logo_tram.jpg

ISO 9001:2015

VIMCERTS 025

 

TRẠM QUAN TRẮC VÀ PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG

NATIONAL WORKING ENVIRONMENT MONITORING STATION

 

vilas1.png

VILAS 441

Trang chủ»Nghiên cứu khoa học»Thông tin KHCN & Môi trường»Phương pháp phân loại chất lượng vệ sinh môi trường lao động và đánh giá rủi ro sức khỏe nghề nghiệp theo các thông số vi khí hậu

Phương pháp phân loại chất lượng vệ sinh môi trường lao động và đánh giá rủi ro sức khỏe nghề nghiệp theo các thông số vi khí hậu

Bài viết trình bày phương pháp phân loại 7 mức chất lượng vệ sinh môi trường lao động và đánh giá rủi ro sức khỏe nghề nghiệp theo các thông số vi khí hậu và kết quả áp dụng tại công ty CP Hacera.

 

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Như đã biết, chất lượng vệ sinh môi trường lao động (CLVS MTLĐ) và rủi ro sức khỏe nghề nghiệp (RRSKNN) ở nơi làm việc có thể được đánh giá, phân loại theo thang đánh giá 7 mức [2]. Trong bài này, các tác giả công bố kết quả nghiên cứu xây dựng phương pháp phân loại CLVS MTLĐ và đánh giá RRSKNN theo các thông số vi khí hậu trên cơ sở phương pháp chung, quy chuẩn QCVN 26:2016 và kết quả nghiên cứu trong nước về tiện nghi nhiệt [1,2,5,6,7,8].

2. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ

Vi khí hậu bao gồm các thông số như: nhiệt độ khô, nhiệt độ ướt, độ ẩm tương đối cường độ bức xạ nhiệt, và tốc độ gió. Yêu cầu vệ sinh đối với vi khí hậu được quy định trong QCVN 26:2016/BYT.

Phân loại CLVS MTLĐ và đánh giá RRSKNN có thể được thực hiện dựa trên các thông số MTLĐ riêng lẻ nêu trên hay các chỉ số tổng hợp như: tải nhiệt môi trường, nhiệt độ hiệu quả tương đương hay nhiệt tam cầu.

Chỉ số tải nhiệt môi trường (TNM)

Chỉ số tải nhiệt môi trường (TNM), tính đến ảnh hưởng đồng thời của nhiệt độ khô và nhiệt độ ướt của không khí tới gánh nặng nhiệt đối vớingười lao động (NLĐ). Chỉ số TNM được xác định theo công thức:

5. CT 1 

Trong đó:

TNM – Chỉ số tải nhiệt môi trường, oC;

– tương ứng là nhiệt độ ướt và khô của không khí, oC.

Chỉ số nhiệt tam cầu (NTC)

Chỉ số nhiệt tam cầu NTC (tiếng Anh là: WBGT -Wet Bulb Globe Temperature index) tính đến sự ảnh hưởng kết hợp của độ ẩm và vận tốc gió (tư), nhiệt bức xạ (t) và nhiệt độ không khí (tk) đến gánh nặng nhiệt đối với NLĐ.

Chỉ số nhiệt tam cầu được xác định như sau:

- Đối với không khí trong nhà:

5. CT 2

- Đối với không khí ngoài nhà:

5. CT 3

Trong đó:

NTC- Chỉ số nhiệt tam cầu, oC;                                                                     

t – Nhiệt độ cầu đen, oC

Chỉ số nhiệt độ hiệu quả tương đương:

Chỉ số nhiệt độ hiệu quả tương đương tính đến sự ảnh hưởng đồng thời của nhiệt độ khô, nhiệt độ ướt và vận tốc gió tới gánh nặng nhiệt đối với NLĐ. Chỉ số nhiệt độ hiệu quả tương đương được xác định theo công thức:

5. CT 4

Trong đó:

Thq – Nhiệt độ hiệu quả tương đương, oC;

v – vận tốc chuyển động của không khí, m/s.

