pháp khử độc, khử trùng cho người lao động làm việc ở nơi có yếu tố gây nhiễm độc, nhiễm trùng.
- Đối với yếu tố có hại được Bộ trưởng Bộ Y tế quy định giới hạn tiếp xúc cho phép để kiểm soát tác hại đối với sức khỏe người lao động thì người sử dụng lao động phải tổ chức quan trắc môi trường lao động để đánh giá yếu tố có hại ít nhất một lần trong một năm. Đơn vị tổ chức quan trắc môi trường lao động phải có đủ điều kiện về cơ sở, vật chất, trang thiết bị và nhân lực.
- Đối với yếu tố nguy hiểm thì người sử dụng lao động phải thường xuyên kiểm soát, quản lý đúng yêu cầu kỹ thuật nhằm bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc và ít nhất một lần trong một năm phải tổ chức kiểm tra, đánh giá yếu tố này theo quy định của pháp luật.
- Ngay sau khi có kết quả quan trắc môi trường lao động để đánh giá yếu tố có hại và kết quả kiểm tra, đánh giá, quản lý yếu tố nguy hiểm tại nơi làm việc, người sử dụng lao động phải:
+ Thông báo công khai cho người lao động tại nơi quan trắc môi trường lao động và nơi được kiểm tra, đánh giá, quản lý yếu tố nguy hiểm;
+ Cung cấp thông tin khi tổ chức công đoàn, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền yêu cầu;
+ Có biện pháp khắc phục, kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc nhằm bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe cho người lao động.
- Nghị định 44/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động. Cụ thể:
Điều 35 Nghị định 44/2016/NĐ-CP quy định về nguyên tắc thực hiện quan trắc môi trường lao động, cụ thể:
* Thực hiện quan trắc đầy đủ yếu tố có hại được liệt kê trong Hồ sơ vệ sinh lao động do cơ sở lao động lập.
Khoản 3 Điều 33 Nghị định 44/2016/NĐ-CP quy định: Đối với nghề, công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc độc hại nguy hiểm, khi quan trắc môi trường lao động phải thực hiện đánh giá gánh nặng lao động và một số chỉ tiêu tâm sinh lý lao động Ec-gô-nô-my.
* Quan trắc môi trường lao động thực hiện theo đúng kế hoạch đã lập giữa cơ sở lao động và tổ chức đủ điều kiện thực hiện quan trắc môi trường lao động.
* Quan trắc môi trường lao động bảo đảm như sau:
- Thực hiện trong thời gian cơ sở lao động đang tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh;
- Lấy mẫu theo phương pháp lấy mẫu cá nhân và vị trí lấy mẫu được đặt tại vùng có khả năng ảnh hưởng đến người lao động;
- Đối với quan trắc môi trường lao động bằng phương pháp phát hiện nhanh khi kết quả có nghi ngờ, tổ chức quan trắc môi trường lao động lấy mẫu, phân tích bằng phương pháp phù hợp tại phòng xét nghiệm đủ tiêu chuẩn.
* Yếu tố có hại cần quan trắc, đánh giá được bổ sung cập nhật trong Hồ sơ vệ sinh lao động trong trường hợp sau đây:
- Có thay đổi về quy trình công nghệ, quy trình sản xuất hoặc khi thực hiện cải tạo, nâng cấp cơ sở lao động mà có nguy cơ phát sinh yếu tố nguy hại mới đối với sức khỏe người lao động;
- Tổ chức quan trắc môi trường lao động đề xuất bổ sung khi thực hiện quan trắc môi trường lao động;
- Theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
Căn cứ xây dựng kế hoạch quan trắc môi trường lao động
Tại Điều 36 Nghị định 44/2016/NĐ-CP , căn cứ xây dựng kế hoạch quan trắc môi trường lao động được quy định:
* Hồ sơ vệ sinh lao động của cơ sở lao động, quy trình sản xuất kinh doanh và số lượng người lao động làm việc tại bộ phận có yếu tố có hại để xác định số lượng yếu tố có hại cần quan trắc, số lượng mẫu cần lấy và vị trí lấy mẫu đối với mỗi yếu tố có hại.
* Số người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm tại cơ sở lao động.
* Yếu tố vi sinh vật, dị nguyên, yếu tố gây dị ứng, ung thư và các yếu tố có hại khác có khả năng gây ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động mà chưa được xác định trong Hồ sơ vệ sinh lao động.
Quy trình thực hiện quan trắc môi trường lao động gồm những gì?
- Điều 37 Nghị định 44/2016/NĐ-CP quy định về quy trình thực hiện quan trắc môi trường lao động như sau:
* Trước khi thực hiện quan trắc môi trường lao động, tổ chức quan trắc môi trường lao động đảm bảo máy móc, thiết bị phục vụ quan trắc môi trường lao động được hiệu chỉnh, hiệu chuẩn theo đúng quy định của pháp luật.
