logo_tram.jpg

ISO 9001:2015

VIMCERTS 025

 

TRẠM QUAN TRẮC VÀ PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG

NATIONAL WORKING ENVIRONMENT MONITORING STATION

 

vilas1.png

VILAS 441

Trang chủ»Nghiên cứu khoa học»Thông tin KHCN & Môi trường»Nghiên cứu đánh giá, phân loại điều kiện lao động tại một số vị trí trong các cơ sở dệt may ở miền trung

Nghiên cứu đánh giá, phân loại điều kiện lao động tại một số vị trí trong các cơ sở dệt may ở miền trung

Bài báo trình bày kết quả đánh giá điều kiện lao động theo các yếu tố vi khí hậu, bụi, hơi khí độc, cường độ lao động, mức nặng nhọc tại các cơ sở Dệt May ở miền Trung. Phương pháp VNNIOS-2017 được áp dụng, các yếu tố được xem xét một cách tổng hợp khi đánh giá, phân loại ĐKLĐ. Kết quả cho thấy, các vị trí công việc ở cơ sở dệt ở mức độc hại trung bình. Các vị trí có mức độc hại nặng như vận hành máy dệt. Các vị trí việc làm của cơ sở may có ĐKLĐ tốt hơn (mức độc hại nhẹ và trung bình).

 

1. Giới thiệu chung

Trong những năm qua, ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ và ngày càng đóng góp quan trọng trong tăng trưởng của nền kinh tế. Tuy nhiên môi trường làm việc của người lao động tại các cơ sở Dệt May ở miền Trung vẫn còn tồn tại những yếu tố có hại như bụi, hóa chất, tiếng ồn, ánh sáng, tư thế đơn điệu...làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người lao động hoặc những yếu tố nguy hiểm về điện, cháy nổ, vật sắc nhọn...có thể gây tai nạn cho người lao động trong quá trình làm việc. Dệt may là một trong những ngành nghề sử dụng nhiều lao động nữ, tỷ lệ lao động nữ thường chiếm hơn 70% tổng số lao động của cơ sở và đa số chưa qua đào tạo. Nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước đã chỉ ra người lao động trong ngành Dệt May thường mắc các bệnh: rối loạn cơ xương khớp, mắt, đau vùng thắc lưng, viêm da dị ứng, hội chứng tắc nghẽn chức năng hô hấp, mức độ cao của căng thẳng, tâm sinh lý [1],[2],[3],[4]. Từ đây có thể thấy điều kiện lao động (ĐKLĐ) đã trở thành một thành tố vô cùng quan trọng, tác động trực tiếp đến sức khoẻ người lao động. Lựa chọn một phương pháp phù hợp để đánh giá, xếp loại ĐKLĐ là cần thiết, là một cơ sở khoa học chắc chắn trong bảo vệ an toàn và sức khoẻ người lao động nói chung, người lao động ngành Dệt May nói riêng.

Trong bài báo này, phương pháp VNNIOSH-2017 (do Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động nghiên cứu, phát triển từ năm 2017) được áp dụng để đánh giá, phân loại ĐKLĐ tại một số vị trí công việctrong cơ sở dệt may. Phương pháp sử dụng đánh giá ĐKLĐ trên cơ sở xem xét ảnh hưởng một các tổng hợp các yếu tốtrong môi trường lao động.

 

2. Đối tượng và Phương pháp nghiên cứu

2.1 Đối tượng nghiên cứu

Các cơ sở Dệt May ở khu vực miền Trung được khảo sát, đánh giá gồm 3 đơn vị dệt, 3 đơn vị may. Mỗi cơ sở chọn ra các vị trí khảo sát, đặc trưng, điển hình nhất cho từng loại hoạt động: 6 vị trí khảo sát cho cơ sở dệt, 7 vị trí đối với cơ sở may (thể hiện ở Bảng 1 và 2).

Bảng 1: Mô tả các vị trí công việc đánh giá ĐKLĐ đối với cơ sở Dệt

TT

Vị trí công việc

Mô tả điều kiện làm việc của người lao động

1.

Vận hành máy dệt

Đi lại nhiều, tư thế đứng, ảnh hưởng của tiếng ồn, bụi

2.

Bảo trì, bảo dưỡng

Làm thủ công, tư thế gò bó, chịu tác động của bụi, nóng

3.