Đánh giá, phân loại CLVS MTLĐ cũng được đánh giá dựa trên loại lao động được quy định trong QCVN 26:2016/BYT như sau:

+ Loại 1: công việc nhẹ, tiêu hao năng lượng từ 120÷150kcal/h (139÷174W);

+ Loại 2: công việc trung bình, tiêu hao năng lượng từ 151÷250kcal/h (175÷290W), tư thế lao động liên quan tới đi lại và dịch chuyển, gia công chi tiết dưới 1kg ở tư thế đứng hoặc ngồi, mang vác vật nặng đến dưới 10kg;

+ Loại 3: công việc nặng, tiêu hao năng lượng >250Kcal/h (>290W), tư thế đứng hoặc đi lại nhiều, dịch chuyển và di dời vật nặng trên 10kg.

2.1. Đối với vi khí hậu nóng

Đối với vi khí hậu nóng, việc phân loại chất lượng vệ sinh dựa trên cơ sở là các kết quả nghiên cứu về trao đổi nhiệt giữa cơ thể với môi trường vi khí hậu, nghiên cứu về cảm giác nhiệt của người Việt và các qui định trong quy chuẩn QCVN 26: 2016/BYT của Bộ Y tế [1], [4].

Đối với nhiệt độ và độ ẩm, xác định các điểm mức giới hạn như sau:

Công việc nhẹ - Loại 1:

Mức chất lượng

Mức rất tốt

Mức tốt

Mức độc hại nhẹ

Mức độc hại trung bình

Mức độc hại nặng

Mức độc hại rất nặng

Mức nguy hiểm

Nhiệt độ không khí, oC

24÷26

26,1÷29

29,1÷34

34,1÷35,1

35,2÷36,2

36,3÷37,0

>37

Độ ẩm không khí, %

40÷50

51÷60

61÷65

66÷70

71÷75

76÷80

>80

Công việc trung bình - Loại 2:

Mức chất lượng

Mức rất tốt

Mức tốt

Mức độc hại nhẹ

Mức độc hại trung bình

Mức độc hại nặng

Mức độc hại rất nặng

Mức nguy hiểm

Nhiệt độ không khí, oC

23÷25

25,1÷27

27,1÷32

32,1÷33,1

33,2÷34,2

34,3÷35,0

>35

Độ ẩm không khí, %

40÷50

51÷60

61÷65

66÷70

71÷75

76÷80

>80

Công việc nặng - Loại 3:

Mức chất lượng

Mức rất tốt

Mức tốt

Mức độc hại nhẹ

Mức độc hại trung bình

Mức độc hại nặng

Mức độc hại rất nặng

Mức nguy hiểm

Nhiệt độ không khí, oC

22÷24

24÷26

26,1÷30

30,1÷31,1

31,2÷32,2

32,3÷33,0

>33

Độ ẩm không khí, %

40÷50

51÷60

61÷65

66÷70

71÷75

76÷80

>80

Đối với vận tốc không khí, xác định các điểm mức giới hạn như sau:

Công việc

Mức rất tốt

Mức tốt

Mức độc hại nhẹ

Mức độc hại trung bình

Mức độc hại nặng

Mức độc hại rất nặng

Mức nguy hiểm

Loại 1

0,1÷0,4

0,41÷0,6

0,61÷0,8

0,81÷1,0

1,01÷1,25

1,26÷1,5

>1,5

Loại 2

0,2÷0,5

0,51÷0,7

0,71÷0,95

0,96÷1,2

1,21÷1,45

1,46÷1,7

>1,7

Loại 3

0,3÷0,6

0,61÷0,8

0,81÷1,1

1,11÷1,4

1,41÷1,7

1,71÷2,0

>2,0

Đối với cường độ bức xạ nhiệt, quy chuẩn QCVN 26:2016/BYT không quy định chi tiết cho cường độ bức xạ nhiệt nguồn gốc công nghiệp, do vậy, tạm thời theo tài liệu Hướng dẫn của LB Nga [5].

Đối với các chỉ số tổng hợp, quy chuẩn QCVN 26:2016/BYT chỉ quy định chỉ số nhiệt tam cầu NTC (hay WBGT), mà không quy định đối với 2 chỉ số còn lại. Vì vậy, chỉ số tải nhiệt môi trường TNM được áp dụng trên cơ sở các tài liệu hướng dẫn của LB Nga [5] còn chỉ số nhiệt độ hiệu quả tương đương Thq được áp dụng trên cơ sở kết quả nghiên cứu trong nước [1].

