Nghiên cứu đã xây dựng được phương pháp đánh giá, phân loại chất lượng vệ sinh môi trường lao động và rủi ro sức khoẻ nghề nghiệp theo 8 loại bụi và 50 hóa chất nêu trong các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02:2019/BYT và QCVN 03:2019/BYT, phục vụ công tác đánh giá điều kiện lao động và rủi ro sức khoẻ nghề nghiệp tại nơi làm việc.
1. MỞ ĐẦU
Điều kiện lao động (ĐKLĐ) và rủi ro sức khoẻ nghề nghiệp (RRSKNN) phụ thuộc vào tổ hợp các yếu tố bao gồm: vi khí hậu, các yếu tố vật lý (ồn, rung, bức xạ…), các yếu tố hoá học (bao gồm cả bụi), các yếu tố vi sinh vật, các yếu tố ecgonomi và tâm sinh lý lao động. Bốn nhóm yếu tố đầu liên quan đến môi trường lao động (MTLĐ), còn 2 nhóm yếu tố sau liên quan đến quá trình lao động. Trong [1], các tác giả đã xây dựng phương pháp tổng quát đánh giá, phân loại chất lượng vệ sinh (CLVS) MTLĐ và mức RRSKNN do các yếu tố MTLĐ gây ra; từ đó đã xây dựng được các phương pháp đánh giá, phân loại CLVS MTLĐ và RRSKNN theo nhóm các yếu tố cụ thể như: vi khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, vận tốc gió, bức xạ nhiệt) [2]; các yếu tố vật lý (ồn rung, bức xạ..) [3]. Cũng trên cơ sở phương pháp tổng quát, đã xây dựng phương pháp đánh giá, phân loại ĐKLĐ và RRSKNN theo các yếu tố ĐKLĐ đặc trưng của một ngành, như khai thác và chế biến đá [4].
Trong khuôn khổ bài báo này, các tác giả đề cập tới phương pháp đánh giá, phân loại CLVS MTLĐ và RRSKNN theo các yếu tố hoá học (bao gồm cả bụi). Nghiên cứu này đáp ứng đồng bộ tiến trình ban hành các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN thay thế cho QĐ 3733/2002/BYT và hoàn chỉnh dần công cụ đánh giá ĐKLĐ, RRSKNN theo mạch các công trình đã công bố [1], [2], [3], [4].
2. PHƯƠNG PHÁP CHUNG
Phương pháp chung đánh giá CLVS và RRSKNN theo các yếu tố hoá học (bao gồm cả bụi) trong không khí tại nơi làm việc được xây dựng trên cơ sở các nghiên cứu [1], [9], [10] và được thể hiện trong Bảng 1.
Bảng 1. Đánh giá CLVS và RRSKNN theo hoá chất trong không khí tại nơi làm việc
TT |
Các hóa chất |
Mức chất lượng vệ sinh |
||||||
Hợp vệ sinh |
Chấp nhận được |
Độc hại nhẹ |
Độc hại trung bình |
Độc hại nặng |
Độc hại rất nặng |
Nguy hiểm |
||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
||
1 |
Các chất có mức độc hại thuộc nhóm 1-4 trừ các chất trong mục 2-7 |
≤0,5 STEL ≤0,5 |
>0,5÷1,0 STEL >0,5÷1,0 TWA |
>1÷3,0STEL >1,0÷3,0TWA |
>3÷10,0STEL >3,0÷10,0TWA |
>10÷15STEL >10÷15TWA |
>15÷20STEL >15 |
>20STEL - |
2 |
Các chất gây ngộ độc cấp tính, bao gồm: |
|||||||
2a |
Các chất có cơ chế tác động cấp tính, như: chlo, amoniac |
≤0,5 STEL |
>0,5÷1,0 STEL |
>1÷2,0STEL |
>2÷4,0STEL |
>4÷6 STEL |
>6÷10STEL |
>10STEL |
2b |
Các chất có tác động kích thích |
≤0,5 STEL |