Giặt nhuộm

Chịu tác động của hoá chất, nhiệt độ cao

4.

Hoàn thành, định hình

Chịu tác động bụi, đi lại nhiều

5.

Kiểm hàng

Tư thế lao động thay đổi liên tục, ảnh hưởng bụi

6.

Vệ sinh công nghiệp

Lao động thủ công, đi lại nhiều

 

Bảng 2: Mô tả các vị trí công việc đánh giá ĐKLĐ đối với cơ sở May

TT

Vị trí công việc

Mô tả điều kiện làm việc của người lao động

1.

Trải vải

Làm việc ở tư thế đứng lâu, đi lại nhiều

2.

Cắt vải

Đứng làm việc, căng thẳng thị giác, thần kinh, tác động bụi bông

3.

May

Công việc đơn điệu, căng thẳng thị giác, mệt mỏi

4.

Ủi (là hơi)

Đứng làm việc trong ca, nhiệt độ cao

5.

Kiểm tra chất lượng

Tư thế lao động thay đổi liên tục, ảnh hưởng bụi

6.

Bảo trì, bảo dưỡng

Thủ công, tư thế lao động gò bó, chịu tác động của bụi, nóng

7.

Vệ sinh công nghiệp

Lao động thủ công, đi lại nhiều

 

2.2 Phương pháp lấy mẫu và phân tích

Phương pháp đo và lấy mẫu sử dụng trong nghiên cứu được liệt kê ở Bảng 3.

Bảng 3: Phương pháp thử nghiệm sử dụng trong nghiên cứu

TT

Chỉ tiêu

Phương pháp thử nghiệm, Qui chuẩn

1.

Nhiệt độ

TCVN 5508:2009, QCVN 26:2016/BYT

2.

Độ ẩm

TCVN 5508:2009, QCVN 26:2016/BYT

3.

Tốc độ gió

TCVN 5508:2009, QCVN 26:2016/BYT

4.

Ánh sáng

SOP- HT-18/CNIOSH, QCVN 22:2016/BYT

5.

Tiếng ồn

TCVN 7878-2-2010

6.

Bụi bông

QCVN 02:2019/BYT, phụ lục 1 hoặc phụ lục 3 (đo nhanh)

7.

Bụi hô hấp

QCVN 02:2019/BYT, phụ lục 2 hoặc phụ lục 3 (đo nhanh)

8.

Cường độ lao động

Theo hướng dẫn của phương pháp VNNIOSH-2017

9.

Độ nặng nhọc lao động

Theo hướng dẫn của phương pháp VNNIOSH-2017

 

2.3 Phân loại ĐKLĐ theo phương pháp VNNIOSH-2017

Phương pháp VNNIOSH-2017 được thực hiện qua hai bước [5],[6],[7]:

- Bước 1: đánh giá, phân loại điều kiện lao động theo các yếu tố riêng lẻ. Trong nghiên cứu này, các yếu tố xem xét là: vi khí hậu, bụi, hơi khí độc, độ nặng nhọc, cường độ lao động. Các giá trị quan trắc được sẽ là cơ sở để phân loại ĐKLĐ.

- Bước 2: Phân loại ĐKLĐ theo cách tổ hợp các yếu tố đã được nghiên cứu ở bước 1, trên cơ sở đảm bảo nguyên lý an toàn sinh học trong đánh giá tổng hợp nhiều yếu tố của ĐKLĐ lên sức khoẻ. ĐKLĐ được phân loại theo 7 mức:

Mức 1: rất tốt;                       Mức 2: tốt;                Mức 3: độc hại nhẹ

Mức 4: độc hại trung bình;                                     Mức 5: độc hại nặng

Mức 6: độc hại rất nặng;                                         Mức 7: nguy hiểm

2.3.1 Phân loại ĐKLĐ theo vi khí hậu

Sau khi quan trắc các thông số của vi khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, vận tốc gió), giá trị đo được xếp các mức tương ứng với ĐKLĐ, trình bày ở Bảng 4.