Bảng 1: Phân loại CLVS MTLĐ và đánh giá RRSKNN theo các thông số vi khí hậu nóng [5,6,7,8]

Thông số

Loại công việc

Chất lượng vệ sinh

Rất tốt

Tốt

Độc hại nhẹ

Độc hại trung bình

Độc hại nặng

Độc hại rất nặng

Nguy hiểm

1

2

3

4

5

6

7

Nhiệt độ khô Tk, °C

1

24÷26

26,1÷29

29,1÷34

34,1÷35,1

35,2÷36,2

36,3÷37,0

>37

2

23÷25

25,1÷27

27,1÷32

32,1÷33,1

33,2÷34,2

34,3÷35,0

>35

3

22÷24

24÷26

26,1÷30

30,1÷31,1

31,2÷32,2

32,3÷33,0

>33

Nhiệt độ ướt Tư, °C

1

15,4÷18,7

18,8÷22,9

23÷28,2

28,3÷30,1

30,2÷32,1

32,2÷33,7

>33,7

2

14,7÷17,9

18,0÷21,2

21,3÷26,5

26,6÷28,3

28,4÷30,2

30,3÷31,8

>31,8

3

13,9÷17,1

17,2÷20,3

20,4÷24,7

24,8÷26,5

26,6÷28,3

28,4÷29,9

>29,9

Độ ẩm tương đối, %,

1÷3

40÷50

51÷60

61÷65

66÷70

71÷75

76÷80

>80

Vận tốc gió, m/s

1

0,1÷0,4

0,41÷0,6

0,61÷0,8

0,81÷1,0

1,01÷1,25

1,26÷1,5

>1,5

2

0,2÷0,5

0,51÷0,7

0,71÷0,95

0,96÷1,2

1,21÷1,45

1,46÷1,7

>1,7

3

0,3÷0,6

0,61÷0,8

0,81÷1,1

1,11÷1,4

1,41÷1,7

1,71÷2,0

>2,0

Cường độ bức xạ nhiệt, W/m2

1÷3

-

0,0÷100

101÷1500

1501÷2000

2001÷2500

2501÷2800

>2800

Chỉ số TNM, °C

1

18,0÷20,9

21,0÷24,7

24,8÷29,9

30,0÷31,6

31,7÷33,3

33,4÷34,7

>34,7

2

17,2÷20,0

20,1÷22,9

23,0÷28,2

28,3÷29,7

29,8÷31,4

31,5÷32,8

>32,8

3

16,3÷19,2

19,2÷22,0

22,1÷26,3

26,4÷27,9

28,0÷29,5

29,6÷30,8

>30,8

Chỉ số Thq, °C

1

18,0÷20,9

21,0÷24,7

24,8÷29,9

30,0÷31,6

31,7÷33,3

33,4÷34,7

>34,7

2

17,2÷20,0

20,1÷22,9

23,0÷28,2

28,3÷29,7

29,8÷31,4

31,5÷32,8

>32,8

3

16,3÷19,2

19,2÷22,0

22,1÷26,3

26,4÷27,9

28,0÷29,5

29,6÷30,8

>30,8

Chỉ số NTC, °C

1

18,0÷20,9

21,0÷24,7

24,8÷30,0

30,1÷30,6

30,7÷31,4

31,5÷32,2

>32,2

2

17,2÷20,0

20,1÷22,9

23,0÷26,7

26,8÷28,0

28,1÷29,4

29,4÷31,4

>31,4

3

16,3÷19,2

19,2÷22,0

22,0÷25,0

25,1÷25,9

26,0÷27,9

28,0÷30,0

>30,0

Thông số

Loại công việc

1

2

3

4

5

6

7

Không có rủi ro

Rủi ro rất thấp

Rủi ro thấp

Rủi ro trung bình

Rủi ro cao

Rủi ro rất cao

Rủi ro cực cao

Rủi ro sức khoẻ nghề nghiệp

Ghi chú: Công nhân mặc quần áo BHLĐ có độ cách nhiệt từ 0,5Cal đến 0,8Cal, có độ xuyên khí và ẩm tương ứng ≥50dm3/m2s và ≥40g/m2h.

