Môi trường lao động tại các cơ sở khai thác và chế biến đá xây dựng phát sinh nhiều yếu tố độc hại nghề nghiệp, trong đó có bụi silic. Phơi nhiễm thường xuyên với bụi silic nồng độ cao, người lao động có nguy cơ cao mắc các bệnh về đường hô hấp và bệnh bụi phổi silic.
Kết quả cho thấy tất cả các vị trí được quan trắc của 07 cơ sở khai thác và chế biến đá xây dựng đều có hàm lượng silic tự do lớn hơn 1%, dao động trong khoảng 2,25% - 9,28%. 03 vị trí có nồng độ silic tự do trong bụi toàn phần vượt mức cho phép theo QCVN 02:2019/BYT là: nghiền sàng của F1, F2 và bốc xúc vận chuyển đá thành phẩm của F2; các vị trí còn lại có nồng độ silic thấp hơn giới hạn cho phép.
I. Đặt vấn đề
Việt Nam có nhiều dãy núi đá vôi trải rộng từ Bắc vào Nam, trong đó trữ lượng đá dùng trong xây dựng ước đạt trên 1000 tỷ m3 và cũng phân bố tương đối đồng đều trên cả nước; tạo nguồn cung ổn định cho nhu cầu trong nước và còn xuất khẩu ra nước ngoài.
Trong thời gian qua, Việt Nam đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước nên việc xây dựng các công trình giao thông, cơ sở hạ tầng các đô thị và xây dựng nông thôn mới ngày càng nhiều đã làm gia tăng nhu cầu đá xây dựng, tạo tiềm năng phát triển cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đá xây dựng.
Các công việc như khoan đá, nổ mìn, bốc xúc/vận chuyển đất đá, nghiền, sàng phân loại… ở các cơ sở khai thác, chế biến đá phát sinh rất nhiều bụi. Trong đó có chứa một hàm lượng silic nhất định trong thành phần bụi phát sinh. Theo kết quả của đề tài “Nghiên cứu đánh giá rủi ro an toàn, vệ sinh lao động và đề xuất áp dụng hệ thống quản lý phù hợp ở các cơ sở khai thác và chế biến đá” tronghoạt động khai thác và chế biến đá 03 cơ sở khai thác và chế biến đá ở Thanh Hóa và Ninh Bình phát sinh bụi với hàm lượng silic dao động trong khoảng 2,7-3,7% [1].
Theo một nghiên cứu của cơ quan an toàn và môi trường Vương Quốc Anh, hàm lượng silic chiếm một tỷ lệ khá cao trong một số vật liệu xây dựng(bảng 1), thấp nhất là khoảng trên 2% trong đá vôi, đá cẩm thạch,cao nhất lên đến trên 70% trong đá sa thạch [2].
Bảng 1. Hàm lượng Silic ở một số vật liệu xây dựng
Loại vật liệu | Hàm lượngsilic tự do |
Sa thạch | > 70% |
Bê tông,vữa | 25–70% |
Ngói | 30–45% |
Granite | > 30 % |
Đá phiến | > 40% |
Gạch | >30% |
Đá vôi | >2% |
Đá cẩm thạch | >2% |
Bụi silic là một chất độc hại. Bụi có thể rất mịn và nếu nó bị sâu vào phổi, nó có thể gây ra các bệnh phổi nghiêm trọng như: ung thư phổi; bệnh bụi phổi silic; bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) [2].
Tiếp xúc nghề nghiệp với silic tự do trong nhiều năm đã được biết đến là nguyên nhân gây ra bệnh bụi phổi silic. Bệnh bụi phổi silic nghề nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất trong những bệnh nghề nghiệp được bảo hiện ở Việt Nam. Giai đoạn 2011 – 2015, tỷ lệ bệnh bụi phổi silic được khám phát hiện chiếm 75% trong tổng số bệnh nghề nghiệp được phát hiện ở Việt Nam [3].
Năm 2018, Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường –Bộ Y tế đã khám bệnh nghề nghiệp cho gần 320.000 trường hợp, trong đó phát hiện bệnh bụi phổi silic nghề nghiệp chiếm gần 17% [4].
Giới hạn tiếp xúc bụi Silic trong khu vực làm việc được quy định một số quốc gia bảng 2.