Bảng 4: Phân loại ĐKLĐ theo vi khí hậu

THÔNG SÔ

Loại công việc

ĐIÈU KIỆN LAO ĐỘNG

Rất tốt

Tốt

Độc hại nhẹ

Độc hại trung bình

Độc hại nặng

Độc hại rất nặng

Nguy hiểm

1

2

3

4

5

6

7

Nhiệt độ khô không khí, TKhôoC

1

24÷26

26,1÷29

29,1÷34

34,1÷35,1

35,2÷36,2

36,3÷37,0

> 37

2

23÷25

25,1÷27

27,1÷32

32,1÷33,1

33,2÷34,2

34,3÷35,0

> 35

3

22÷24

24,1÷26

26,1÷30

30,1÷31,1

31,2÷32,2

32,3÷33,0

> 33

Nhiệt độ cầu ướt không khí, Tướt, °C

1

15,4÷18,8

18,9÷22,9

23÷28,2

28,3÷30,1

30,2÷32,1

32,2÷33,7

> 33,7

2

14,7÷17,9

18,0÷21,1

21,2÷26,5

26,6÷28,3

28,4÷30,2

30,3÷31,8

> 31,8

3

13,9÷17,1

17,2÷20,3

20,4÷24,7

24,8÷26,5

26,6÷28,3

28,4÷29,9

> 29,9

Độ ẩm không khí, %

1÷3

40÷50

51÷60

61÷65

66÷70

71÷75

76÷80

>80

Vận tốc gió, m/s cho VKH nóng

1

0,1÷0,4

0,41÷0,6

0,61÷0,8

0,81÷1,0

1,01÷1,25

1,26÷1,5

> 1,5

2

0,2÷0,5

0,51÷0,7

0,71÷0,95

0,96÷1,2

1,21÷1,45

1,46÷1,7

> 1,7

3

0,3÷0,6

0,61÷0,8

0,81÷1,1

1,11÷1,4

1,41÷1,7

1,71÷2,0

> 2,0

Với tiêu chí ánh sáng, quy chuẩn được so sánh theo QCVN 22:2016/BYT, mức điều kiện lao động được xếp loại theo Bảng 5.

Bảng 5: Phân loại ĐKLĐ theo tiêu chí độ rọi tối thiẻu trên bề mặt thao tác

Tên các chỉ số

Phân loại chất lượng vệ sinh MTLĐ

Tốt và rất tốt

Độc hại nhẹ

Độc hại trung bình

Độc hại nặng

Độc hại rất nặng

Nguy hiểm

1 và 2

3

4

5

6

7

Chiếu sáng nhân tạo

Độ rọi tối thiểu trên bề mặt thao tác E, Lux

1,5EQC÷EQC

<EQC÷0,5EQC

<0,5EQC

-

-

-

2.3.2 Phân loại ĐKLĐ theo yếu tố bụi, hơi khí độc

Sau khi quan trắc các yếu tố bụi hô hấp, bụi bông, các hơi khí độc gồm SO2, NO2, CO, CO2, formaldehyte, Cl2; Các giá trị được được so sánh với tiêu chuẩn cho phép (TCCP) để có được mức điều kiện lao động theo các khoảng:

Mức 1 (rất tốt): là khoảng [0;0,3]*TCCP;

Mức 2 (tốt): là khoảng [0,4; 1,0]*TCCP;

Mức 3 (độc hại nhẹ): là khoảng [1,1; 2,0]*TCCP;

Mức 4 (độc hại trung bình): là khoảng [2,1; 4,0]*TCCP;

Mức 5 (độc hại nặng): là khoảng [4,1; 7,0]*TCCP;

Mức 6 (độc hại rất nặng): là khoảng [7,1; 11,0]*TCCP;

Mức 7 (nguy hiểm): là khoảng ≥11,1*TCCP.

2.3.3 Phân loại ĐKLĐ theo cường độ lao động và độ nặng nhọc

Đánh giá mức độ nặng nhọc của quá trình lao động dựa trên các chỉ số tải trọng động; Khối lượng tải trọng được nâng và di chuyển bằng tay; Di chuyển định hình; Tải trọng tĩnh; Tư thế làm việc; Độ nghiêng cơ thể; Di chuyển trong không gian.

Đánh giá cường độ làm việc trên cơ sở những chỉ số: tải trọng đối với các giác quan và sự đơn điệu của tải trọng.

Kết quả xếp loại độc hại chung là mức độc hại cao nhất trong số các mức độc hại được xếp loại đối với từng chỉ số ở trên.

