logo_tram.jpg

ISO 9001:2015

VIMCERTS 025

 

TRẠM QUAN TRẮC VÀ PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG

NATIONAL WORKING ENVIRONMENT MONITORING STATION

 

vilas1.png

VILAS 441

Trang chủ»Nghiên cứu khoa học»Thông tin KHCN & Môi trường»Nghiên cứu chi trả, đền bù thiệt hại cho người lao động bị BNN và bệnh liên quan tới nghề nghiệp

Nghiên cứu chi trả, đền bù thiệt hại cho người lao động bị BNN và bệnh liên quan tới nghề nghiệp

Trong bài viết này, chúng tôi chỉ trình bày một số phương pháp quy đổi thiệt hại phổ biến, liên quan tới bệnh nghề nghiệp (BNN):

- Cơ sở xác định thiệt hại sức khỏe nghề nghiệp (SKNN) do mắc BNN làm căn cứ chi trả, đền bù bảo hiểm cho người lao động;

- Một số phương pháp quy đổi thiệt hại SKNN phổ biến khi mắc BNN.   

1. Căn cứ xác định thiệt hại SKNN do mắc BNN
Trước hết xin nêu danh mục 34 bệnh nghề nghiệp được nhà nước bảo hiểm, đó là
- Bệnh bụi phổi silic nghề nghiệp.
- Bệnh bụi phổi amiăng nghề nghiệp.
- Bệnh bụi phổi bông nghề nghiệp.
- Bệnh bụi phổi talc nghề nghiệp.
- Bệnh bụi phổi than nghề nghiệp.
- Bệnh viêm phế quản mạn tính nghề nghiệp.
- Bệnh hen nghề nghiệp.
- Bệnh nhiễm độc chì nghề nghiệp.
- Bệnh nhiễm độc nghề nghiệp do benzen và đồng đẳng.
- Bệnh nhiễm độc thủy ngân nghề nghiệp.
- Bệnh nhiễm độc mangan nghề nghiệp.
- Bệnh nhiễm độc trinitrotoluen nghề nghiệp.
- Bệnh nhiễm độc asen nghề nghiệp.
- Bệnh nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật nghề nghiệp.
- Bệnh nhiễm độc nicotin nghề nghiệp.
- Bệnh nhiễm độc cacbon monoxit nghề nghiệp.
- Bệnh nhiễm độc cadimi nghề nghiệp.
- Bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn.
- Bệnh giảm áp nghề nghiệp.
- Bệnh nghề nghiệp do rung toàn thân.
- Bệnh nghề nghiệp do rung cục bộ.
- Bệnh phóng xạ nghề nghiệp.
- Bệnh đục thể thủy tinh nghề nghiệp.
- Bệnh nốt dầu nghề nghiệp.
- Bệnh sạm da nghề nghiệp.
- Bệnh viêm da tiếp xúc nghề nghiệp do crôm.
- Bệnh da nghề nghiệp do tiếp xúc môi trường ẩm ướt và lạnh kéo dài.
- Bệnh da nghề nghiệp do tiếp xúc với cao su tự nhiên, hóa chất phụ gia cao su.
- Bệnh Leptospira nghề nghiệp.
- Bệnh viêm gan vi rút B nghề nghiệp.
- Bệnh lao nghề nghiệp.
- Nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.
- Bệnh viêm gan vi rút C nghề nghiệp.
- Bệnh ung thư trung biểu mô nghề nghiệp.
2. Một số phương pháp quy đổi thiệt hại SKNN phổ biến khi mắc BNN
2.1. Lượng giá thiệt hại do suy giảm năng suất lao động gây ra.
Quy đổi các thiệt hại do trực tiếp suy giảm năng suất lao động (NSLĐ) gây ra:

THNSLĐ = B1.2 = (NSLĐ – NSLĐSG)*g*h       (1)

Trong đó:

THNSLĐ – Thiệt hại do giảm năng suất lao động, usd;

NSLĐ; NSLĐSG – tương ứng là năng suất lao động ban đầu chưa bị suy giảm và năng suất lao động đã bị suy giảm (sp/h);

g – là giá thành sản phẩm bị mất do giảm năng suất lao động, (usd/sp);

h – Thời gian kéo dài tình trạng suy giảm năng suất lao động, (giờ).