2.2. Đối với vi khí hậu lạnh

Đối với vi khí hậu lạnh, quy chuẩn QCVN 26:2016/BYT quy định nhiệt độ cho phép đối với công việc nhẹ là 20oC; công việc trung bình là 18oC; công việc nặng là 16oC mà không quy định độ ẩm và vận tốc không khí tương ứng. Nhận các điều kiện nhiệt độ nêu trên làm giới hạn của mức tốt. Các mức còn lại được phân đoạn theo cảm giác nhiệt lạnh của người Việt tại Việt Nam.

Đối với chỉ số TNM, quy chuẩn QCVN 26:2016/BYT không quy định, vì vậy tạm thời áp dụng theo tài liệu hướng dẫn của LB Nga.

Bảng 2: Phân loại CLVS MTLĐ và đánh giá RRSKNN theo các thông số vi khí hậu lạnh [5,6,7,8]

Thông số

Loại công việc

Chất lượng vệ sinh

Rất tốt

Tốt

Độc hại nhẹ

Độc hại trung bình

Độc hại nặng

Độc hại   rất nặng

Nguy hiểm

1

2

3

4

5

6

7

Nhiệt độ khô Tk, °C

1

24÷22,0

21,9÷20,0

19,9÷18,3

18,2÷16,7

16,6÷15,3

15,2÷14,0

<14

2

23÷21,0

20,9÷18,0

17,9÷16,6

16,5÷15,3

15,2÷14,1

14,0÷13,0

<13

3

22÷19,0

18,9÷16,0

15,9÷14,9

14,8÷13,8

13,7÷12,9

12,8÷12,0

<12

Nhiệt độ ướt Tư, °C

1

18,6÷13,9

13,8÷10,8

10,7÷8,3

8,2÷6,4

6,3÷4,8

4,7÷4,0

<4,0

2

17,7÷13,1

13÷9,4

9,3÷7,1

7,0÷5,5

5,4÷4,0

3,9÷3,4

<3,4

3

16,9÷11,6

11,5÷8,0

7,9÷6,0

5,9÷4,5

4,4÷3,3

3,2÷2,7

<2,7

Độ ẩm tương đối, %,

1÷3

60÷40

39÷30

29÷21

20÷15

14÷10

<10

<10

Vận tốc gió, m/s

1

0,0÷0,1

0,11÷0,2

0,21÷0,3

0,31÷0,4

0,41÷0,5

0,51÷0,6

>0,6

2

0,0÷0,2

0,21÷0,3

0,31÷0,4

0,41÷0,5

0,51÷0,6

0,61÷0,7

>0,7

3

0,0÷0,3

0,31÷0,4

0,41÷0,5

0,51÷0,6

0,61÷0,7

0,71÷0,8

>0,8

Cường độ bức xạ, W/m2

1÷3

-

0,0÷100

101÷1500

1501÷2000

2001÷2500

2501÷2800

>2800

Chỉ số TNM

1

20,2÷16,3

16,2÷13,6

13,5÷11,3

11,2÷9,5

9,4÷8,0

7,9÷7,0

<7,0

2

19,3÷15,5

15,4÷12,0

11,9÷10,0

9,9÷8,4

8,3÷7,0

6,9÷6,3

<6,3

3

18,4÷13,8

13,7÷10,4

10,3÷8,7

8,6÷7,3

7,2÷6,2

6,1÷5,5

<5,5

Thông số

Loại công việc

1

2

3

4

5

6

7

Không có rủi ro

Rủi ro rất thấp

Rủi ro thấp

Rủi ro trung bình

Rủi ro

cao

Rủi ro rất cao

Rủi ro cực cao

Rủi ro sức khoẻ nghề nghiệp

Ghi chú: Công nhân mặc quần áo BHLĐ có độ cách nhiệt từ 0,5Cal đến 0,8Cal, có độ xuyên khí và ẩm tương ứng ≥50dm3/m2s và ≥40g/m2h.