2.3.4 Phân loại ĐKLĐ với tổng hợp các yếu tố độc hại/nguy hiểm

Sau khi đo đạc, xác định giá trị điều kiện lao động dưới tác động của từng yếu tố độc hại theo thang 7 mức nêu trên, mức ĐKLĐ được phân loại như sau:

- Tại vị trí làm việc, các yếu tố độc hại hoặc chuẩn chỉ thị của nhóm các yếu tố độc hại đều trong phạm vi cho phép thì ĐKLĐ ở vị trí đó thuộc mức 1 và mức 2.

Nếu có một hoặc nhiều yếu tố độc hại vượt quá TCCP, ĐKLĐ tại đó được phân loại chất lượng từ mức 3 đến mức 7, tùy thuộc vào nồng độ các yếu tố độc hại đó.

- Tại vị trí làm việc có sự tác động đồng thời của nhiều yếu tố độc hại:

+ Trên cơ sở các số liệu đo đạc chúng ta phân loại ĐKLĐ theo từng yếu tố độc hại theo thang 7 mức;

+ Trong trường hợp có tác động phối hợp của từ 3 yếu tố trở lên ĐKLĐ cao hơn 01 mức so với mức chất lượng của yếu tố độc hại cao nhất (ví dụ: với mức chất lượng của các yếu tố cao nhất là mức 3 – độc hại nhẹ – thì đánh giá chung chất lượng vệ sinh MTLĐ khi có đồng thời từ 03 yếu tố độc hại trở lên sẽ là mức chất lượng 4 – độc hại trung bình);

+ Trong hợp có tác động phối hợp của từ 2 yếu tố trở lên nhưng mức ĐKLĐ theo các yếu tố này đều được phân loại với mức từ mức 4 trở lên thì ĐKLĐ sẽ tương ứng nhận một mức cao hơn mức chất lượng của yếu tố độc hại cao nhất (ví dụ: với môi trường có 02 yếu tố độc hại với mức ĐKLĐ là 4 và 5 thì đánh giá chung ĐKLĐ sẽ là mức chất lượng 6 – độc hại rất nặng).

 

3. Kết quả và thảo luận

3.1 Phân loại ĐKLĐ theo các yếu tố riêng lẻ

3.1.1 Kết quả phân loại ĐKLĐ tại các cơ sở Dệt

Thực hiện quan trắc các thông số về vi khí hậu, ánh sáng, bụi, hoá chất, mức nặng nhọc và cường độ lao động, kết quả phân loại ĐKLĐ theo các yếu tố tại các nhà máy Dệt được thể hiện ở Bảng 6.

Bảng 6: Kết quả phân loại ĐKLĐ tại các vị trí của cơ sở Dệt theo các yếu tố

Cơ sở

Vị trí công việc

Loại công việc (*)

Nhiệt độ

Độ ẩm

Tốc độ gió

Ánh sáng

Bụi hô hấp

Bụi bông

Mức nặng nhọc

Cường độ lao động

Yếu tố hóa học

D1

K1

2

2

2

1

3

1

2

4

4

1

K2

2

2

2

3

1

1

2

3

4

1

K3

2

2

2

1

3

1

1

2

4

1

K4

3

2

2

1

1

1

1

3

4

1

K5

3

2

2

1

1

1

1

4

3

1

K6

2

2

2

1

1

1

2

4

3

1

D2

K1

2

1

2

1

4

1

1

4

4

1

K2

2

1

2

1

1

1

1

3

3

1

K3

2

1

2

1

4

1

1

2

3

1

K4

1

1

2

1

1

1

1

4

3

1

K5

2

1

2

1

1

1

1

2

4

1

K6

3

1

2

1

3

1

1

4

3

1

D3

K1

2

2

2

1

4

1

1

2

4

1

K2

1

2

2

1

3

1

1

2

3

1

K3

2

2

2

1

1

1

1

3

3

1

K4

2

2

2

1

1

1

1

3

3

1

K5

2

2

2

1

1

1

1

4

3

1

K6

2

2

2

1

1

1

1

4

3

1

(*) Loại công việc được phân theo QCVN 26:2016/BYT: Loại 1 - Nhẹ; loại 2 - Trung bình; loại 3 - Nặng

Kết quả trên Bảng 6 cho thấy, các vị trí làm việc trong các cơ sở Dệt có điều kiện lao động đạt mức 4 (độc hại trung bình) khi xét từng yếu tố riêng lẻ. Tuy nhiên có những vị trí, có nhiều yếu tố cùng lúc đạt mức 4 đối với tiêu chí cường độ lao động và mức nặng nhọc, điển hình tại các vị trí: vị trí vận hành máy dệt, vệ sinh công nghiệp, bảo trì bảo dưỡng. Do đặc thù công việc, các công việc này cần di chuyển nhiều, tư thế làm việc không thuận lợi, tác động nhiều yếu tố từ môi trường làm việc.