>0,5÷1,0 STEL |
>1÷2,0STEL |
>2÷5,0STEL |
>5÷10STEL |
>10÷50STEL |
>50STEL |
3 |
Các chất gây ung thư, các chất nguy hiểm cho sức khoẻ sinh sản |
≤0,5 |
>0,5÷1,0 TWA |
>1÷2,0TWA |
>2÷4,0TWA |
>4÷10TWA |
>10 |
- |
4 |
Các chất gây dị ứng , trong đó: |
|||||||
4a |
nguy hiểm cao |
≤0,5 STEL |
>0,5÷1,0 STEL |
- |
>1÷3,0STEL |
>3÷15,0STEL |
>15÷20STEL |
>20STEL |
4b |
nguy hiểm trung bình |
≤0,5 STEL |
>0,5÷1,0 STEL |
>1÷2,0STEL |
>2÷5,0STEL |
>5÷15STEL |
>15÷20STEL |
>20STEL |
5 |
Các loại thuốc chống ung thư, các loại hormone |
* |
||||||
6 |
Các thuốc giảm đau gây nghiện |
* |
||||||
7 |
Các loại enzim (enzyme) nguồn gốc vi sinh |
≤0,5 STEL |
>0,5÷1,0 STEL |
>1÷5,0STEL |
>5÷10,0STEL |
>10 STEL |
- |
- |
TT |
Mối nguy hóa chất |
Rủi ro cực thấp |
Rủi ro |
Rủi ro thấp |
Rủi ro trung bình |
Rủi ro cao |
Rủi ro |
Rủi ro cực cao |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
||
Mức rủi ro SKNN |
||||||||
Chú thích: STEL – Giới hạn tiếp xúc (phơi nhiễm) ngắn; (*) được phân hạng không căn cứ vào nồng độ chất ô nhiễm (không đo đạc) |
Theo Bảng 1, thực hiện đánh giá CLVS và RRSKNN theo 7 nhóm yếu tố hoá học có tác động đặc trưng tới sức khoẻ con người như sau:
1) Các hoá chất có mức độc hại thuộc nhóm 1-4, trừ các hoá chất ở các mục 2-7: Hầu hết hoá chất đều thuộc nhóm này. Nhìn chung, nồng độ tiếp xúc trung bình ca làm việc được sử dụng để xác định CLVS và mức RRSKNN. Giá trị tham chiếu để so sánh và xác định là giới hạn tiếp xúc ca làm việc (TWA) theo QCVN 03:2019/BYT. Nếu tại bất kỳ thời điểm nào, CLVS và mức RRSKNN xác định theo nồng độ tiếp xúc ngắn cao hơn so với CLVS và mức RRSKNN đã được xác định theo nồng độ tiếp xúc trung bình ca làm việc, thì CLVS và mức RRSKNN được xác định lại theo nồng độ tiếp xúc ngắn.
2) Các hoá chất gây ngộ độc cấp tính (2a và 2b): Nồng độ tiếp xúc ngắn được sử dụng để xác định CLVS và mức RRSKNN. Giá trị tham chiếu để so sánh và xác định là giới hạn tiếp xúc ngắn (STEL) theo QCVN 03:2019/BYT.
3) Các chất gây ung thư, các chất nguy hiểm đối với sức khoẻ sinh sản: Nồng độ tiếp xúc trung bình ca làm việc được sử dụng để xác định ĐKLĐ và mức RRSKNN. Giá trị tham chiếu để so sánh và xác định là giới hạn tiếp xúc ca làm việc (TWA) theo QCVN:03/2019/BYT.
4) Các chất gây dị ứng (4a và 4b): Nồng độ tiếp xúc ngắn được sử dụng để xác định ĐKLĐ và mức RRSKNN. Giá trị tham chiếu để so sánh và xác định là giới hạn tiếp xúc ngắn (STEL) theo QCVN 03:2019/BYT. Có một điểm khác biệt là: đối với hoá chất gây dị ứng nguy hiểm cao, nếu nồng độ cao hơn giới hạn tiếp xúc ngắn và nằm trong khoảng từ >1 đến 3 lần STEL thì xếp ngay vào mức 4 (độc hại trung bình, tương ứng với mức RR trung bình), chứ không xếp vào mức 3 như các nhóm hoá chất khác.