* Thực hiện đúng và đầy đủ quy trình quan trắc môi trường lao động đã cam kết.
* Thông báo trung thực kết quả quan trắc môi trường lao động cho người sử dụng lao động.
* Trường hợp kết quả quan trắc môi trường lao động không bảo đảm, cơ sở lao động thực hiện như sau:
- Triển khai biện pháp cải thiện điều kiện lao động, giảm thiểu yếu tố có hại và phòng chống bệnh nghề nghiệp;
- Tổ chức khám sức khỏe phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp và bệnh liên quan đến nghề nghiệp cho người lao động ở các vị trí có môi trường lao động không đảm bảo;
- Bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động theo quy định của pháp luật về lao động.
Các yếu tố có hại cần quan trắc môi trường lao động
Căn cứ quy định tại phụ lục 1, Nghị định 39/2016/NĐ-CP và tình hình thực tế của các cơ sở lao động, các yếu tố có hại thường thực hiện trong chương trình quan trắc môi trường lao động định kỳ bao gồm:
· Nhóm yếu tố vi khí hậu: Nhiệt độ, độ ẩm, vận tốc gió, bức xạ nhiệt;
· Nhóm yếu tố vật lý: Ánh sáng, tiếng ồn, độ rung, điện từ trường tần số công nghiệp, điện từ trường tần số cao, bức xạ ion hóa (Tia X, tia phóng xạ…), bức xạ không ion hóa (Tia UV tử ngoại…);
· Nhóm yếu tố bụi các loại: bụi silic, bụi kim loại (asen, thủy ngân, cadmi, chì,…), bụi bông, bụi amiăng,…, Bụi toàn phần, bụi hô hấp, bụi mịn...
· Nhóm yếu tố hóa học, hơi khí độc thông thường (NOx, SO2, CO, CO2, Hơi axit, Ozon, H2S, mercaptan,…) và các yếu tố hóa học như Ethylene oxit, Diisocyanates, PGME, EGBE, EGEEA, aldehydes…. Và các loại hóa chất bay hơi – VOC, các loại hợp chất khó phân hủy,…;
· Nhóm yếu tố vi sinh: Tổng nấm, tổng vi khuẩn hiếu khí,…
· Nhóm yếu tố tâm sinh lý lao động và Ergonomics (gánh nặng lao động thể lực, căng thẳng thần kinh tâm lý, căng thẳng thần kinh – giác quan, tư thế lao động,…).
· Các yếu tố về tổ chức lao động: bố trí vị trí lao động, phương pháp hoạt động, thao tác làm việc, chế độ lao động và nghỉ ngơi, chế độ ca làm việc, thời gian lao động,…
Quản lý, lưu trữ kết quả quan trắc môi trường lao động
Tại Điều 38 Nghị định 44/2016/NĐ-CP quy định quản lý, lưu trữ kết quả quan trắc môi trường lao động như sau:
- Kết quả quan trắc môi trường lao động lập theo Mẫu số 04 Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 44 và được lập thành 02 bản: 01 bản gửi cơ sở lao động đã ký hợp đồng thực hiện quan trắc môi trường lao động và 01 bản lưu tại tổ chức thực hiện quan trắc môi trường lao động.
- Thời gian lưu giữ kết quả quan trắc môi trường lao động thực hiện theo quy định của pháp luật.
Vi phạm quy định về quan trắc môi trường lao động sẽ bị xử phạt như thế nào theo quy định mới nhất hiện nay?
Theo khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và khoản 7 Điều 27 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về việc xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về quan trắc môi trường lao động như sau:
(1) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức hoạt động quan trắc môi trường lao động có một trong các hành vi sau: không thực hiện báo cáo kết quả hoạt động hằng năm cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định; không thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền khi có thay đổi về địa chỉ trụ sở, chi nhánh; không tham gia khóa huấn luyện cập nhật kiến thức về chính sách pháp luật, khoa học công nghệ về quan trắc môi trường lao động theo quy định.
(2) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động khi không công bố công khai cho người lao động tại nơi quan trắc môi trường lao động và nơi được kiểm tra, đánh giá, quản lý yếu tố nguy hiểm biết ngay sau khi có kết quả quan trắc môi trường lao động và kết quả kiểm tra, đánh giá, quản lý yếu tố nguy hiểm tại nơi làm việc.
(3) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không tiến hành quan trắc môi trường lao động để kiểm soát tác hại đối với sức khỏe người lao động theo quy định của pháp luật.