Các kết quả đo được về các yếu tố hoá học, phần lớn các mức hoá chất trong không khí đều đạt mức rất tốt. Đặc biệt, bụi bông và bụi hô hấp, các giá trị quan trắc đều đạt ở ngưỡng cho phép, phân loại ĐKLĐ đạt mức rất tốt. Riêng có một số vị trí có ánh sáng ở mức độc hại trung bình và nhẹ, cũng cần phải cải thiện để tốt hơn trong công việc.

Thực tế, phân xưởng dệt thường có nhà xưởng cao, khả năng sử dụng các biện pháp làm mát, thay đổi ẩm độ là khá khó khăn do tốn kém, các yếu tố vi khí hậu sẽ bị ảnh hưởng điều kiện môi trường ngoài là khá lớn.Tuy nhiên, qua kết quả quan trắc cho thấy, các cơ sở đã quan tâm cải thiện ĐKLĐ tại vị trí giặt, nhuộm, các giá trị vi khí hậu ở mức độc hại nhẹ và trung bình.

3.1.2 Kết quả phân loại ĐKLĐ các nhà máy May

Kết quả phân loại ĐKLĐ tại một số vị trí của cơ sở May được thể hiện ở Bảng 7.

Bảng 7: Phân loại ĐKLĐ của một số vị trí cơ sở May

Cơ sở

Vị trí công việc (*)

Loại công việc

Nhiệt độ

Độ ẩm

Tốc độ gió

Ánh sáng

Bụi hô hấp

Bụi bông

Mức nặng nhọc

Cường độ lao động

Yếu tố hoá học

M1

K1

2

1

2

1

1

1

1

3

4

1

K2

2

1

2

1

1

1

1

3

4

1

K3

2

1

2

1

1

1

1

4

3

1

K4

2

1

2

2

1

1

1

4

3

1

K5

2

1

2

1

1

1

1

4

2

1

K6

2

1

2

1

1

1

1

3

2

1

K7

3

1

2

1

1

1

1

3

4

1

M2

K1

2

1

2

1

1

1

1

1

4

1

K2

2

1

2

1

1

1

1

4

3

1

K3

2

1

2

1

1

1

1

4

3

1

K4

2

1

2

1

1

1

1

3

4

1

K5

2

1

2

1

1

1

1

4

3

1

K6

2

1

2

1

1

1

1

2

3

1

K7

3

1

2

1

1

1

1

3

3

1

M3

K1

2

1

2

1

1

1

1

4

3

1

K2

2

1

2

1

1

1

1

4

3

1

K3

1

1

2

1

1

1

1

3

4

1

K4

1

1

2

1

1

1

1

4

3

1

K5

1

1

2

1

1

1

1

4

3

1

K6

1

1

2

1

1

1

1

2

3

1

K7

2

1

2

1

1

1

1

4

3

1

(*) Loại công việc được phân theo QCVN 26:2016/BYT: Loại 1 - Nhẹ; loại 2 - Trung bình; loại 3 - Nặng

Kết quả khảo sát, đánh giá phân loại ĐKLĐ của các cơ sở May cho thấy, hầu hết các công việc tại các vị trí được phân loại ĐKLĐ ở mức 3 và 4, chủ yếu là công việc làm thủ công, tư thế lao động không thoải mái, di chuyển nhiều như vệ sinh, bảo dưỡng thiết bị.

Điều kiện vi khí hậu, bụi và hơi khí độc đều được đánh giá, phân loại ở mức tốt và rất tốt đối với 3 cơ sở may khảo sát. Qua khảo sát thực tế, các cơ sở đã thực hiện nghiêm túc, liên tục cải thiện điều kiện lao động nên hấu hết các giá trị quan trắc đều ở mức thấp hơn giới hạn theo tiêu chuẩn.