5) Các loại thuốc chống ung thư, các loại hormone: nếu xuất hiện trong không khí tại chỗ làm việc, bất luận nồng độ tiếp xúc là bao nhiêu, thì xếp ngay vào mức 6 (độc hại nặng, tương ứng với mức RR rất cao).
6) Các loại thuốc giảm đau gây nghiện: nếu xuất hiện trong không khí tại chỗ làm việc, bất luận nồng độ tiếp xúc là bao nhiêu, thì xếp ngay vào mức 4 (độc hại trung bình, tương ứng với mức RR trung bình).
7) Các loại enzim nguồn gốc vi sinh: Nồng độ tiếp xúc ngắn được sử dụng để xác định ĐKLĐ và mức RRSKNN. Giá trị tham chiếu để so sánh và xác định là giới hạn tiếp xúc ngắn (STEL) theo QCVN 03:2019/BYT.
Nồng độ tiếp xúc ngắn và nồng độ tiếp xúc trung bình ca làm việc được xác định theo hướng dẫn trong các quy chuẩn kỹ thuật [7], [8].
3. PHƯƠNG PHÁP CỤ THỂ
Trong năm 2019 Bộ y tế ban hành 02 quy chuẩn kỹ thuật quốc gia mới về vệ sinh lao động thay thế cho tiêu chuẩn 3733/2002/QĐ-BYT cũ là:
· QCVN 02:2019/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bụi – Giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép bụi tại nơi làm việc;
· QCVN 03:2019/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia – Giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép của 50 yếu tố hoá học tại nơi làm việc.
Phương pháp đánh giá CLVS và RRSKNN được triển khai đối với 8 loại bụi và 50 loại hoá chất nêu trong 2 quy chuẩn kỹ thuật mới ban hành trên.
3.1. Đối với bụi
3.1.1. Đối với bụi silic và bụi amiang
Theo phân loại của Cơ quan nghiên cứu ung thư thế giới (IARC - International Agency for Research on Cancer) thì bụi silic và amiang đều là tác nhân gây ung thư cho người [5], [6]. Như vậy, thực hiện đánh giá phân loại CLVS và RRSKNN đối với bụi silic và bụi amiang như đối với các chất gây ung thư, các chất nguy hiểm cho sức khoẻ sinh sản (xem Bảng 2).
Bảng 2. Đánh giá, phân loại CLVS và RRSKNN đối với bụi silic và bụi amiang
TT |
Thông số của bụi silic và bụi amiang |
Mức chất lượng vệ sinh MTLĐ |
||||||
Hợp vệ sinh |
Chấp nhận được |
Độc hại nhẹ |
Độc hại trung bình |
Độc hại nặng |
Độc hại rất nặng |
Nguy hiểm |
||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
||
1 |
Bụi silíc |
|||||||
Nồng độ silic trong bụi toàn phần, mg/m3 |
≤0,15 |
>0,15÷0,30 |
>0,3÷0,60 |
>0,6÷1,20 |
>1,2÷3,00 |
>3,00 |
- |
|
Nồng độ silic trong bụi hô hấp, mg/m3 |
≤0,05 |
>0,05÷0,10 |
>0,1÷0,20 |
>0,2÷0,40 |
>0,4÷1,00 |
>1,00 |
- |
|
2 |
Bụi amiang |
|||||||
Bụi serpentine (chrysotyle), sợi/ml |
≤0,05 |
>0,05÷0,1 |
>0,1÷0,2 |
>0,2÷0,40 |
>0,4÷1,00 |
>1,00 |
- |
|
Bụi amphibole, sợi/ml |
0 (Hoàn toàn không được phép) |
|||||||
TT |
Mối nguy bụi silic và bụi amiang |
Rủi ro cực thấp |
Rủi ro |
Rủi ro thấp |
Rủi ro trung bình |
Rủi ro |
Rủi ro |
Rủi ro cực cao |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
||
Mức rủi ro SKNN |
3.1.2. Đối với các loại bụi khác
Các loại bụi khác là các loại bụi có nguồn gốc hóa chất không thuộc các nhóm từ 2 đến 7 của Bảng 1. Trên cơ sở QCVN 02:2019/BYT [7], đã xây dựng được phương pháp đánh giá, phân loại CLVS và RRSKNN đối với các loại bụi khác (xem Bảng 3).