2.3. Các tình huống đánh giá

Quy định 6 tình huống đánh giá như sau:

1) Khi đánh giá nhanh (có sai lệch nhất định) có thể đo từng thông số vi khí hậu riêng lẻ (ví dụ: nhiệt độ khô không khí; độ ẩm; cường độ bức xạ nhiệt) và đánh giá riêng lẻ theo Bảng 1, sau đó chọn mức đánh giá, phân loại xấu nhất;

2) Khi vận tốc gió đủ nhỏ (<0,5m/s), và cường độ bức xạ nhiệt nhỏ hơn 1200w/m2 thực hiện đánh giá, phân loại theo chỉ số TNM;

3) Khi cường độ bức xạ nhiệt lớn hơn 1200w/m2 thực hiện đánh giá, phân loại theo chỉ số TNM và cường độ bức xạ nhiệt, sau đó chọn mức đánh giá, phân loại xấu hơn. Có thể sử dụng chỉ số nhiệt tam cầu NTC tính theo công thức (2) để đánh giá, phân loại;

4) Khi nơi làm việc có tổ chức thổi mát bằng quạt cơ khí thì đánh giá, phân loại theo chỉ số nhiệt độ hiệu quả tương đương, THQTĐ;

5) Đối với lao động làm việc ngoài trời như: khai thác khoáng sản, khai thác và chế biến đá, công trường xây dựng cầu, đường bộ, v.v. thực hiện đánh giá CLVS MTLĐ và RRSKNN theo chỉ số nhiệt tam cầu NTC, được xác định theo công thức (3);

6) Đối với vi khí hậu lạnh, đánh giá phân loại thực hiện theo chỉ số TNM, vận tốc gió và cường độ bức xạ nhiệt, sau đó chọn mức xấu nhất làm kết quả đánh giá cuối cùng.

3. KẾT QUẢ ÁP DỤNG

Phương pháp này đã được áp dụng tại công ty CP Hacera năm 2016 trong khuôn khổ đề tài CTPH-214/01/TLĐ-BKHCN [3]. Do điều kiện kỹ thuật, không đo nhiệt độ cầu đen, nên không xác định được chỉ số nhiệt tam cầu NTC. Kết quả được thể hiện trong Bảng 3 và 4.