Bảng 2. Giới hạn tiếp xúc ca làm việc với silic
Quốc gia áp dụng |
Giới hạn tiếp xúc ca làm việc (TWA) 8 giờ/ngày(mg/m3) |
Việt Nam | 0,30 |
Vương Quốc Anh | 0,10 |
NIOSH | 0,05 |
Châu Âu | 0,05 |
Australia | 0,05 |
Bệnh bụi phổi silic nghề nghiệp là bệnh xơ hóa phổi tiến triển do hít phải bụi chứa silic tự do trong quá trình lao động. Bệnh không hồi phục, tiến triển một chiều tiếp tục xơ hóa [5] ngay cả khi không phơi nhiễm tiếp. Hiện nay ở Việt Nam không có số liệu thống kê về bệnh bụi phổi silic trong ngành khai thác và chế biến đá xây dựng.
Ở miền Trung, các cơ sở khai thác và chế biến đá đã tạo ra việc làm cho hàng vạn lao động, cung ứng đá cho nhu cầu xây dựng các cơ sở hạ tầng và mang lại nguồn thu cho các địa phương. Tuy nhiên, việc khai thác và chế biến đá tại các địa phương ở khu vực miền Trung thường do các doanh nghiệp nhỏ đầu tư nên việc thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn vệ sinh lao động là không đầy đủ, bên cạnh đó người lao độngkhông được trang bị các phương tiện bảo vệ cá nhânnên thường xuyên phơi nhiễm với bụi và bụi silic. Nhận diện được nguy cơ tiếp xúc với bụi silic đối với người lao động trong các cơ sở khai thác và chế biến đá xây dựng. Trong nhiệm vụ thường xuyên năm 2021, Phân viện Khoa học an toàn vệ sinh lao động và bảo vệ môi trường miền Trung đã lựa chọn thông số silic là một trong những thông số chính để quan trắc và xây dựng dữ liệu môi trường lao động.Trong bài báo này, chúng tôi trình bày kết quả đo hàm lượng bụi silic tại các vị trí làm việc của người lao động ở một số cơ sở khai thác và chế biến đá xây dựng khu vực miền Trung.
2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Bụi silic tại các vị trí làm việc của người lao động ở 07 cơ sở khai thác và chế biến đá xây dựng khu vực miền Trung (Bảng 3).
Bảng 3. Các cơ sở cơ sở khai thác và chế biến đá xây dựng được khảo sát
Ký hiệu cơ sở | Địa chỉ |
Công suất khai thác (năm) |
F1 | Quảng Nam | 100.000 m3 |
F2 | Quảng Nam | 100.000 m3 |
F3 | Quảng Trị | 70.000 m3 |
F4 | Quảng Trị | 70.000 m3 |
F5 | Quảng Trị | 75.000 m3 |
F6 | Quảng Trị | 75.000 m3 |
F7 | Bình Định | 130.000 m3 |
Quy trình công nghệ sản xuất ở các cơ sở khai thác và chế biến đá xây dựng là tương đối giống nhau ở các công đoạn. Các vị trí công việc chính được lựa chọn để quan trắc trong các cơ sở khai thác và chế biến đá xây dựng được thể hiện ở bảng 4.
Bảng 4. Vị trí công việc trong các cơ sở khai thác và chế biến đá xây dựng
Ký hiệu | Vị trí công việc | Mô tả công việc |
K1 | Khoan đá, nổ mìn |
Khoan nổ chính (lỗ khoan lớn): điều khiển, theo dõi máy khoan tự hành tại vị trí đã được chọn Lỗ khoan con: Sử dụng búa khoan cầm tay để tiến hành khoan lỗ tại vị trí được chọn với chiều sâu và đường kính lỗ khoan đã được tính toán theo khối lượng khai thác và tính chất của đá khu mỏ |
K2 | San gạt, bốc xúc vận chuyển |
Sau khi nổ mìn tiến hành san ủi mặt bằng bằng máy ủi. Vận tải đá về trạm nghiền sàng và vận tải lớp đá phủ vào bãi thải |
K3 | Nghiền sàng |
Theo dõi vận chuyển đá vào máy xay nghiền Điều khiển hệ thống nghiền sàng |
K4 | Bốc xúc vận chuyển đá thành phẩm | Dùng máy xúc để chuyển đá thành phẩm lên xe chuyên chở đi tiêu thụ |
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang: sử dụng kỹ thuật thu mẫu và phân tích bụi silic, so sánh kết quả phân tích với quy chuẩn hiện hành.
