logo_tram.jpg

ISO 9001:2015

VIMCERTS 025

 

TRẠM QUAN TRẮC VÀ PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG

NATIONAL WORKING ENVIRONMENT MONITORING STATION

 

vilas1.png

VILAS 441

Trang chủ»Tin tức sự kiện»Môi trường & điều kiện lao động»An toàn lao động và bảo vệ môi trường ngành Công Thương năm 2023

An toàn lao động và bảo vệ môi trường ngành Công Thương năm 2023

Sáng 28/3/2023, tại Trung tâm Hội nghị Quốc Gia (Hà Nội), Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam phối hợp với Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp (Bộ Công Thương) tổ chức Hội thảo “An toàn lao động và bảo vệ môi trường ngành Công Thương năm 2023”.

Hội thảo nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của doanh nghiệp, người lao động, các nhà quản lý trong công tác đảm bảo an toàn lao động (ATLĐ) và (BVMT), nhằm giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường sống và môi trường làm việc; thúc đẩy việc sử dụng bền vững, hợp lý, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, cải thiện và phục hồi môi trường.

Phát biểu khai mạc sự kiện ông Tô Xuân Bảo – Cục trưởng Cục Kỹ thuật An toàn và Môi trường Công nghiệp (Bộ Công Thương) cho biết, Bộ Công Thương thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp và thương mại, là những lĩnh vực tiềm ẩn nhiều nguy cơ về mất an toàn, cũng như gây ô nhiễm môi trường.

Thời gian quan Bộ Công Thương đã chủ động thực hiện nhiều giải pháp nhằm tăng cường công tác an toàn lao động và từng bước kiểm soát các nguồn thải trong các ngành công nghiệp có nguy cơ ô nhiễm môi trường, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh an toàn và bền vững.

an-toan-moi-truong-ct-2

Bộ Công Thương đã chủ động xây dựng và ban hành nhiều chính sách nhằm góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật cũng như tăng cường hiệu quả thực thi các nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực Công Thương như: hệ thống cơ sở dữ liệu môi trường ngành công thương, quản lý hồ chứa quặng đuôi, phát triển ngành công nghiệp môi trường, quản lý tro xỉ nhiệt điện, các chính sách về sản xuất và tiêu dùng bền vững, chuyển đổi năng lượng sạch…

Triển khai các quy định tại Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và các văn bản hướng dẫn Luật, Với quan điểm phát triển kinh tế phải gắn với bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, Bộ Công Thương đã chủ động xây dựng và ban hành nhiều chính sách nhằm góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật cũng như tăng cường hiệu quả thực thi các nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực Công Thương.

Cụ thể như: hệ thống cơ sở dữ liệu môi trường ngành công thương, quản lý hồ chứa quặng đuôi, phát triển ngành công nghiệp môi trường, quản lý tro xỉ nhiệt điện, các chính sách về sản xuất và tiêu dùng bền vững, chuyển đổi năng lượng sạch…

Môi trường lao động có liên quan lớn đến An toàn lao động

Thảo luận về chủ đề thực trạng công tác bảo vệ môi trường ngành Công Thương tại sự kiện đại diện Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường Công nghiệp viện dẫn đầy đủ các quy định và văn bản dưới luật cho thấy: Luật Bảo vệ Môi trường (BVMT) 2020 không quy định trách nhiệm cụ thể cho các Bộ, ngành.

Thực tế trong các quy đinh pháp luật về công tác bảo vệ môi trường không quy định trách nhiệm thanh tra, kiểm tra hoạt động BVMT của Bộ Công Thương, mặc dù được nhận định đây là công cụ quản lý quan trọng góp phần vào công tác phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường…

Mặc khác Phạm vi, đối tượng quản lý lại rộng (bao gồm cả các doanh nghiệp khu vực Nhà nước và ngoài Nhà nước); Pháp luật không quy định trách nhiệm báo cáo thông tin, dữ liệu của doanh nghiệp về Bộ quản lý ngành, nên việc nắm bắt thông tin, kiểm soát, phòng ngừa ô nhiễm môi trường còn hạn chế…

Một nội dung trọng tâm của Hội thảo là chỉ ra mối liên quan mật thiết giữa an toàn lao động và môi trường. Cụ thể, tại sự kiện ông Hoàng Văn Vy – Chuyên gia, nguyên Phó Cục trưởng Cục bảo vệ Môi trường miền Bắc – Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ ra, người lao động luôn gắn bó với môi trường làm việc của doanh nghiệp (MTLĐ);MTLĐ tác động trực tiếp đến sức khỏe người lao động từ đó quyết định hiệu quả của lao động; Nếu MTLĐ tốt thì người lao động có sức khỏe tốt thì năng xuất lao động tăng…

ong-vy-an-toan-moi-truong-

Ông Hoàng Văn Vy – Chuyên gia, nguyên Phó Cục trưởng Cục bảo vệ Môi trường miền Bắc – Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ ra, người lao động luôn gắn bó với môi trường làm việc của doanh nghiệp (MTLĐ);MTLĐ tác động trực tiếp đến sức khỏe người lao động

Vì thế theo chuyên ra Hoàng Văn Vy, BVMT trong phạm vi doanh nghiệp, thực chất đó chính là MTLĐ; Người lao động tại các doanh nghiệp thường chịu sự tác động trực tiếp hoặc gián tiếp từ chất lượng môi trường của doanh nghiệp do nguồn thải trong quá trình hoạt động (NT, khí thải, chất thải rắn …) hoặc sau các sự cố mất an toàn khác;Chịu tác động trực tiếp bởi các yếu tố vật lý (Bụi, tiếng ốn, độ rung, bức xạ, phóng xạ,….); yếu tố hoá học (CO, SO2, Nox, H2S,…); Chịu sự tác động gián tiếp thông qua việc sử dụng nước uống, thực phẩm không đảm bảo vệ sinh ATTP...