(4) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi phối hợp với tổ chức hoạt động quan trắc môi trường lao động gian lận trong hoạt động quan trắc môi trường lao động nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
(5) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với tổ chức hoạt động quan trắc môi trường lao động có một trong các hành vi sau: phối hợp với người sử dụng lao động gian lận trong hoạt động quan trắc môi trường lao động nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; tiến hành quan trắc môi trường lao động không theo nguyên tắc, quy trình được pháp luật quy định.
(6) Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với tổ chức hoạt động quan trắc môi trường lao động có hành vi cung cấp kết quả quan trắc môi trường mà không thực hiện quan trắc môi trường theo quy định hoặc thực hiện quan trắc môi trường lao động trong thời gian bị đình chỉ hoạt động quan trắc môi trường lao động.
(7) Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với doanh nghiệp, tổ chức cung cấp dịch vụ quan trắc môi trường lao động khi có một trong các hành vi sau đây:
- Cung cấp dịch vụ quan trắc môi trường lao động nhưng chưa được công bố đủ điều kiện hoạt động quan trắc môi trường lao động theo quy định của pháp luật;
- Sử dụng nhân lực thực hiện quan trắc môi trường lao động không đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật;
- Không duy trì đủ điều kiện hoạt động quan trắc môi trường lao động đã công bố trong suốt quá trình hoạt động.
Lưu ý: theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP , mức phạt quy định trên đây là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, theo những quy định nêu trên, nếu doanh nghiệp không tiến hành quan trắc môi trường lao động để kiểm soát tác hại đối với sức khỏe người lao động thì có thể sẽ bị phạt tiền từ 40 - 80 triệu đồng (mức phạt đối với tổ chức).
• Quan trắc môi trường là gì? Những đối tượng nào phải được quan trắc môi trường?
Quan trắc môi trường: là việc theo dõi liên tục, định kỳ, đột xuất, có hệ thống về thành phần môi trường, các nhân tố tác động đến môi trường, chất thải nhằm cung cấp thông tin đánh giá hiện trạng môi trường, diễn biến chất lượng môi trường và tác động xấu đến môi trường.
Những đối tượng nào phải được quan trắc môi trường?
Căn cứ Điều 108 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về đối tượng quan trắc môi trường như sau:
- Thành phần môi trường phải được quan trắc bao gồm:
+ Môi trường nước gồm nước mặt, nước dưới đất, nước biển;
+ Môi trường không khí xung quanh;
+ Môi trường đất, trầm tích;
+ Đa dạng sinh học;
+ Tiếng ồn, độ rung, bức xạ, ánh sáng
- Nguồn thải, chất thải, chất ô nhiễm phải được quan trắc bao gồm:
+ Nước thải, khí thải;
+ Chất thải công nghiệp phải kiểm soát để phân định chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật;
+ Phóng xạ;
+ Chất ô nhiễm khó phân hủy phát thải và tích tụ trong môi trường;
+ Các chất ô nhiễm khác.
Việc quan trắc nước thải, quan trắc bụi và khí thải công nghiệp được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 111 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về quan trắc nước thải như sau:
- Đối tượng phải quan trắc nước thải định kỳ bao gồm:
+ Khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp xả nước thải ra môi trường;
+ Dự án đầu tư, cơ sở có lưu lượng xả nước thải lớn ra môi trường.
(1) Quan trắc nước thải
Quan trắc nước thải định kỳ được quy định tại khoản 3, điều 97, Mục 2, Nghị định 08/2022/NĐ-CP ban hành ngày 10/01/2022 quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ môi trường, cụ thể:
a) Thông số quan trắc và tần suất quan trắc nước thải định kỳ được quy định cụ thể trong giấy phép môi trường. Thông số quan trắc được xác định theo các căn cứ sau đây: quy chuẩn kỹ thuật môi trường về nước thải; loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; nhiên liệu, nguyên liệu và hóa chất sử dụng; công nghệ sản xuất, công nghệ xử lý chất thải; các thông số vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường được phát hiện thông qua hoạt động kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về môi trường; theo đề nghị của chủ dự án, cơ sở.
Cơ quan cấp giấy phép môi trường không được yêu cầu quan trắc thêm các thông số khác mà không dựa trên các căn cứ quy định tại điểm này;
b) Đối với dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoạt động liên tục: Tần suất quan trắc nước thải định kỳ là 03 tháng/lần đối với trường hợp phải thực hiện đánh giá tác động môi trường và 06 tháng/lần đối với trường hợp còn lại.