Để xác định NSLĐ ban đầu cũng như NSLĐ đã bị suy giảm, cần có cơ chế thống kê năng suất và thống kê đồng thời các triệu chứng lâm sàng bất lợi mà người lao động (NLĐ) mắc phải.
Trong nhiều trường hợp, do không thống kê được chính xác, ta có thể tham khảo các kết quả n/c về năng suất lao động để ước lượng. Ví dụ một số kết quả sau.
Ví dụ quan hệ giữa năng suất lao động và chất lượng không khí trong công trình
Các nghiên cứu độc lập gần đây cho thấy chất lượng không khí trong công trình ảnh hưởng mạnh tới năng suất lao động.
Trong nghiên cứu kiểm chứng, đối tượng là văn phòng, người ta bí mật bố trí 2 chế độ cấp không khí với chất lượng khác nhau. Cả hai chế độ cấp khí này đều đáp ứng tiêu chuẩn hiện nay của EU. Các nhân viên tham gia thực nghiệm thực hiện các công việc thường nhật trong khoảng thời gian từ 4h. đến 30ph. Lưu lượng không khí cấp và các điều kiện khí hậu bên ngoài là như nhau cho 2 chế độ. Kết quả cho thấy năng suất lao động của các nhân viên ở chế độ chất lượng không khí tốt cao hơn khoảng 6,5% so với năng suất lao động ở chế độ chất lượng kia, đồng thời hội chứng SBS cũng giảm đi rõ rệt.
Một nghiên cứu nữa ở Đan Mạch cũng sử dụng các chế độ chất lượng không khí cấp như trên nhưng lưu lượng không khí cấp thay đổi: 3, 10 và 30 lít/sec*người. Kết quả là năng suất lao động tăng rõ rệt khi tăng cường độ thông gió. Trong tất cả các thực nghiệm trên có 7 chế độ thức nghiệm và sự tham gia của 90 người và kết quả được phân tích theo quan hệ ảnh hưởng của chất lượng không khí cấp tới năng suất lao động văn phòng.

nghien cuu den bu thiet hai hinh 1

Phương pháp tiếp cận lượng hóa thiệt hại suy giảm NSLĐ trình bày ở trên có thể dễ dàng nghiên cứu triển khai và áp dụng tương đối dễ dàng trong điều kiện có thêm một số nghiên cứu thống kê một cách hệ thống.
2.2. Lượng giá thiệt hại do tăng thời gian nghỉ việc và điều trị bệnh
Lượng giá thiệt hại do tăng thời gian phải nghỉ việc và điều trị bệnh đã được nghiên cứu nhiều. Sự khác biệt chỉ ở các chính sách y tế được áp dụng và thời gian phải nghỉ việc điều trị bệnh. Chúng ta cần khẳng định rằng: gia tăng tần suất ốm đau của NLĐ kéo theo gia tăng thời gian nghỉ việc và điều trị bệnh.
Cách thức tiếp cận và lượng giá thiệt hại do gia tăng thời gian nghỉ việc và điều trị bệnh.
Các thiệt hại cần quy đổi là:
- Thiệt hại kinh tế do tăng thời gian nghỉ việc;
- Thiệt hại kinh tế do tăng thời gian điều trị bệnh (chi phí y tế, bảo hiểm);
- Thiệt hại uy tín thương hiệu doanh nghiệp (DN).
2.2.1. Phương pháp quy đổi thiệt hại do tăng thời gian phải nghỉ việc
Ta xét cấu thành thiệt hại cần quy đổi do tăng thời gian phải nghỉ việc – tăng ngày công bị mất vì bệnh tật gây ra:

THÔĐ = B2 = (NCĐM – NCTTÔĐ)*G*n          (2)

Trong đó:

THÔĐ – Thiệt hại do ốm đau, tăng thời gian nghỉ việc (usd);

NCĐM; NCTTÔĐ – tương ứng là số ngày công định mức, và số ngày công thực tế giảm do bị ốm đau thường xuyên (ngày công/người);

G – giá trị trung bình một ngày công (usd/ngày công);

n – là số lượng NLĐ bị ốm đau thường xuyên (người).