Gánh nặng lao động thể hiện qua cường độ lao động và mức độ nặng nhọc của công việc tại các vị trí thường ở mức ĐKLĐ bằng 4 (độc hại trung bình).

3.2 Phân loại ĐKLĐ tổng hợp các yếu tố

Trên cơ sở phân loại ĐKLĐ theo các yếu tố riêng lẻ, kết quả phân loại ĐKLĐ khi xét tổng hợp các yếu tố được thể hiện ở Bảng 8.

Bảng 8: Phân loại ĐKLĐ tại 6 vị trí ở cơ sở dệt

Cơ sở

K1

K2

K3

K4

K5

K6

D1

5

5

4

5

4

4

D2

5

4

4

4

4

5

D3

5

3

3

3

4

4

Khi đánh giá, phân loại ĐKLĐ tại các vị trí theo tổng hợp các yếu tố, ĐKLĐ được phân loại ở mức cao hơn một mức khi có 2-3 yếu tố mức 4 trở lên. Có thể thấy ở vị trí công việc đứng máy dệt (K1) của tất cả các cơ sở là đều ở mức 5 (độc hại nặng). Đây là vị trí bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, đặc biệt là mức độ nặng nhọc và cường độ lao động căng thẳng. Người lao động hầu như làm việc liên tục ở thế đứng, đi lại nhiều. Các vị trí khác yếu tố vi khí hậu cũng đã ảnh hưởng làm tăng một mức khi phân loại ĐKLĐ (K2, K4, K6). Khu vực hoàn thành, định hình có thể ảnh hưởng cả độ ẩm và nhiệt độ, kết hợp với cường độ lao động cao cũng làm tăng mức độc hại cho người lao động.

Nhìn chung khảo sát 6 vị trí điển hình của cơ sở dệt của 3 nhà máy đều có sự tương đồng. Các mức ĐKLĐ đều ở mức 4 và 5. Các cơ sở này có sự tương đồng cao về công nghệ, điều kiện cơ sở vật chất nên phân loại ĐKLĐ vì vậy cũng khá giống nhau ở mức độ.

Bằng cách tương tự, phân loại ĐKLĐ của các cơ sở may được thể hiện ở Bảng 9.

Bảng 9: Phân loại ĐKLĐ tại 7 vị trí của cơ sở may

Cơ sở

K1

K2

K3

K4

K5

K6

K7

M1

4

4

4

4

4

3

4

M2

4

4

4

4

4

3

3

M3

4

4

4

4

4

3

4

Kết quả ở Bảng 9 cho thấy, ĐKLĐ tại các vị trí công việc của cơ sở may đều ở mức độc hại nhẹ và trung bình, không có vị trí công việc nào vượt qua mức độc hại nặng.ĐKLĐ của cơ sở may đã được cải thiện rất tốt, có một vài vị trí đạt mức 3 (độc hại nhẹ). So với các vị trí ở cơ sở dệt, ĐKLĐ ở các cơ sở may được cải thiện tốt hơn. Với sự đổi mới công nghệ, cải thiện môi trường lao động nên mức phân loại ĐKLĐ đã tốt hơn, ví dụ: tăng cường hệ thống làm mát tự nhiên cho phân xưởng may, đầu tư máy trải vải, cắt vải tự động… Các cơ sở này cũng khá giống nhau về quy mô và công nghệ nên việc đánh giá cũng khá đồng nhất về kết quả.

 

4. Kết luận

Bằng phương pháp VNNIOSH-2017, điều kiện lao động tại một số vị trí của các cơ sở Dệt May ở miền Trung đã được đánh giá, xếp loại. Các yếu tố: vi khí hậu, bụi, hơi khí độc, mức nặng nhọc, cường độ lao động được xem xét một cách tổng hợp, đã có những ảnh hưởng đồng thời của các yếu tố lên kết quả phân loại.

Kết quả phân loại ĐKLĐ tại các cơ sở May cho thấy, có 17/21 vị trí khảo sát (chiếm 80%) trong các cơ sở May ở miền Trung đạt mức độc hại trung bình (mức 4). Cường độ lao động và mức nặng nhọc của các công việc là các yếu tố chính quyết định mức phân loại này. Các yếu tố vi khí hậu, bụi, hơi khí độc đã được cải thiện và ở mức tốt.