Bảng 3. Đánh giá, phân loại CLVS và RRSKNN đối với các loại bụi khác
TT |
Thông số của các loại bụi khác |
Mức chất lượng vệ sinh |
||||||
Hợp vệ sinh |
Chấp nhận được |
Độc hại nhẹ |
Độc hại trung bình |
Độc hại nặng |
Độc hại rất nặng |
Nguy hiểm |
||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
||
1 |
Bụi talc, nhôm, bentonit, diatomit, pyrit, graphit, cao lanh, than hoạt tính |
|||||||
Bụi toàn phần, mg/m3 |
≤1,00 |
>1,0÷2,0 |
>2÷6,0 |
>6÷20,0 |
>20÷30,0 |
>30,0 |
- |
|
Bụi hô hấp, mg/m3 |
≤0,50 |
>0,5÷1,0 |
>1÷3,0 |
>3÷10,0 |
>10÷15,0 |
>15,0 |
- |
|
2 |
Bakelit, oxit sắt, oxit kẽm, dioxit titan, silicat, apatit, baril, potphatit, đá vôi, đá trân châu, đá cẩm thạch, xi măng portland |
|||||||
Bụi toàn phần, mg/m3 |
≤2,0 |
>2,0÷4,0 |
>4,0÷12,0 |
>12,0÷40,0 |
>40,0÷60,0 |
>60,0 |
- |
|
Bụi hô hấp, mg/m3 |
≤1,0 |
>1,0÷2,0 |
>2,0÷6,0 |
>6,0÷20,0 |
>20,0÷30,0 |
>30,0 |
- |
|
3 |
Bụi nguồn gốc từ thảo mộc, động vật, chè, thuốc lá, ngũ cốc, gỗ |
|||||||
Bụi toàn phần, mg/m3 |
≤3,0 |
>3,0÷6,0 |
>6÷18,0 |
>18÷60,0 |
>60÷90,0 |
>90,0 |
- |
|
Bụi hô hấp, mg/m3 |
≤1,5 |
>1,5÷3,0 |
>3÷9,0 |
>9÷30,0 |
>30÷45,0 |
>45,0 |
- |
|
4 |
Bụi hữu cơ và vô cơ không có quy định khác |
|||||||
Bụi toàn phần, mg/m3 |
≤4,0 |
>4,0÷8,0 |
>8÷24,0 |
>24÷80,0 |
>80÷120,0 |
>120,0 |
- |
|
Bụi hô hấp, mg/m3 |
≤2,0 |
>2÷4,0 |
>4÷12,0 |
>12÷40,0 |
>40÷60,0 |
>60,0 |
- |
|
5 |
Bụi bông, mg/m3 |
≤0,5 |
>0,5÷1,0 |
>1÷3,0 |
>3÷10,0 |
>10÷15,0 |
>15,0 |
- |
6 |
Bụi than |
|||||||
Bụi toàn phần, mg/m3 |
≤1,5 |
>1,5÷3,0 |
>3÷9,0 |
>9÷30,0 |
>30÷45,0 |
>45,0 |
- |
|
Bụi hô hấp, mg/m3 |
≤1,0 |
>1÷2,0 |
>2÷6,0 |
>6÷20,0 |
>20÷30,0 |
>30,0 |
- |
|
TT |
Mối nguy bụi khác |
Rủi ro cực thấp |
Rủi ro |
Rủi ro thấp |
Rủi ro trung bình |
Rủi ro cao |
Rủi ro |
Rủi ro cực cao |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
||
Mức rủi ro SKNN |
3.2. Đối với hoá chất
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 03:2019/BYT đề cập tới giới hạn tiếp xúc của người lao động với 50 hoá chất tại nơi làm việc. Trong số 50 hoá chất, đã tách riêng được 2 nhóm là: i) các hoá chất gây ung thư và có khả năng gây ung thư và ii) các hoá chất gây ngộ độc cấp tính.
3.2.1. Đối với các hoá chất gây ung thư và có khả năng gây ung thư
Nhóm hoá chất gây ung thư và các hoá chất có khả năng gây ung thư được trình bày ở Bảng 4 và Bảng 5.