2.2.2. Quy đổi chi phí bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế:
Ta xét cấu thành thiệt hại cần quy đổi do chi phí bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội trong thời gian NLĐ điều trị bệnh:
Chi phí kinh tế từ quỹ bảo hiểm xã hội cho người lao động bị bệnh mãn tính liên quan tới nghề nghiệp:

nghien cuu den bu thiet hai CT 3-4

2.3. Quy đổi thiệt hại do stress đối với thân nhân NLĐ và suy giảm uy tín nghề nghiệp
Thiệt hại kinh tế của NLĐ vì bị suy giảm sức khỏe và mắc các triệu chứng lâm sàng/bệnh mãn tính do ô nhiễm môi trường lao động bao gồm nhiều thành phần. Chúng ta tính thành phần thiệt hại trong một năm do suy giảm chất lượng cuộc sống và thiệt hại do gây Stress cho mỗi NLĐ và thân nhân của họ như sau:

nghien cuu den bu thiet hai CT 5-7

Như vậy, chúng ta đã có được công cụ qui đổi tính toán thiệt hại do tăng thời gian nghỉ việc và điều trị bệnh. Tổng thiệt hại gần đúng, được chấp nhận tạm thời bằng tổng các giá trị thành phần tính theo công thức từ (1) đến (7) tính trên mỗi NLĐ bị ốm đau, nghỉ việc. Đối với doanh nghiệp, tổng thiệt hại tuyệt đối sẽ tùy thuộc số lượng NLĐ bị ốm đau, nghỉ việc (gọi là mất khả năng lao động tạm thời).
2.4. Quy đổi thiệt hại suy giảm tuổi thọ kỳ vọng và chất lượng cuộc sống
Rủi ro an toàn và sức khỏe nghề nghiệp (RRAT&SKNN) cuối cùng biểu hiện ở chỗ NLĐ sẽ bị giảm tuổi thọ kỳ vọng và giảm chất lượng cuộc sống do sớm phải chịu thương tổn do TNLĐ và/hoặc do các chứng bệnh nghề nghiệp gây nên.
Như vậy, chúng ta xem xét hai nguyên nhân chính suy giảm tuổi thọ kỳ vọng (TTKV) là:
- NLĐ bị suy giảm tuổi thọ kỳ vọng thế hệ và suy giảm chất lượng cuộc sống do tai nạn lao động gây ra;
- NLĐ bị suy giảm tuổi thọ kỳ vọng thế hệ và suy giảm chất lượng cuộc sống do mắc bệnh mãn tính bệnh nghề nghiệp gây ra.
Chúng ta trình bày cách thức tiếp cận xác định suy giảm tuổi thọ kỳ vọng và suy giảm chất lượng cuộc sống do TNLĐ gây ra.
2.4.1. Một số vấn đề chung liên quan tới suy giảm tuổi thọ kỳ vọng
Rủi ro sức khỏe nghề nghiệp là đại lượng đánh giá sự tổn thọ của người lao động trong điều kiện môi trường lao động cụ thể.
Kết quả nghiên cứu cơ bản trong lĩnh vực sức khỏe môi trường cho thấy tính đúng đắn, tính phổ biến và tính thực tiễn của phương pháp tiếp cận theo liều lượng để đánh giá RRSKNN. Tiền đề áp dụng phương pháp tiếp cận này là:
- Khả năng chuyển tải và tự phục hồi của các cá thể, tuy có khác nhau nhưng hữu hạn và giao động không quá rộng;
- Nền tảng cơ bản phục vụ quản lý, bảo vệ sức khỏe NLĐ (trong sự nghiệp bảo vệ sức khỏe nhân dân) phải được không ngừng hoàn thiện sao cho từng người tham gia quá trình sản xuất phải được bảo hiểm không những khi xảy ra tai nạn, bệnh nghề nghiệp, mà còn phải được đảm bảo sức khỏe và các chính sách xã hội cụ thể trong trường hợp hao tổn sức khỏe trong sản xuất.
- Có sự thay đổi nhận biết được biểu hiện ảnh hưởng của MTLĐ bị ô nhiễm tới NLĐ trong quan hệ giữa ánh xạ kỹ thuật-môi trường với ánh xạ sức khỏe-y tế-cảm nhận của NLĐ.
Một điểm quan trọng cần nhấn mạnh là bài toán xác định RRSKNN được đặt trong điều kiện: sản xuất và môi trường lao động (MTLĐ) trong đó ổn định (không có thay đổi cải thiện đáng kể); cơ chế tác động của MTLĐ bị ô nhiễm lên NLĐ không mang tính ngẫu nhiên, mà theo những qui luật xác định. Như vậy, thời gian và không gian chỉ là điều kiện chứ không phải là biến số ảnh hưởng tới RRSKNN. Điều này cho phép đánh giá RRSKNN một cách độc lập, trong đó nồng độ tác nhân ô nhiễm được mặc định cho khoảng thời gian tính toán và làm cơ sở cho tính toán liều tiếp xúc.
2.4.2. Một cách tiếp cận mới quy đổi thiệt hải hại SKNN thành suy giảm tuổi thọ kỳ vọng TTKV
Bài toán lượng giá thiệt hại SKNN trước hết cần xác định hao tổn SKNN.
- Hao tổn SKNN chia ra làm 02 dạng: hao tổn phân tán và hao tổn thống kê.
- Hao tổn thống kê là hao tổn liên quan rõ rệt đến những tác nhân ô nhiễm MTLĐ và có kết cục tương tự ở tất cả các đối tượng được theo dõi SKNN. Hơn nữa, tác động càng mạnh thì biểu hiện hao tổn càng rõ rệt ở từng đối tượng được theo dõi.
- Hao tổn phân tán là hao tổn không được lường trước do tác động ngẫu nhiên của các yếu tố được biểu hiện ngẫu nhiên ở một số đối tượng được theo dõi. Đối với hao tổn phân tán, hậu quả của tác động ô nhiễm không phụ thuộc trực tiếp vào cường độ tác nhân ô nhiễm nhưng xác xuất tác động xấu tỷ lệ thuận với cường độ tác động.
- Hao tổn phân tán có thể chuyển thành hao tổn thống kê nếu như cường độ tác nhân ô nhiễm vượt quá giới hạn nào đó (chuyển đổi lượng-chất).
* Sử dụng chỉ số RRSKNN để lượng hóa hao tổn SKNN.
Phương pháp lượng giá hao tổn SKNN bằng chỉ số RRSKNN có đặc điểm sau:
- Sử dụng phân loại MTLĐ theo mức độc hại và nguy hiểm phổ biến hiện nay trên Thế giới (bảng 1).
- Xác định kỳ vọng trung bình thời gian tổn thọ của NLĐ tuỳ thuộc cấp độc hại của MTLĐ theo phương pháp qui đổi tương tự liều phóng xạ kết hợp với thang ROSSER – hệ số tỷ trọng xác xuất hao tổn SKNN trong trường hợp ốm đau hoặc mất khả năng lao động (sử dụng công thức (8) và bảng 1; bảng 2).
Thời gian tổn thọ trung bình của NLĐ sau 1 năm làm việc trong MTLĐ bị ô nhiễm được đề xuất tính toán như sau:

nghien cuu den bu thiet hai CT 8

Bảng 1. Kỳ vọng trung bình thời gian tổn thọ tuỳ thuộc cấp độc hại-nguy hiểm của MTLĐ

 

Cấp độc hại của MTLĐ

Thời gian tổn thọ trung bình sau 1 năm lao động trong MTLĐ, [ngày]

3

2,5¸5

4

5,0¸12,5

5

12,6¸25,0

6

25,1¸47,5

7

47,6¸87,5

 

Bảng 2. Thang ROSSER - Xác xuất hao tổn SKNN trong trường hợp mắc bệnh hoặc mất khả năng lao động tùy thuộc trạng thái sức khỏe và suy nhược thần kinh NLĐ do mất SKNN

 

Mất khả năng lao động

Mức suy nhược thần kinh

Không có

Nhẹ

Trung bình

Nặng

1. Không mất khả năng LĐ

1,000

người khỏe

0,995

0,990

0,967

2. Suy giảm nhẹ khả năng LĐ, không phải nghỉ việc

0,990

0,980

0,973

0,932

3. Hơi mất khả năng LĐ

0,980

0,972

0,956

0,912

4. Khả năng bị hạn chế (chỉ làm một số việc nhất định)

0,964

0,956

0,942

0,870

5. Không làm được việc

0,946

0,935

0,900

0,760

6. Di chuyển bằng xe đẩy, tự ngồi được.

0,875

0,845

0,680

0,000

Tử vong

7. Nằm một chỗ, tiếp xúc được với xung quanh

0,677

0,564

0,000

Tử vong

-1,486

8. Đau ốm nặng và què, cụt

- 1,028

-

-

-

Chúng ta thấy, việc xác định thời gian tổn thọ trung bình của NLĐ được quy đổi từ xác suất hao tổn SKNN theo thang ROSSER và mức phân loại ĐKLĐ theo thang 7 mức.