2.2.1. Kỹ thuật thu mẫu bụi
- Phương pháp: QCVN 02:2019/BYT, phụ lục 4
- Nguyên lý: Không khí được hút qua đầu thu mẫu có chứa giấy lọc bằng một bơm hút. Khi không khí đi qua giấy lọc, các hạt bụi lơ lửng trong không khí sẽ được giữ lại trên giấy lọc. Cân giấy lọc trước và sau lấy mẫu. Dựa vào lượng bụi thu được và thể tích không khí đã lấy mẫu để tính nồng độ bụi toàn phần trong không khí, đơn vị tính mg/m3.
- Thiết bị sử dụng chính: Bơm thu mẫu sibata HV-500F, giấy lọc Xenlulozơ axetat. Lưu lượng lấy mẫu 100 lít/phút và thời gian lấy mẫu từ 30 phút đến 60 phút.
2.2.2. Kỹ thuật định hàm lượng silic tự do (SiO2)
- Phương pháp sử dụng: QCVN 02:2019/BYT, phụ lục 4
- Kỹ thuật: So màu (POLEJAEV)
- Nguyên lý: Ở nhiệt độ cao (800°C) silic tự do tác dụng với hỗn hợp kiềm để tạo thành silicat kiềm hòa tan được trong nước (Na2SiO3 hay K2SiO3). Đây là phản ứng chọn lọc đối với kiềm và silic tự do, các silicat khác không có phản ứng này.Ở môi trường acid, silicat kiềm tác dụng với amonimolybdat tạo thành hợp chất silicomolybdic màu vàng. Dựa trên phản ứng này có thể so màu với thang mẫu tự nhiên (chế tạo từ silic tự do tinh khiết) hoặc thang mẫu nhân tạo (chế tạo từ dung dịch borat bão hòa và dung dịch kali chromat 0,55%), từ đó xác định hàm lượng silic tự do trong bụi
- Thiết bị sử dụng chính: Cân điện tử 5 số Precisa, Tủ sấy Memmert, Lò nung Nabertherm, Máy quang phổ Lambda 25 UV/VIS – Perkin Elmer
2.2.3. Tính toán kết quả bụi toàn phần
- Tính giá trị hiệu chỉnh K: Các loại giấy lọc đều ít nhiều chịu ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm. Để tránh sai số do nhiệt độ, độ ẩm gây ra cần sử dụng giá trị hiệu chỉnh K. Giá trị này được tính từ mẫu chứng:
Trong đó:
- P1s: Trọng lượng giấy lọc chứng số 1 sau lấy mẫu (mg).
- P1t: Trọng lượng giấy lọc chứng số 1 trước lấy mẫu (mg).
- P2s: Trọng lượng giấy lọc chứng số 2 sau lấy mẫu (mg).
- P2t: Trọng lượng giấy lọc chứng số 2 trước lấy mẫu (mg),
- Pns: Trọng lượng giấy lọc chứng thứ n sau lấy mẫu (mg).
- Pnt: Trọng lượng giấy lọc chứng thứ n trước lấy mẫu (mg).
Giá trị K có thể >0 hoặc <0.
- Nếu K >0 thì trọng lượng bụi phải trừ đi K.
- Nếu K <0 thì trọng lượng bụi phải cộng với K.
- Tính nồng độ bụi toàn phần trong không khí: Nồng độ bụi toàn phần trong không khí vùng làm việc được tính theo công thức sau:
Trong đó:
- C: Nồng độ bụi toàn phần (mg/m3).
- P': Trọng lượng giấy lọc sau khi lấy mẫu (mg).
- P: Trọng lượng giấy lọc trước lấy mẫu (mg).
- K: Giá trị hiệu chỉnh mẫu.
- 1000: Hệ số quy đổi từ đơn vị lít ra đơn vị m3.
- V: Thể tích không khí đã lấy mẫu = Thời gian lấy mẫu (phút) x Lưu lượng bơm hút lấy mẫu (lít/phút).
Chú ý: V phải tính theo điều kiện tiêu chuẩn:
Trong đó:
- V0: Thể tích không khí quy về điều kiện tiêu chuẩn (lít).