Bảng 4. Các hoá chất gây ung thư
TT |
Tên hóa chất |
Công thức hóa học |
Phân tử lượng |
Số CAS |
Giới hạn tiếp xúc ca làm việc (TWA) |
Giới hạn tiếp xúc ngắn (STEL) |
Nhóm độc tính theo IARC |
1 |
Vinyl chloride |
C2H3Cl |
62,50 |
75-01-4 |
1,0 |
- |
1 |
2 |
Acid sulfuric |
H2SO4 |
98,08 |
7664-93-9 |
1,0 |
2,0 |
1 |
3 |
Arsenic và hợp chất |
As |
74,92 |
7440-38-2 |
0,01 |
- |
1 |
4 |
Arsin |
AsH3 |
77,95 |
7784-42-1 |
0,05 |
- |
1 |
5 |
Benzen |
C6H6 |
78,12 |
78,12 |
5,0 |
15,0 |
1 |
6 |
Cadmi và hợp chất |
Cd CdO |
112,41 128,41 |
7440-43-9 1306-19-0 |
0,005 |
- |
1 |
7 |
Chromi (VI) (dạng hòa tan trong nước) |
Cr6+ |
- |
1333-82-0 |
0,01 |
- |
1 |
8 |
Chromi (VI) oxide |
CrO3 |
99,99 |
1333-82-0 |
0,05 |
- |
1 |
9 |
Ethanol |
CH3CH2OH |
46,08 |
64-17-5 |
1.000 |
3.000 |
1 |
10 |
Formaldehyde |
HCHO |
30,30 |
50-00-0 |
0,5 |
1,0 |
1 |
Bảng 5. Các hoá chất có khả năng gây ung thư
TT |
Tên hóa chất |
Công thức hóa học |
Phân tử lượng |
Số CAS |
Giới hạn tiếp xúc ca làm việc (TWA) |
Giới hạn tiếp xúc ngắn (STEL) |
Nhóm độc tính theo IARC |
11 |
Xăng |
CnH2n+2 |
99,99 |
8006-61-9; 89290-81-5 |
300 |
- |
2A |
12 |
Dichloromethan |
CH2Cl2 |
84,93 |
75-09-2 |
50 |
- |
2A |
13 |
Nitro toluen |
CH3C6H4NO2 |
137,15 |
99-99-0 99-08-1 88-72-2 |
11 |
- |
3 3 2A |
14 |
Carbon tetrachloride |
CCl4 |
153,84 |
56-23-5 |
10 |
20 |
2B |
15 |
Chloroform |
CHCl3 |
119,37 |
67-66-3 |
10 |
20 |
2B |
16 |
Cobalt và hợp chất |
Co |
58,93 |
7440-48-4 |
0,05 |
- |
2B |
17 |
Nitro benzen |
C6H5NO2 |
123,12 |
98-95-3 |
3,0 |
- |
2B |
Trên quan điểm bảo vệ sức khoẻ người lao động là ưu tiên hàng đầu, thực hiện đánh giá CLVS và RRSKNN đối với các hoá chất có khả năng gây ung thư như đối với các hoá chất gây ung thư (xem Bảng 6).
Bảng 6. Đánh giá CLVS và RRSKNN đối với các hoá chất gây ung thư và có khả năng gây ung thư
TT |
Thông số của hóa chất gây ung thư |
Mức chất lượng vệ sinh |
||||||
Hợp vệ sinh |
Chấp nhận được |
Độc hại nhẹ |
Độc hại trung bình |
Độc hại nặng |
Độc hại rất nặng |
Nguy hiểm |
||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
||
Nồng độ tiếp xúc (phơi nhiễm) trung bình ca làm việc, mg/m3 |
≤0,5 TWA |
>0,5÷1,0 TWA |
>1÷2,0TWA |
>2÷4,0TWA |
>4÷10TWA |
>10 TWA |
- |
|
TT |
Mối nguy hóa chất gây ung thư |
Rủi ro |
Rủi ro |
Rủi ro thấp |
Rủi ro trung bình |
Rủi ro cao |
Rủi ro |
Rủi ro cực cao |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
||
Mức rủi ro SKNN |
3.2.2. Đối với các hoá chất gây ngộ độc cấp tính
Trong số 50 hoá chất được đề cập trong QCVN 03:2019/BYT, nhóm hoá chất gây ngộ độc cấp tính được trình bày ở Bảng 7.