Đối với dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoạt động theo thời vụ thuộc đối tượng thực hiện đánh giá tác động môi trường: tần suất quan trắc định kỳ là 01 lần trong trường hợp hoạt động thời vụ từ 03 tháng trở xuống; 02 lần trong trường hợp hoạt động thời vụ dài hơn 03 tháng đến 06 tháng; 03 lần trong trường hợp hoạt động thời vụ dài hơn 06 tháng đến dưới 09 tháng; 04 lần trong trường hợp hoạt động thời vụ dài hơn 09 tháng; bảo đảm thời gian giữa hai lần quan trắc tối thiểu là 03 tháng.
Đối với dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoạt động theo thời vụ không thuộc đối tượng thực hiện đánh giá tác động môi trường: tần suất quan trắc định kỳ là 01 lần trong trường hợp hoạt động thời vụ từ 06 tháng trở xuống; 02 lần trong trường hợp hoạt động thời vụ dài hơn 06 tháng; bảo đảm thời gian giữa hai lần quan trắc tối thiểu là 06 tháng.
Riêng đối với các thông số tổng hóa chất bảo vệ thực vật clo hữu cơ, tổng hóa chất bảo vệ thực vật phốt pho hữu cơ, tổng Polychlorinated Biphenyl (PCB), Dioxin, Halogen hữu cơ dễ bị hấp thụ (nếu có), tần suất là 01 năm/lần cho tất cả các trường hợp nêu trên.
(2) Quan trắc bụi và khí thải công nghiệp
Căn cứ Điều 112 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về quan trắc bụi và khí thải công nghiệp như sau:
- Đối tượng phải quan trắc bụi, khí thải công nghiệp định kỳ gồm dự án đầu tư, cơ sở có lưu lượng xả thải lớn ra môi trường.
- Việc quan trắc bụi, khí thải công nghiệp định kỳ phải bảo đảm thời gian, tần suất, thông số theo quy định của pháp luật.
Quan trắc khí thải công nghiệp định kỳ được quy định tại khoản 4, điều 98, Mục 2, Nghị định 08/2022/NĐ-CP ban hành ngày 10/01/2022 quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ môi trường, cụ thể:
a) Thông số quan trắc và tần suất quan trắc bụi, khí thải công nghiệp định kỳ được quy định cụ thể trong giấy phép môi trường. Thông số quan trắc bụi, khí thải công nghiệp được xác định theo các căn cứ sau đây: quy chuẩn kỹ thuật môi trường; loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; nhiên liệu, nguyên liệu và hóa chất sử dụng; công nghệ sản xuất, công nghệ xử lý chất thải; các thông số vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường được phát hiện thông qua hoạt động kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về môi trường; theo đề nghị của chủ dự án, cơ sở.
Cơ quan cấp giấy phép môi trường không được yêu cầu quan trắc thêm các thông số khác mà không dựa trên các căn cứ quy định tại điểm này;
b) Đối với dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoạt động liên tục thuộc đối tượng thực hiện đánh giá tác động môi trường: tần suất quan trắc bụi, khí thải công nghiệp định kỳ là 06 tháng/lần đối với các thông số: kim loại nặng, hợp chất hữu cơ (nếu có), 01 năm/lần đối với thông số Dioxin/Furan (nếu có) và 03 tháng/lần đối với các thông số còn lại.
Đối với dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoạt động liên tục không thuộc đối tượng thực hiện đánh giá tác động môi trường: tần suất quan trắc bụi, khí thải công nghiệp định kỳ là 01 năm/lần đối với các thông số: kim loại nặng, hợp chất hữu cơ (nếu có), Dioxin/Furan (nếu có) và 06 tháng/lần đối với các thông số còn lại.
Đối với dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoạt động theo thời vụ thuộc đối tượng thực hiện đánh giá tác động môi trường: tần suất quan trắc bụi, khí thải công nghiệp định kỳ đối với các thông số kim loại nặng, hợp chất hữu cơ (nếu có) là 01 lần trong trường hợp hoạt động thời vụ từ 06 tháng trở xuống, 02 lần trong trường hợp hoạt động thời vụ trên 06 tháng; tần suất quan trắc Dioxin/Furan (nếu có) là 01 lần/năm. Đối với các thông số còn lại, tần suất quan trắc là 01 lần trong trường hợp hoạt động thời vụ từ 03 tháng trở xuống; 02 lần trong trường hợp hoạt động thời vụ dài hơn 03 tháng đến 06 tháng; 03 lần trong trường hợp hoạt động thời vụ dài hơn 06 tháng đến dưới 09 tháng; 04 lần trong trường hợp hoạt động thời vụ dài hơn 09 tháng; bảo đảm thời gian giữa hai lần quan trắc tối thiểu là 03 tháng.