Bảng 3: Kết quả phân loại CLVS MTLĐ và RRSKNN theo từng thông số vi khí hậu

Ký hiệu

Mô tả vị trí làm việc

Loại công việc

Phân loại CLVS MTLĐ và mức RRSKNN

Đánh giá chung

Theo nhiệt độ khô

Theo độ ẩm tương đối

Theo vận tốc gió

N1

Vị trí làm việc của công nhân vận hành máy nghiền bi ướt

2

Độc hại nhẹ/ rủi ro thấp

Độc hại nặng/rủi ro cao

Rất tốt/ hầu như không có rủi ro

Độc hại nặng/rủi ro cao

N2

Vị trí làm việc của công nhân vận hành máy ép viên mộc

1

Độc hại nhẹ/ rủi ro thấp

Độc hại trung bình/ rủi ro trung bình

Tốt/ Rủi ro thấp có thể bỏ qua

Độc hại trung bình/ rủi ro trung bình

N3

Vị trí làm việc của công nhân pha men, pha mầu

1

Độc hại nhẹ/ rủi ro thấp

Độc hại nặng/rủi ro cao

Độc hại trung bình/ rủi ro trung bình

Độc hại nặng/rủi ro cao

N4

Vị trí làm việc của công nhân tráng men

1

Độc hại rất nặng/rủi ro rất cao

Độc hại nặng/rủi ro cao

Độc hại nhẹ/ rủi ro thấp

Độc hại rất nặng/rủi ro rất cao

N5

Vị trí làm việc của công nhân In lưới

2

Độc hại nặng/rủi ro cao

Độc hại trung bình/ rủi ro trung bình

Độc hại trung bình/ rủi ro trung bình

Độc hại nặng/rủi ro cao

N6

Vị trí làm việc của công nhân vận hành lò nung lần 1

2

Độc hại nặng/rủi ro cao

Độc hại nhẹ/ rủi ro thấp

Độc hại rất nặng/rủi ro rất cao

Độc hại rất nặng/rủi ro rất cao

N7

Vị trí làm việc của công nhân vận hành máy mài

2

Độc hại nhẹ/ rủi ro thấp

Độc hại trung bình/ rủi ro trung bình

Tốt/ Rủi ro thấp có thể bỏ qua

Độc hại trung bình/ rủi ro trung bình

N8

Vị trí làm việc của công nhân phân loại, đóng gói sản phẩm

1

Độc hại nhẹ/ rủi ro thấp

Độc hại nặng/rủi ro cao

Độc hại trung bình/ rủi ro trung bình

Độc hại nặng/rủi ro cao

Bảng 4: Kết quả phân loại CLVS MTLĐ và RRSKNN theo các chỉ số TNM và Thq

Ký hiệu

Mô tả vị trí làm việc

Loại công việc

Phân loại CLVS MTLĐ và mức RRSKNN

Đánh giá chung

Theo TNM

Theo Thq

N1

Vị trí làm việc của công nhân vận hành máy nghiền bi ướt

2

Độc hại trung bình/rủi ro trung bình

Độc hại trung bình/rủi ro trung bình

Theo TNM

N2

Vị trí làm việc của công nhân vận hành máy ép viên mộc

1

Độc hại trung bình/rủi ro trung bình

Độc hại trung bình/rủi ro trung bình

Theo TNM

N3

Vị trí làm việc của công nhân pha men, pha mầu

1

Độc hại nhẹ/rủi ro thấp

Độc hại nhẹ/rủi ro thấp

Theo Thq

N4

Vị trí làm việc của công nhân tráng men

1

Độc hại rất nặng/rủi ro rất cao

Độc hại rất nặng/rủi ro rất cao

Theo Thq

N5

Vị trí làm việc của công nhân In lưới

2

Độc hại nặng/rủi ro cao

Độc hại nặng/rủi ro cao

Theo Thq

N6

Vị trí làm việc của công nhân vận hành lò nung lần 1

2

Độc hại nặng/rủi ro cao

Độc hại trung bình/rủi ro trung bình

Theo Thq

N7

Vị trí làm việc của công nhân vận hành máy mài

2

Độc hại trung bình/rủi ro trung bình

Độc hại trung bình/rủi ro trung bình

Theo Thq

N8

Vị trí làm việc của công nhân phân loại, đóng gói sản phẩm

1

Độc hại nhẹ/rủi ro thấp

Độc hại nhẹ/rủi ro thấp

Theo Thq

Trên cơ sở kết quả đánh giá theo từng thông số và đánh giá theo chỉ số tổng hợp đã lập bảng so sánh (Bảng 5).

Bảng 5: So sánh giữa kết quả đánh giá theo từng thông số và đánh giá theo chỉ số tổng hợp

Vị trí làm việc

N1

N2

N3

N4

N5

N6

N7

N8

Đánh giá nhanh theo từng thông số

Độc hại nặng/rủi ro cao

Độc hại trung bình/ rủi ro trung bình

Độc hại nặng/rủi ro cao

Độc hại rất nặng/rủi ro rất cao

Độc hại nặng/rủi ro cao

Độc hại rất nặng/rủi ro rất cao

Độc hại trung bình/ rủi ro trung bình

Độc hại nặng/rủi ro cao

Đánh giá theo chỉ số tổng hợp

Độc hại trung bình/ rủi ro trung bình

Độc hại trung bình/ rủi ro trung bình

Độc hại nhẹ/ rủi ro thấp

Độc hại rất nặng/rủi ro rất cao

Độc hại nặng/rủi ro cao

Độc hại nặng/rủi ro cao

Độc hại trung bình/ rủi ro trung bình

Độc hại nhẹ/ rủi ro thấp

Từ Bảng 5 có thể nhận thấy rằng:

- Phân loại chung CLVS MTLĐ và mức RRSKNN do tác động của vi khí hậu nóng ở điều kiện Việt Nam được thực hiện theo các chỉ số tổng hợp TNM và theo Thq.