- 298: là nhiệt độ không khí ở điều kiện tiêu chuẩn tính bằng 0K. Nhiệt độ không khí ở điều kiện tiêu chuẩn ở VN là 250C, tương ứng với 273+25=298 0K.
- 760: là áp suất không khí ở điều kiện tiêu chuẩn, tính bằng mm Hg.
- (273+T): là nhiệt độ không khí tại vị trí lấy mẫu, tính bằng 0K.
- V: Thể tích không khí đã lấy mẫu (lít).
- P: Áp suất không khí tại vị trí lấy mẫu, (mmHg).
- T: Nhiệt độ không khí tại vị trí lấy mẫu, tính bằng °C.
2.2.4. Tính toán Hàm lượng silic tự do (SiO2)
- Hàm lượng silic tự do (SiO2) tính theo công thức sau:
Trong đó:
- M: lượng SiO2 ở thang mẫu (mg).
- Vdd: Tổng thể tích dung dịch mẫu (ml).
- vpt: Thể tích dung dịch mẫu dùng để phân tích (ml).
- P: Khối lượng bụi đã dùng để xác định hàm lượng SiO2 (mg).
3. Kết quả nghiên cứu và bàn luận
Kết quả quan trắc nồng độ bụi toàn phần và bụi silic được thể hiện ở bảng 5,6,7,8,9,10,11
Bảng 5. Kết quả quan trắc tại F1
Thông số | Đơn vị tính | Kết quả | |||
K1 | K2 | K3 | K4 | ||
Nhiệt độ | 0C | 34,5 | 35,8 | 36,2 | 36,6 |
Độ ẩm | % | 54 | 52 | 50 | 48 |
Tốc độ gió | m/s | 0,86 | 0,43 | 0,78 | 0,32 |
Nồng độ bụi toàn phần | mg/m3 | 0,875 | 0,746 | 3,996 | 0,764 |
Nồng độ Silic toàn phần | mg/m3 | 0,074 | 0,068 |
0,351 |
0,065 |
Hàm lượng Silic trong bụi toàn phần | % | 8,46 | 9,12 | 8,78 | 8,51 |
Nhận xét:
Hàm lượng silic dao động trong khoảng 8,46% - 9,12%. Như vậy theoQCVN 02:2019/BYT bụi phát sinh ở đây được coi là bụi silic.
Kết quả đo đạc cho thấy, vị trí nghiền sàng có nồng độ silic tự do trong bụi toàn phần vượt mức cho phép, các vị trí được quan trắc còn lại thấp hơn giới hạn cho phép theo QCVN 02:2019/BYT.
Bảng 6. Kết quả quan trắc tại F2
Thông số |
Đơn vị tính |
Kết quả |
|||
K1 |
K2 |
K3 |
K4 |
||
Nhiệt độ |
0C |
35,6 |
36,7 |
36,8 |
37,0 |
Độ ẩm |
% |
54 |
52 |
50 |
49 |
Tốc độ gió |
m/s |
0,38 |
0,99 |
0,26 |
0,43 |
Nồng độ bụi toàn phần |
mg/m3 |
0,786 |
1,106 |
10,77 |
4,374 |
Nồng độ Silic toàn phần |
mg/m3 |
0,066 |
0,095 |
0,784 |
0,406 |
Hàm lượng Silic trong bụi toàn phần |
% |
8,40 |
8,59 |
7,28 |
9,28 |
Nhận xét:
Hàm lượng silic dao động trong khoảng 7,28 % - 9,28%. Như vậy theoQCVN 02:2019/BYT bụi phát sinh ở đây được coi là bụi silic.
Kết quả đo đạc cho thấy, vị trí nghiền sàng và vị trí bốc xúc vận chuyển đá thành phẩm có nồng độ silic tự do trong bụi toàn phần vượt mức cho phép, các vị trí được quan trắc còn lại thấp hơn giới hạn cho phép theo QCVN 02:2019/BYT.