Đối với dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoạt động theo thời vụ không thuộc đối tượng thực hiện đánh giá tác động môi trường: tần suất quan trắc bụi, khí thải công nghiệp định kỳ đối với các thông số kim loại nặng, hợp chất hữu cơ (nếu có) là 01 lần trong trường hợp hoạt động thời vụ từ 06 tháng trở xuống, 02 lần trong trường hợp hoạt động thời vụ trên 06 tháng; tần suất quan trắc Dioxin/Furan (nếu có) là 01 lần/năm. Đối với các thông số còn lại, tần suất quan trắc định kỳ là 01 lần trong trường hợp hoạt động thời vụ từ 06 tháng trở xuống; 02 lần trong trường hợp hoạt động thời vụ dài hơn 06 tháng; bảo đảm thời gian giữa hai lần quan trắc tối thiểu là 06 tháng
Thông số và phương pháp quan trắc môi trường: thực hiện theo hướng dẫn của Thông tư 10/2021/TT-BTNMT và các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.
• Giấy phép môi trường là gì? Hồ sơ, trình tự thủ tục cấp giấy phép môi trường cần thực hiện gì?
Giấy phép môi trường: là văn bản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được phép xả chất thải ra môi trường, quản lý chất thải, nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất kèm theo yêu cầu, điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
Nội dung giấy phép môi trường cần những gì?
Tại Điều 40 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định nội dung giấy phép môi trường được quy định như sau:
"Điều 40. Nội dung giấy phép môi trường
1. Nội dung giấy phép môi trường gồm thông tin chung về dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp; nội dung cấp phép môi trường; yêu cầu về bảo vệ môi trường; thời hạn của giấy phép môi trường; nội dung khác (nếu có).
2. Nội dung cấp phép môi trường bao gồm:
a) Nguồn phát sinh nước thải; lưu lượng xả nước thải tối đa; dòng nước thải; các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải; vị trí, phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải;
b) Nguồn phát sinh khí thải; lưu lượng xả khí thải tối đa; dòng khí thải; các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải; vị trí, phương thức xả khí thải;
c) Nguồn phát sinh và giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung;
d) Công trình, hệ thống thiết bị xử lý chất thải nguy hại; mã chất thải nguy hại và khối lượng được phép xử lý, số lượng trạm trung chuyển chất thải nguy hại, địa bàn hoạt động đối với dự án đầu tư, cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại;
đ) Loại, khối lượng phế liệu được phép nhập khẩu đối với dự án đầu tư, cơ sở có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất
3. Yêu cầu về bảo vệ môi trường bao gồm:
a) Có công trình, biện pháp thu gom, xử lý nước thải, khí thải, giảm thiểu tiếng ồn, độ rung đáp ứng yêu cầu; trường hợp xả nước thải vào công trình thủy lợi phải có các yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với nguồn nước công trình thủy lợi;
b) Có biện pháp, hệ thống, công trình, thiết bị lưu giữ, vận chuyển, trung chuyển, sơ chế, xử lý đáp ứng yêu cầu quy trình kỹ thuật và quản lý đối với dự án đầu tư, cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại;
c) Có kho, bãi lưu giữ phế liệu đáp ứng quy định; hệ thống thiết bị tái chế; phương án xử lý tạp chất; phương án tái xuất đối với dự án đầu tư, cơ sở có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất;
d) Có kế hoạch quản lý và giám sát môi trường, kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường; trang thiết bị, công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường, quan trắc môi trường;
đ) Quản lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại; cải tạo, phục hồi môi trường; bồi hoàn đa dạng sinh học theo quy định của pháp luật;
e) Yêu cầu khác về bảo vệ môi trường (nếu có).
4. Thời hạn của giấy phép môi trường được quy định như sau:
a) 07 năm đối với dự án đầu tư nhóm I;
b) 07 năm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành có tiêu chí về môi trường như dự án đầu tư nhóm I;
c) 10 năm đối với đối tượng không thuộc quy định tại điểm a và điểm b khoản này;
d) Thời hạn của giấy phép môi trường có thể ngắn hơn thời hạn quy định tại các điểm a, b và c khoản này theo đề nghị của chủ dự án đầu tư, cơ sở, chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp (sau đây gọi chung là chủ dự án đầu tư, cơ sở).
5. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành mẫu giấy phép môi trường."
Thẩm quyền cấp giấy phép môi trường do ai phê duyệt?
Điều 41 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về thẩm quyền cấp giấy phép môi trường:
- Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy phép môi trường đối với các đối tượng sau đây, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này:
+ Đối tượng quy định tại Điều 39 của Luật này đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường;
+ Đối tượng quy định tại Điều 39 của Luật này nằm trên địa bàn từ 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên hoặc nằm trên vùng biển chưa xác định trách nhiệm quản lý hành chính của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; cơ sở có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất, cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại.