- Cỡ 50% kết quả phân loại nhanh có sai lệch so với phân loại theo các chỉ số tổng hợp TNM hoặc Thq theo hướng cao hơn một mức. Như vậy, đánh giá nhanh có sai lệch theo hướng có lợi cho người lao động.

4. KẾT LUẬN

Đã xây dựng được phương pháp phân loại 7 mức CLVS MTLĐ và đánh giá RRSKNN theo các yếu tố vi khí hậu trên cơ sở phương pháp chung, quy chuẩn QCVN 26:2016/BYT và các kết quả nghiên cứu trong nước về tiện nghi nhiệt. Đây là phương pháp đầu tiên ở Việt Nam về phân loại CLVS MTLĐ và RRSKNN theo các yếu tố vi khí hậu tại nơi làm việc.

Phân loại chung CLVS MTLĐ và RRSKNN được thực hiện theo các chỉ số tổng hợp như tải nhiệt môi trường TNM, nhiệt độ hiệu quả tương đương Thq hay nhiệt tam cầu NTC. Phân loại nhanh có thể được thực hiện theo các thông số đơn lẻ.

Các phương pháp tương tự được khuyến cáo xây dựng đối với các yếu tố khác.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Trần Ngọc Chấn và CS (1995), "Nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật để chống nóng cho lao động nhà máy cơ khí ở Việt Nam", Báo cáo tổng kết toàn diện đề tài KHCN cấp Nhà nước, mã số 5801.02.01, Hà Nội;

[2]. Đỗ Trần Hải, Phạm Quốc Quân (2017), "Phương pháp phân loại chất lượng vệ sinh môi trường lao động và cấp độ rủi ro sức khỏe nghề nghiệp do các yếu tố môi trường lao động gây ra", Tạp chí Bảo hộ lao động N1 và N2;

[3]. Nguyễn Thắng Lợi và CS (2016), "Báo cáo kết quả nghiên cứu điều tra điều kiện lao động ngành sản xuất vật liệu xây dựng", Hà Nội.

[4]. QCVN 26: 2016/BYT "Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về vi khí hậu – giá trị cho phép vi khí hậu tại nơi làm việc".

[5]. Министерство Труда и Социальной защиты Российской Федерации, Приказ от 24 января 2014 г. №33н Об "утверждении методики проведения специальной оценки условий труда, классификатора вредных и (или) опасных производственных факторов, формы отчета о проведении специальной оценки условий труда и инструкции по ее заполнению". Москва 2014г.

[6]. "Методика проведения специальной оценки условий труда, приложение №1 к приказу №33н", Минтруда России от 24 января 2014г.

[7]. "Профессиональный риск для здоровья работников (Руководство)" / Под ред. Н.Ф. Измерова и Э.И. Денисова . - М.: Тровант, 2003г., 48 стр.

[8]."Руководство по оценке профессионального риска для здоровья работников". Организационно-методические основы, принципы и критерии оценки, Р 2.2.1766-03, Минздрав России, Москва 2004г., 21 стр.

 

TS. Đỗ Trần Hải, TS. Nguyễn Thắng Lợi, TSKH. Phạm Quốc Quân,

Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động

Tìm kiếm bài viết

Video

Ảnh hoạt động

IMG_8493 IMG_8515F IMG_8505 IMG_8488 IMG_8498 20150504_102136 20151212_151529 Ly mu cc yu t c hi khu vc may

Thông tin liên hệ

TRẠM QUAN TRẮC VÀ PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG

Địa chỉ: 99 Trần Quốc Toản, Phường Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm - thành phố Hà Nội.

Điện thoại: (+8424) 22172473; 22172480 - Fax: (8424) 3822 3011

Hotline: 0941042838

Email: [email protected] 

Website: https://Wemos.vn/

Cơ quan quyết định thành lập: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Cơ quan quản lý trực tiếp: Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động.

 

Dịch vụ

Thế mạnh đơn vị

Bản đồ

Thông tin được đăng tải có tính chất tham khảo, không có giá trị về mặt pháp lý

  • zalo-circle