Bảng 7. Các hoá chất gây ngộ độc cấp tính
TT |
Hóa chất gây ngộ độc cấp tính |
Công thức hóa học |
Phân tử lượng |
Số CAS |
Giới hạn tiếp xúc ca làm việc (TWA) |
Giới hạn tiếp xúc ngắn (STEL) |
Nhóm độc tính theo IARC |
1 |
Acid hydrochloric |
HCl |
36,46 |
7647-01-0 |
5,0 |
7,5 |
3 |
2 |
Fluoride |
F- |
19,00 |
16984-48-8 |
1,0 |
- |
3 |
3 |
Amonia |
NH3 |
17,03 |
7664-41-7 |
17 |
25 |
- |
4 |
Carbon monoxide |
CO |
28,01 |
630-08-0 |
20 |
40 |
4 |
5 |
Chlor |
Cl2 |
70,90 |
7782-50-5 |
1,5 |
3,0 |
4 |
6 |
Fluor |
F2 |
38,00 |
7782-41-4 |
0,2 |
0,4 |
4 |
7 |
Hydro sulfide |
H2S |
34,08 |
7783-06-4 |
10 |
15 |
4 |
8 |
Nicotin |
C10H14N2 |
162,23 |
54-11-5 |
0,5 |
- |
4 |
9 |
Nitơ dioxide |
NO2 |
46,01 |
10102-44-0 |
5,0 |
10 |
4 |
10 |
Nitơ monoxide |
NO |
30,01 |
10102-43-9 |
10 |
- |
4 |
Thực hiện đánh giá ĐKLĐ và RRSKNN đối với các hoá chất gây ngộ độc cấp tính theo Bảng 8 sau đây.
Bảng 8. Đánh giá, phân loại CLVS và RRSKNN đối với hoá chất gây ngộ độc cấp tính
TT |
Thông số của hóa chất gây ngộ độc cấp tính |
Mức chất lượng vệ sinh |
||||||
Hợp vệ sinh |
Chấp nhận được |
Độc hại nhẹ |
Độc hại trung bình |
Độc hại nặng |
Độc hại rất nặng |
Nguy hiểm |
||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
||
Nồng độ tiếp xúc (phơi nhiễm) ngắn, mg/m3 |
≤0,5 STEL |
>0,5÷1,0 STEL |
>1,0÷2,0 STEL |
>2,0÷4,0 STEL |
>4÷6 STEL |
>6÷10 STEL |
>10 STEL |
|
TT |
Mối nguy hóa chất gây ngộ độc cấp tính |
Rủi ro |
Rủi ro |
Rủi ro thấp |
Rủi ro trung bình |
Rủi ro |
Rủi ro |
Rủi ro cực cao |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
||
Mức rủi ro SKNN |
2.2.3. Đối với các hoá chất còn lại
Thực hiện đánh giá, phân loại ĐKLĐ và RRSKNN theo hướng dẫn ở Bảng 9.
Bảng 9. Đánh giá, phân loại CLVS và RRSKNN đối với các hoá chất khác
TT |
Thông số của các hóa chất khác |
Mức CLVS |
||||||
Hợp vệ sinh |
Chấp nhận được |
Độc hại nhẹ |
Độc hại trung bình |
Độc hại nặng |
Độc hại rất nặng |
Nguy hiểm |
||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
||
Nồng độ tiếp xúc (phơi nhiễm) ngắn, mg/m3 Nồng độ tiếp xúc (phơi nhiễm) trung bình ca làm việc, mg/m3 |
≤0,5 STEL ≤0,5 TWA |
>0,5÷1,0 STEL >0,5÷1,0 TWA |
>1,0÷3,0 STEL >1,0÷3,0 TWA |
>3,0÷10,0 STEL >3,0÷10,0 TWA |
>10÷15 STEL >10÷15 TWA |
>15÷20 STEL >15 TWA |
>20 STEL - |
|
TT |
Mối nguy các hóa chất khác |
Rủi ro cực thấp |
Rủi ro rất thấp |
Rủi ro thấp |
Rủi ro trung bình |
Rủi ro cao |
Rủi ro rất cao |
Rủi ro cực cao |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
||
Mức rủi ro SKNN |
Nồng độ tiếp xúc trung bình ca làm việc được sử dụng để xác định CLVS và mức RRSKNN. Giá trị tham chiếu để so sánh và xác định là giới hạn tiếp xúc ca làm việc (TWA) theo QCVN 03:2019/BYT [8]. Nếu tại bất kỳ thời điểm nào, CLVS và mức RRSKNN xác định theo nồng độ tiếp xúc ngắn cao hơn so với CLVS và mức RRSKNN đã được xác định theo nồng độ tiếp xúc trung bình ca làm việc, thì CLVS và mức RRSKNN được xác định lại theo nồng độ tiếp xúc ngắn.