- Bộ Quốc phòng, Bộ Công an cấp giấy phép môi trường đối với các dự án đầu tư, cơ sở thuộc bí mật nhà nước về quốc phòng, an ninh.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép môi trường đối với các đối tượng sau đây, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này:
+ Dự án đầu tư nhóm II quy định tại Điều 39 của Luật này;
+ Dự án đầu tư nhóm III quy định tại Điều 39 của Luật này nằm trên địa bàn từ 02 đơn vị hành chính cấp huyện trở lên;
+ Đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 39 của Luật này đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Bộ, cơ quan ngang Bộ phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.
- Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy phép môi trường đối với đối tượng quy định tại Điều 39 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
Theo đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ Quốc phòng, Bộ Công an; Ủy ban nhân dân cấp huyện sẽ cấp giấy phép môi trường tùy theo từng trường hợp như trên.
Hồ sơ, trình tự thủ tục cấp giấy phép môi trường cần thực hiện những gì?
Tại Điều 43 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp giấy phép môi trường như sau:
(1) Về hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường
- Văn bản đề nghị cấp giấy phép môi trường;
- Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường;
- Tài liệu pháp lý và kỹ thuật khác của dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp.
(2) Về trình tự, thủ tục cấp giấy phép môi trường
- Chủ dự án đầu tư, cơ sở gửi hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường đến cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 41 của Luật này. Hồ sơ được gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc bản điện tử thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến;
- Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường có trách nhiệm tổ chức tiếp nhận và kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ; công khai nội dung báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường, trừ thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật; tham vấn ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; kiểm tra thực tế thông tin dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp; tổ chức việc thẩm định, cấp giấy phép môi trường.
Quy trình tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính và thông báo kết quả được thực hiện trực tiếp, qua đường bưu điện hoặc gửi bản điện tử thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến theo đề nghị của chủ dự án đầu tư, cơ sở;
- Trường hợp dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp có hoạt động xả nước thải vào công trình thủy lợi, cơ quan cấp giấy phép môi trường phải lấy ý kiến bằng văn bản và đạt được sự đồng thuận của cơ quan nhà nước quản lý công trình thủy lợi đó trước khi cấp giấy phép môi trường;
- Trường hợp dự án đầu tư, cơ sở nằm trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp, cơ quan cấp giấy phép môi trường phải lấy ý kiến bằng văn bản của chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp đó trước khi cấp giấy phép môi trường.
* Lưu ý: Việc cấp giấy phép môi trường được thực hiện trên cơ sở thẩm định báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường thành lập hội đồng thẩm định, đoàn kiểm tra theo quy định của Chính phủ.
Đối với dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp có hoạt động xả nước thải vào công trình thủy lợi, trong thành phần hội đồng thẩm định báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường, đoàn kiểm tra phải có đại diện cơ quan nhà nước quản lý công trình thủy lợi đó.
Cơ quan nhà nước quản lý công trình thủy lợi có trách nhiệm cử thành viên tham gia hội đồng thẩm định, đoàn kiểm tra, có ý kiến bằng văn bản về việc cấp giấy phép môi trường trong thời hạn lấy ý kiến; trường hợp hết thời hạn lấy ý kiến mà không có văn bản trả lời thì được coi là đồng thuận với việc cấp giấy phép môi trường.
Đánh giá tác động môi trường là gì?
Theo cập nhật mới nhất năm 2022, Căn cứ Khoản 7, điều 3, luật BVMT 72/2020/QH14 quy định. Đánh giá tác động môi trường là quá trình phân tích, đánh giá, nhận dạng, dự báo tác động đến môi trường của dự án đầu tư và đưa ra biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường.
Đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường?
Căn cứ điều 30, luật BVMT 72/2020/QH14 quy định Đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường bao gồm như sau:
I. Dự án đầu tư nhóm I quy định tại khoản 3 Điều 28 của Luật BVMT 72/2020/QH14. Nhóm I là dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường mức độ cao, bao gồm:
1. Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất lớn; dự án thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại; dự án có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất:
2. Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường; dự án không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất lớn nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
3. Dự án sử dụng đất, đất có mặt nước, khu vực biển với quy mô lớn hoặc với quy mô trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
4. Dự án khai thác khoáng sản, tài nguyên nước với quy mô, công suất lớn hoặc với quy mô, công suất trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
5. Dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất quy mô trung bình trở lên nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
6. Dự án có yêu cầu di dân, tái định cư với quy mô lớn;
Căn cứ Khoản 3, điều 28, luật BVMT 72/2020/QH14; (Tra cứu danh mục dự án tại Phụ lục III – Nghị định 08/2022/NĐ-CP )
II. Dự án đầu tư nhóm II quy định tại các điểm c, d, đ và e khoản 4 Điều 28 của Luật BVMT 72/2020/QH14. Nhóm II là dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường, bao gồm:
1. Dự án sử dụng đất, đất có mặt nước, khu vực biển với quy mô trung bình hoặc với quy mô nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
2. Dự án khai thác khoáng sản, tài nguyên nước với quy mô, công suất trung bình hoặc với quy mô, công suất nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
3. Dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất với quy mô nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
