Hội thảo hân hạnh đón tiếp các nhà khoa học đến từ Đại học Đà Nẵng, Đại học Huế, trường Đại học Đông Á. Lãnh đạo các đơn vị Trung Tâm kiểm định kỹ thuật an toàn khu vực III, Bệnh viện 199, các đơn vị thuộc Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật thành phố Đà Nẵng; Đại diện Liên đoàn lao động Thành phố Đà Nẵng; Liên đoàn lao động tỉnh Thừa Thiên Huế, Ban An toàn của các đơn vị Điện lực miền Trung, Thuỷ điện A Vương, Công ty Cổ phần cao su Đà Nẵng (DRC), Tổng công ty Sông Thu. . .
TS. Nguyễn Anh Thơ phát biểu khai mạc Hội thảo
Phát biểu khai mạc, TS. Nguyễn Anh Thơ đã cảm ơn sự tham gia, chung sức của các nhà khoa học, nhà quản lý, doanh nghiệp trong sự nghiệp an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ). Hội thảo là dịp để giới thiệu, cung cấp thông tin về các thành tựu nghiên cứu khoa học của Viện thực hiện trong 10 năm qua ở các lĩnh vực An toàn, vệ sinh lao động và môi trường; Trao đổi các hướng nghiên cứu mới phục vụ cho việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước, hoàn thiện pháp luật về ATVSLĐ, phát triển công nghệ ATVSLĐ; giải pháp nhằm phát triển thị trường KH&CN, thương mại hoá kết quả nghiên cứu về ATVSLĐ.
PGS. TS. Lê Minh Đức, Phân viện trưởng Phân viện Khoa học An toàn vệ sinh lao động và bảo vệ Môi trường miền Trung phát biểu đề dẫn hội thảo.
Với 9 tham luận đến từ các đơn vị và các thảo luận hết sức cởi mở, các nhà khoa học và các chuyên gia đều đánh giá cao nội dung của các báo cáo tham luận đã đi trúng và đúng những vấn đề, thách thức đối với các doanh nghiệp hiện nay như: Thiếu nhân lực thực hiện công tác ATVSLĐ tại cơ sở; Thiếu chế tài; Thách thức về chi phí triển khai ATVSLĐ; Xung đột giữa các mục tiêu hoạt động; ATVSLĐ chưa được ưu tiên đúng mức; Văn hoá an toàn chưa cao . . .
TS. Nguyễn Anh Thơ đã chủ trì phiên thảo luận và kết luận các hướng cần tập trung nghiên cứu chính trong giai đoạn 2025-2030:
1. Tự động hóa, hiện đại hóa công nghệ để để giảm thiểu tai nạn lao động
2. Phương pháp đánh giá rủi ro phải dễ thực hiện đối với người lao động
3. Xây dựng bộ cơ sở dữ liệu về ATVSLĐ
4. Nghiên cứu triển khai các công nghệ hiện đại để cảnh báo rủi ro ATVSLĐ, các mô hình dự báo tác động
5. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra và chế tài xử lý
6. Nâng cao nhận thức người lao động
7. Tăng cường có hiệu quả việc liên kết các bên trong nghiên cứu khoa học: Viện nghiên cứu – trường đại học – doanh nghiệp
Hình ảnh một số bài báo cáo được trình bày trong Hội thảo:
TS. Nguyễn Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm An toàn, trình bày về ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến trong an toàn vệ sinh lao động.
TS. Đường Văn Hiếu – ĐH Huế trao đổi các định hướng nghiên cứu HSE
BS.CKII Trần Nam Chung trình bày về tình hình khám bệnh nghề nghiệp ở khu vực miền Trung
Anh Nguyễn Văn Đoàn chia sẻ các mô hình ATVSLĐ tại DRC
Nguyễn Thành Trung
Phân viện Khoa học An toàn vệ sinh lao động và Bảo vệ môi trường miền Trung
(Nguồn tin: Vnniosh.vn)