Bảng 7. Kết quả quan trắc tại F3
Thông số |
Đơn vị tính |
Kết quả |
|||
K1 |
K2 |
K3 |
K4 |
||
Nhiệt độ |
0C |
30,9 |
31,8 |
31,9 |
31,1 |
Độ ẩm |
% |
64 |
63 |
59 |
65 |
Tốc độ gió |
m/s |
4,5 |
3,4 |
1,1 |
2,6 |
Nồng độ bụi toàn phần |
mg/m3 |
2,960 |
3,920 |
4,120 |
0,812 |
Nồng độ Silic toàn phần |
mg/m3 |
0,112 |
0,136 |
0,097 |
0,031 |
Hàm lượng Silic trong bụi toàn phần |
% |
3,78 |
3,47 |
2,35 |
3,82 |
Nhận xét:
Hàm lượng silic dao động trong khoảng 2,35 % - 3,82%. Như vậy theoQCVN 02:2019/BYT bụi phát sinh ở đây được coi là bụi silic.
Kết quả đo đạc cho thấy tất cả vị trí được quan trắc thấp hơn giới hạn cho phép theo QCVN 02:2019/BYT.
Bảng 8. Kết quả quan trắc tại F4
Thông số |
Đơn vị tính |
Kết quả |
|||
K1 |
K2 |
K3 |
K4 |
||
Nhiệt độ |
0C |
34,9 |
34,8 |
32,3 |
30,8 |
Độ ẩm |
% |
58 |
60 |
61 |
61 |
Tốc độ gió |
m/s |
1,40 |
1,41 |
2,07 |
0,36 |
Nồng độ bụi toàn phần |
mg/m3 |
4,380 |
3,980 |
4,130 |
0,595 |
Nồng độ Silic toàn phần |
mg/m3 |
0,139 |
0,136 |
0,116 |
0,035 |
Hàm lượng Silic trong bụi toàn phần |
% |
3,17 |
3,42 |
2,81 |
5,88 |
Nhận xét:
Hàm lượng silic dao động trong khoảng 2,81 % - 5,88%. Như vậy theoQCVN 02:2019/BYT bụi phát sinh ở đây được coi là bụi silic.
Kết quả đo đạc cho thấy tất cả vị trí được quan trắc thấp hơn giới hạn cho phép theo QCVN 02:2019/BYT.
Bảng 9. Kết quả quan trắc tại F5
Thông số |
Đơn vị tính |
Kết quả |
|||
K1 |
K2 |
K3 |
K4 |
||
Nhiệt độ |
0C |
30,6 |
31,5 |
35,4 |
28,4 |
Độ ẩm |
% |
60 |
61 |
54 |
61 |
Tốc độ gió |
m/s |
0,98 |
1,69 |
1,21 |
1,12 |
Nồng độ bụi toàn phần |
mg/m3 |
2,590 |
3,850 |
4,580 |
0,838 |
Nồng độ Silic toàn phần |
mg/m3 |
0,108 |
0,124 |
0,144 |
0,054 |
Hàm lượng Silic trong bụi toàn phần |
% |
4,17 |
3,22 |
3,14 |
6,44 |
Nhận xét:
Hàm lượng silic dao động trong khoảng 3,14 % - 6,44%. Như vậy theoQCVN 02:2019/BYT bụi phát sinh ở đây được coi là bụi silic.
Kết quả đo đạc cho thấy tất cả vị trí được quan trắc thấp hơn giới hạn cho phép theo QCVN 02:2019/BYT.
Bảng 10. Kết quả quan trắc tại F6
Thông số |
Đơn vị tính |
Kết quả |
|||
K1 |
K2 |
K3 |
K4 |
||
Nhiệt độ |
0C |
34,4 |
34,0 |
28,8 |
28,4 |
Độ ẩm |
% |
54 |
54 |
61 |
59 |
Tốc độ gió |
m/s |
0,49 |
0,37 |
1,97 |
1,82 |
Nồng độ bụi toàn phần |
mg/m3 |
2,380 |
2,590 |
3,620 |
0,981 |
Nồng độ Silic toàn phần |
mg/m3 |
0,100 |
0,104 |
0,096 |
0,024 |
Hàm lượng Silic trong bụi toàn phần |
% |
4,20 |
4,02 |
2,65 |
2,45 |
Nhận xét:
Hàm lượng silic dao động trong khoảng 2,45 % - 4,20%. Như vậy theoQCVN 02:2019/BYT bụi phát sinh ở đây được coi là bụi silic.
Kết quả đo đạc cho thấy tất cả vị trí được quan trắc thấp hơn giới hạn cho phép theo QCVN 02:2019/BYT.