4. Dự án có yêu cầu di dân, tái định cư với quy mô trung bình.
Căn cứ điểm c, d, đ và e, khoản 4, điều 28, luật BVMT 72/2020/QH14; (Tra cứu danh mục dự án tại Phụ lục IV – nghị định 08/2022/NĐ-CP)
III. Lưu ý: Dự án đầu tư công khẩn cấp theo quy định của pháp luật về đầu tư công không phải thực hiện đánh giá tác động môi trường
Công suất của dự án đầu tư thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này được xác định trong hồ sơ đề xuất dự án đầu tư, báo cáo nghiên cứu khả thi, báo cáo kinh tế - kỹ thuật hoặc các tài liệu tương đương của dự án được phân thành 03 loại: lớn, trung bình và nhỏ.
Căn cứ Khoản 2, điều 25, nghị định 08/2022/NĐ-CP
Cơ quan thẩm định hồ sơ đánh giá tác động môi trường?
Căn cứ Điều 35, luật BVMT 72/2020/QH14 quy định cơ quan thẩm định hồ sơ đánh giá tác động môi trường như sau:
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (BTNMT)
a, Dự án đầu tư nhóm I quy định tại khoản 3 Điều 28 của Luật này;
b, Dự án đầu tư nhóm II quy định tại các điểm c, d, đ và e khoản 4 Điều 28 của Luật này thuộc thẩm quyền quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ; dự án đầu tư nằm trên địa bàn từ 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên; dự án đầu tư nằm trên vùng biển chưa xác định trách nhiệm quản lý hành chính của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; dự án đầu tư thuộc thẩm quyền cấp giấy phép khai thác khoáng sản, cấp giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước, cấp giấy phép nhận chìm ở biển, quyết định giao khu vực biển của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
2. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án đầu tư thuộc bí mật nhà nước về quốc phòng, an ninh.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án đầu tư trên địa bàn, trừ đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Đề nghị hướng dẫn thủ tục thẩm định đánh giá sơ bộ tác động môi trường. Đánh giá sơ bộ tác động môi trường có thẩm định tại cấp tỉnh hay không?
- Theo quy định tại khoản 4 Điều 29 Luật BVMT 2020 , đánh giá sơ bộ tác động môi trường không phải là thủ tục hành chính được thẩm định riêng mà được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét đồng thời với hồ sơ đề nghị quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư. Theo đó, nội dung đánh giá sơ bộ tác động môi trường là một phần nội dung trong báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng, báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư và các báo cáo, hồ sơ này sẽ được thẩm định theo trình tự quy định của pháp luật về đầu tư công, đầu tư, xây dựng, đầu tư theo phương thức đối tác công tư.
- Đối với trường hợp dự án đầu tư nhóm I nhưng thuộc thẩm quyền chấp thuận, quyết định chủ trương đầu tư của địa phương theo pháp luật có liên quan, thì nội dung đánh giá sơ bộ tác động môi trường sẽ được xem xét, thẩm định tại địa phương theo thẩm quyền.
Đối tượng phải đánh giá sơ bộ tác động môi trường là dự án thuộc nhóm I và phải lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng, báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư theo pháp luật về đầu tư công, đầu tư, xây dựng, đầu tư theo phương thức đối tác công tư.
• Đánh giá tác động môi trường là gì? Đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường?
Đánh giá tác động môi trường là gì?
Theo cập nhật mới nhất năm 2022, Căn cứ Khoản 7, điều 3, luật BVMT 72/2020/QH14 quy định. Đánh giá tác động môi trường là quá trình phân tích, đánh giá, nhận dạng, dự báo tác động đến môi trường của dự án đầu tư và đưa ra biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường.
Đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường?