Sơ đồ xác định suy giảm TTKV do BNN gây ra như sau:
- Xác định mức thương tổn do TNLĐ;
- Quy đổi theo bảng thang ROSSER (bảng 2) hiện trạng sức khỏe của NLĐ;
- Sử dụng hệ số TNLĐ (tỷ lệ NLĐ bị TNLĐ trên 1000 NLĐ được trả lương theo sổ lương) để xác định mức giảm TTKV chung của doanh nghiệp.
Phương pháp tiếp cận lượng hóa thiệt hại suy giảm TTKV của NLĐ do TNLĐ trình bày ở trên có thể dễ dàng nghiên cứu triển khai và áp dụng tương đối dễ dàng trong điều kiện có thêm một số nghiên cứu thống kê một cách hệ thống. Thực tế đây là thiệt hại rất nhạy cảm, chưa được quan tâm, xác định và công bố trong thực tiễn sản xuất ở Việt Nam.
Theo phương pháp trình bày ở trên, suy giảm TTKV của NLĐ là chỉ số đặc trưng quan trọng, cho phép so sánh chất lượng cuộc sống của NLĐ giữa các DN hay tập đoàn, hay giữa các ngành SXCN với nhau.

 

Tài liệu tham khảo
[1]. Đỗ Trần Hải, Phạm Quốc Quân và CTV, Báo cáo tổng kết toàn diện đề tài CTPH 2014/01/TLĐ-BKHCN: Nghiên cứu điều tra, đánh giá và dự báo diễn biến điều kiện lao động trong một số ngành sản xuất công nghiệp giai đoạn đến năm 2020. Hà Nội 2016;
[2]. Đỗ Trần Hải, Phạm Quốc Quân và CTV, Nghiên cứu xây dựng phương pháp đánh giá rủi ro, lượng giá thiệt hại và chiến lược giảm thiểu rủi ro sức khỏe nghề nghiệp, Đề tài thuộc Chương trình trọng điểm của Tổng Liên đoàn LĐVN, mã số 2017/01/CTTĐ-TLĐ, 2019.
[3]. Đỗ Trần Hải, Phạm Quốc Quân, Phương pháp trực tiếp và gián tiếp xác định rủi ro nghề nghiệp ở cơ sở sản xuất công nghiệp, Tập san kết quả nghiên cứu của Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động, Hà Nội, 2019;
[4]. Nguyễn An Lương và cộng sự, Báo cáo tổng kết đề tài độc lập cấp Nhà Nước ĐL-02 “Nghiên cứu cơ sở khoa học để xây dựng tiêu chuẩn ATVSLĐ phù hợp với phát triển hội nhập của Việt Nam”, viện Nghiên cứu KHKT Bảo hộ lao động, 2002;

 

TS. Đỗ Trần Hải, TSKH. Phạm Quốc Quân và CTV
Trạm Quan trắc và Phân tích môi trường lao động - Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động

 

Trong bài viết này, chúng tôi chỉ trình bày một số phương pháp quy đổi thiệt hại phổ biến, liên quan tới bệnh nghề nghiệp (BNN):

- Cơ sở xác định thiệt hại sức khỏe nghề nghiệp (SKNN) do mắc BNN làm căn cứ chi trả, đền bù bảo hiểm cho người lao động;

- Một số phương pháp quy đổi thiệt hại SKNN phổ biến khi mắc BNN.

Tìm kiếm bài viết

Video

Ảnh hoạt động

IMG_8493 IMG_8515F IMG_8505 IMG_8488 IMG_8498 20150504_102136 20151212_151529 Ly mu cc yu t c hi khu vc may

Thông tin liên hệ

TRẠM QUAN TRẮC VÀ PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG

Địa chỉ: 99 Trần Quốc Toản, Phường Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm - thành phố Hà Nội.

Điện thoại: (+8424) 22172473; 22172480 - Fax: (8424) 3822 3011

Hotline: 0941042838

Email: moitruonglaodong@vnniosh.vn 

Website: https://Wemos.vn/

Cơ quan quyết định thành lập: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Cơ quan quản lý trực tiếp: Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động.

 

Dịch vụ

Thế mạnh đơn vị

Bản đồ

Thông tin được đăng tải có tính chất tham khảo, không có giá trị về mặt pháp lý

  • zalo-circle