Bảng 11. Kết quả quan trắc tại F7
Thông số |
Đơn vị tính |
Kết quả |
|||
K1 |
K2 |
K3 |
K4 |
||
Nhiệt độ |
0C |
36,3 |
35,8 |
36,8 |
36,5 |
Độ ẩm |
% |
50 |
48 |
47 |
46 |
Tốc độ gió |
m/s |
0,39 |
0,45 |
0,88 |
0,72 |
Nồng độ bụi toàn phần |
mg/m3 |
7,30 |
12,78 |
12,0 |
8,18 |
Nồng độ Silic toàn phần |
mg/m3 |
0,188 |
0,287 |
0,278 |
0,213 |
Hàm lượng Silic trong bụi toàn phần |
% |
2,58 |
2,25 |
2,31 |
2,60 |
Nhận xét:
Hàm lượng silic dao động trong khoảng 2,25 % - 2,60%. Như vậy theoQCVN 02:2019/BYT bụi phát sinh ở đây được coi là bụi silic.
Kết quả đo đạc cho thấy tất cả vị trí được quan trắc thấp hơn giới hạn cho phép theo QCVN 02:2019/BYT. Có 02 vị trí: K2, K3 có nồng độ bụi silic gần vượt giới hạn
4. Kết luận
Tất cả các vị trí được quan trắc ở 07 cơ sở khai thác và chế biến đá xây dựng đều có hàm lượng silic tự do lớn hơn1%, dao động trong khoảng 2,25% - 9,28%. Như vậy theoQCVN 02:2019/BYT bụi phát sinh ở đây được coi là bụi silic.
Kết quả đo đạc cho thấy, có 03 vị trí nồng độ silic tự do trong bụi toàn phần vượt mức cho phép đó là vị trí nghiền sàng của F1, F2 và vị trí bốc xúc vận chuyển đá thành phẩm của F2, các vị trí được quan trắc còn lại thấp hơn giới hạn cho phép theo QCVN 02:2019/BYT.
Yếu tố vi khi hậu có tác động lớn đến sự khuếch tán bụi, các vị trí có vận tốc gió lớn thường có nồng độ bụi thấp ví dụ: ở các cơ sở F3,F4,F5,F6 và ngược lại những vị trí có vận tốc gió thấp thường có nồng độ bụi cao ví dụ ở các cơ sở F1,F2,F7
Vị trí làm việc tại khu vực nghiền sàng không gian hẹp nên việc khuếch tán bụi khá chậm trong khi đó người lao động phải liên tục làm việc nên vị trí này cần được có các giải pháp giảm thiểu bụi như: Phương pháp dập ướt bằng nước ở máy kẹp hàm, nghiền, sàng; Phòng điều khiển máy nghiền sàng cần phải kín để hạn chế nguồn bụi xâm nhập.
Ở khu vực khai thác đá và khu vực thành phẩm, không gian rộng, thường có gió tự nhiên, nên bụi phát sinh khuếch tán nhanh vào không khí xuôi theo chiều gió; người lao động có thể chọn vị trí, tư thế làm việc để hạn chế phơi nhiễm. Ngoài ra, cần thường xuyên tưới nước trên các tuyến đường hoạt động của các xe chuyên chở để giảm lượng bụi phát tán vào không khí
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Nguyễn Thắng Lợivà cộng sự(2019), Kết quả đánh giá rủi ro an toàn và vệ sinh lao động tại 03 cơ sở khai thác và chế biến đá ở thanh hóa và Ninh Bình, Tạp chí an toàn – sức khỏe và môi trường lao động số 4,5&6 – 2019.
[2].https://www.hse.gov.uk/pubns/guidance/cn0.pdf truy cập lần cuối ngày 19/7/2021
[3]. Cục Quản lý môi trường y tế, báo cáo các năm 2015,2016
[4]. Doãn Ngọc Hải (2019), Hội nghị “Triển khai công tác chỉ đạo tuyến, triển khai tháng hành động vì an toàn vệ sinh lao động” truy cập lần cuối ngày 19/7/2021. Từ <https://moh.gov.vn/web/phong-chong-benh-nghe-nghiep/tin-noi-bat/-/asset_publisher/y5XrfY0LCpIT/content/van-thieu-co-so-kham-benh-nghe-nghiep-tren-toan-quoc>
[5]. Thông tư 15/2016/TT- BYT: Thông tưquy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội.
Nguyễn Thành Trung và cộng sự
(Nguồn tin: Vnniosh.vn)