Với các cơ sở Dệt, có 6/36 vị trí khảo sát ở mức độc hại nặng (mức 5). Ví trí công việc vận hành máy Dệt ở cả 3 cơ sở đều ở mức 5. Do tính chất nặng nhọc của công việc vận hành (đi lại nhiều, tập trung, tiếng ồn), đồng thời là cường độ lao động và mức độ nặng nhọc của công ở mức 4 (độc hại trung bình) nên phân loại ĐKLĐ ở mức độc hại nặng. Các cơ sở đều có các vị trí công việc phân loại ở mức 5 như D1 có 3/6 vị trí ở mức 5; Các vị trí K2 (bảo trì, bảo dưỡng), K4 (hoàn thành) của cơ sở D1, K6 (vệ sinh công nghiệp) của cơ sở D2 do bị tác động đồng thời của các yếu tố khác như ánh sáng, tốc độ gió nên cũng được phân loại ở mức 5.

Khuyến nghị các sở cần có giải pháp để cải thiện điều kiện, môi trường lao động tốt hơn, đảm bảo sức khoẻ cho người lao động.

 

Tài liệu tham khảo

[1]. Đỗ Trần Hải, Đánh giá gánh nặng lao động, nhu cầu dinh dưỡng, khẩu phần và xây dựng bộ tiêu chí về dinh dưỡng, an toàn thực phẩm bữa ăn ca cho người lao động một số ngành nghề. Mã số ĐTĐL-CN-06/15 (2018)

[2]. Najaf Shah (2015), Assessment of the Workplace Conditions and Health and Safety Situation in Chemical and Textile Industries of Pakistan.

[3]. Health vulnerabilities of readymade garment (RMG) workers: a systematic review BMC Public Health. 2019; Humayun KabirMyfanwy MapleKim Usher, and Md Shahidul Islam

[4]. Health and safety aspects of textile workers from Solapur (India) textile industries; Indian journal of community health, vol 26, issue No 04 / Oct – Dec 2014

[5]. Đỗ Trần Hải, Phạm Quốc Quân, Phương pháp chung phân loại chất lượng vệ sinh môi trường lao động và đánh giá rủi ro sức khoẻ nghề nghiệp theo các yếu tố môi trường, Hội thảo khoa học an toàn vệ sinh lao động thách thức và cơ hội để phát triển bền vững, Hà Nội, 2021.

[6]. Đỗ Trần Hải, Phạm Quốc Quân, Phương pháp chung phân loại điều kiện lao động, chất lượng vệ sinh môi trường lao động và đánh giá rủi ro sức khoẻ nghề nghiệp tại nơi làm việc, Hội thảo khoa học an toàn vệ sinh lao động thách thức và cơ hội để phát triển bền vững, Hà Nội, 2021.

[7]. Đỗ Trần Hải, Nguyễn Thắng Lợi, Phạm Quốc Quân, Phương pháp phân loại chất lượng vệ sinh môi trường lao động và đánh giá rủi ro sức khoẻ nghề nghiệp theo các thông số vi khí hậu, Hội thảo khoa học an toàn vệ sinh lao động thách thức và cơ hội để phát triển bền vững, Hà Nội, 2021.

 

PGS. TS. Lê Minh Đức1, TS. Nguyễn Thị Hường2

1Phân viện Khoa học An toàn vệ sinh lao động và Bảo vệ môi trường miền Trung

2Khoa Hóa, Trường ĐH Sư phạm, ĐH Đà Nẵng

 

 

 

 

 

Tìm kiếm bài viết

Video

Ảnh hoạt động

IMG_8493 IMG_8515F IMG_8505 IMG_8488 IMG_8498 20150504_102136 20151212_151529 Ly mu cc yu t c hi khu vc may

Thông tin liên hệ

TRẠM QUAN TRẮC VÀ PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG

Địa chỉ: 99 Trần Quốc Toản, Phường Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm - thành phố Hà Nội.

Điện thoại: (+8424) 22172473; 22172480 - Fax: (8424) 3822 3011

Hotline: 0941042838

Email: moitruonglaodong@vnniosh.vn 

Website: https://Wemos.vn/

Cơ quan quyết định thành lập: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Cơ quan quản lý trực tiếp: Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động.

 

Dịch vụ

Thế mạnh đơn vị

Bản đồ

Thông tin được đăng tải có tính chất tham khảo, không có giá trị về mặt pháp lý

  • zalo-circle