Căn cứ điều 30, luật BVMT 72/2020/QH14 quy định Đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường bao gồm như sau:
I. Dự án đầu tư nhóm I quy định tại khoản 3 Điều 28 của Luật BVMT 72/2020/QH14. Nhóm I là dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường mức độ cao, bao gồm:
1. Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất lớn; dự án thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại; dự án có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất:
2. Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường; dự án không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất lớn nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
3. Dự án sử dụng đất, đất có mặt nước, khu vực biển với quy mô lớn hoặc với quy mô trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
4. Dự án khai thác khoáng sản, tài nguyên nước với quy mô, công suất lớn hoặc với quy mô, công suất trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
5. Dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất quy mô trung bình trở lên nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
6. Dự án có yêu cầu di dân, tái định cư với quy mô lớn;
Căn cứ Khoản 3, điều 28, luật BVMT 72/2020/QH14; (Tra cứu danh mục dự án tại Phụ lục III – Nghị định 08/2022/NĐ-CP )
II. Dự án đầu tư nhóm II quy định tại các điểm c, d, đ và e khoản 4 Điều 28 của Luật BVMT 72/2020/QH14. Nhóm II là dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường, bao gồm:
1. Dự án sử dụng đất, đất có mặt nước, khu vực biển với quy mô trung bình hoặc với quy mô nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
2. Dự án khai thác khoáng sản, tài nguyên nước với quy mô, công suất trung bình hoặc với quy mô, công suất nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
3. Dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất với quy mô nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
4. Dự án có yêu cầu di dân, tái định cư với quy mô trung bình.
Căn cứ điểm c, d, đ và e, khoản 4, điều 28, luật BVMT 72/2020/QH14; (Tra cứu danh mục dự án tại Phụ lục IV – nghị định 08/2022/NĐ-CP)
III. Lưu ý: Dự án đầu tư công khẩn cấp theo quy định của pháp luật về đầu tư công không phải thực hiện đánh giá tác động môi trường
Công suất của dự án đầu tư thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này được xác định trong hồ sơ đề xuất dự án đầu tư, báo cáo nghiên cứu khả thi, báo cáo kinh tế - kỹ thuật hoặc các tài liệu tương đương của dự án được phân thành 03 loại: lớn, trung bình và nhỏ.
Căn cứ Khoản 2, điều 25, nghị định 08/2022/NĐ-CP
Cơ quan thẩm định hồ sơ đánh giá tác động môi trường?
Căn cứ Điều 35, luật BVMT 72/2020/QH14 quy định cơ quan thẩm định hồ sơ đánh giá tác động môi trường như sau:
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (BTNMT)
a, Dự án đầu tư nhóm I quy định tại khoản 3 Điều 28 của Luật này;
b, Dự án đầu tư nhóm II quy định tại các điểm c, d, đ và e khoản 4 Điều 28 của Luật này thuộc thẩm quyền quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ; dự án đầu tư nằm trên địa bàn từ 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên; dự án đầu tư nằm trên vùng biển chưa xác định trách nhiệm quản lý hành chính của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; dự án đầu tư thuộc thẩm quyền cấp giấy phép khai thác khoáng sản, cấp giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước, cấp giấy phép nhận chìm ở biển, quyết định giao khu vực biển của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
2. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án đầu tư thuộc bí mật nhà nước về quốc phòng, an ninh.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án đầu tư trên địa bàn, trừ đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Đề nghị hướng dẫn thủ tục thẩm định đánh giá sơ bộ tác động môi trường. Đánh giá sơ bộ tác động môi trường có thẩm định tại cấp tỉnh hay không?
- Theo quy định tại khoản 4 Điều 29 Luật BVMT 2020 , đánh giá sơ bộ tác động môi trường không phải là thủ tục hành chính được thẩm định riêng mà được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét đồng thời với hồ sơ đề nghị quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư. Theo đó, nội dung đánh giá sơ bộ tác động môi trường là một phần nội dung trong báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng, báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư và các báo cáo, hồ sơ này sẽ được thẩm định theo trình tự quy định của pháp luật về đầu tư công, đầu tư, xây dựng, đầu tư theo phương thức đối tác công tư.
- Đối với trường hợp dự án đầu tư nhóm I nhưng thuộc thẩm quyền chấp thuận, quyết định chủ trương đầu tư của địa phương theo pháp luật có liên quan, thì nội dung đánh giá sơ bộ tác động môi trường sẽ được xem xét, thẩm định tại địa phương theo thẩm quyền.
Đối tượng phải đánh giá sơ bộ tác động môi trường là dự án thuộc nhóm I và phải lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng, báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư theo pháp luật về đầu tư công, đầu tư, xây dựng, đầu tư theo phương thức đối tác công tư.
Khách hàng có nhu cầu cần tư vấn xin vui lòng liên hệ:
Hotline: 0941.042.838
Email: moitruonglaodong@vnniosh.vn
Điện thoại: 024 22172480 / 024 22172473
hoặc để lại thông tin trên web