4. KẾT LUẬN
Phương pháp đánh giá, phân loại CLVS và RRSKNN theo các yếu tố hoá học đã được xây dựng cho 8 loại bụi và 50 loại hoá chất cụ thể được đề cập trong các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02:2019/BYT và QCVN 03:2019/BYT.
Khi Bộ y tế ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia mới về các hoá chất còn lại thì phương pháp đánh giá, phân loại CLVS và RRSKNN sẽ tiếp tục được xây dựng cập nhật.
Phương pháp trình bày góp phần hoàn chỉnh công cụ đánh giá CLVS của MTLĐ và RRSKNN,đồng thời phục vụ đánh giá, phân loại ĐKLĐ và RRSKNN tại vị trí làm việc của người lao động.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Đỗ Trần Hải, Phạm Quốc Quân (2017), "Phương pháp phân loại chất lượng vệ sinh môi trường lao động và cấp độ rủi ro sức khỏe nghề nghiệp do các yếu tố môi trường lao động gây ra", Tạp chí Bảo hộ lao động N1&2, 2017;
[2]. Đỗ Trần Hải, Nguyễn Thắng Lợi, Phạm Quốc Quân (2017), "Đánh giá, phân loại chất lượng vệ sinh môi trường lao động và rủi ro sức khỏe nghề nghiệp do tác động của các thông số vi khí hậu", Tạp chí Bảo hộ lao động N4, 2017;
[3]. Đỗ Trần Hải, Nguyễn Thắng Lợi, Phạm Quốc Quân (2017), "Phân loại chất lượng vệ sinh môi trường lao động và rủi ro sức khỏe nghề nghiệp do tác động của các yếu tố vật lý", Tạp chí hoạt động KHCN An toàn – Sức khoẻ và Môi trường số 1,2,3 -2020;
[4]. Nguyễn Thắng Lợi, Phạm Quốc Quân (2019), "Phương pháp đánh giá rủi ro an toàn và vệ sinh lao động áp dụng trong các cơ sở khai thác và chế biến đá", Tạp chí hoạt động KHCN An toàn – Sức khoẻ và Môi trường, số 4,5,6 -2019;
[5]. US Silica Company, MSDS, tại: https://www.ussilica.com/sites/default/files/2019-05/Silica%20OSHA%20EU%20SDS%20%284-18%29.pdf;
[6]. National Institute of Standards and Technology, MSDS, tại: https://www-s.nist.gov/srmors/msds/1867a-MSDS.pdf;
[7]. QCVN 02:2019/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bụi – Giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép bụi tại nơi làm việc;
[8]. QCVN 03:2019/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia – Giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép của 50 yếu tố hoá học tại nơi làm việc;
[9]. Минздрав России (2004), Р 2.2.1766-03 Руководство по оценке профессионального риска для здоровья работников - Организационно-методические основы, принципы и критерии оценки, Москва 2004 г., 21 стр.;
[10]. Минтруда России (2014), Методика проведения специальной оценки условий труда, Приложение №1 к приказу №33н Минтруда от 24 января 2014г, Москва 2004 г.
TS. Đỗ Trần Hải, TS. Nguyễn Thắng Lợi, TSKH. Phạm Quốc Quân
Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động