Ông Vy cũng đồng thời tham vấn nhiều giải pháp nào để đảm bảo ATLĐ như: Kiểm soát chặt chẽ các nguồn phát nước thải, khí thải, chất thải rắn và CTNH; đảm bảo các nguồn thải phải được thu gom, xử lý hoặc lưu giữ an toàn, đạt tiêu chuẩn môi trường trước khi xả thải Có cảnh báo nguy cơ CT tác động xấu đến sức khoẻ người lao động theo Luật BVMT 2020; Tăng cường kiểm soát việc tuân thủ nghiêm túc các phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố Hoá chất; SC cháy, nổ; SC tràn dầu; SC môi trường;…

Hội thảo cũng đồng thời tập trung phân tích những cơ hội, thách thức của doanh nghiệp trong công tác đảm bảo ATLĐ và BVMT, đưa ra những kiến nghị hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật về an toàn, BVMT qua đó nâng cao hiệu quả quản lý và thực thi các quy định

Hội thảo cũng trao đổi thảo luận một số giải pháp như đảm bảo an toàn lao động trong bối cảnh mới; trong việc giảm thiểu, loại bỏ nhựa sử dụng 1 lần; thu gom, vận chuyển, tái chế, tái sử dụng chất thải rắn, quản lý và tiêu hủy hàng giả, hàng kém chất lượng và áp dụng các chính sách kinh tế môi trường. Đây là những vấn đề “nóng” cần được giải quyết nhằm đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường ở Việt Nam trong thời gian tới.

Cần hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý tiêu hủy hàng giả, hàng kém chất lượng đáp ứng yêu cầu BVMT

Đề cập đến nội dung được cho là thu hút sự quan tâm của đông đảo dư luận trong thời gian qua là hoạt động quản lý và tiêu hủy hàng giả hàng kém chất lượng và các tác động đến môi trường đại diện Viện nghiên cứu chiến lược chính sách Công Thương (VIOIT) cho biết từ năm 2020 -2022 hàng trăm nghìn vụ vi phạm hàng giả hàng kém chất lượng đã bị Tổng Cục Quản lý thị trường phát hiện và tịch thu. Chủ yếu là hàng lương thực, thực phẩm;Dệt may, da giầy;Rượu, bia;Thuốc lá;Phân bón;Mỹ phẩm, dược phẩm, hóa chất, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật; Hàng hóa dễ cháy, nổ (xăng, dầu, khí hóa lỏng)…

Thực tế công tác thực hiện tiêu hủy các mặt hàng vi phạm này trong thời gian qua chủ yếu là áp dụng các phương pháp chộn lấp, hủy đốt… Cụ thể như đối với nhóm dệt may da giày chủ yếu là tái chế, đốt, chôn lấp, đồng xử lý; với hóa chất phân bón, thuốc bảo vệ thực vật xăng dầu…thường là tái chế, sử dụng hóa chất, chôn lấp, hủy đốt…

Tuy nhiên nhiều hàng hóa chứa nhiều nước, dạng lỏng, chất thải hữu cơ cao có nguồn gốc từ động, thực vật, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu, chất bảo quản khi tiến hành chôn lấp sẽ theo đó thẩm thấu vào đất và nguồn nước ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường.

Một số địa phương bãi chôn lấp không đảm bảo môi trường, quá trình chôn lấp không hợp vệ sinh. Xử lý tiêu hủy bằng phương pháp đốt: tạo ra khí thải phát tán ra môi trường, nhất là xử lý đốt lộ thiên ở ngoài, đốt ở lò đốt công nghệ cũ. Một lượng lớn các chất hóa học, các chất độc hại được phát tán ra ngoài không khí.

Hàng giả, hàng kém chất lượng được làm từ các chất có thời gian phân hủy dài như nhựa, vải, sắt, inox, đầu lọc thuốc lá nếu tiêu hủy bằng hình thức đốt, chôn lấp tại bãi rác lộ thiên dẫn đến môi trường đất bị ô nhiễm nghiêm trọng.

an-toan-moi-tuong-ct3

Một số phương pháp tiêu hủy hàng hóa vi phạm chưa hợp lý đang tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường, lãng phí nguồn lực

Ngoài ra việc chồng chéo, thiếu sự phối hợp của các cơ quan liên quan đối với việc thực thi quản lý, xử lý và tiêu hủy hàng giả, hàng kém chất lượng đáp ứng yêu cầu BVMT.

Tuy nhiên số lượng doanh nghiệp, cơ sở xử lý môi trường được cấp phép của Bộ TN&MT ở một số địa phương còn thiếu, nhiều địa phương không có cơ sở xử lý chất thải nguy hại gây khó khăn trong phương án xử lý tiêu hủy của các cơ quan chức năng.

VIOIT chỉ ra phương pháp hủy đốt sẽ hạn chế và ảnh hưởng không đáng kể nếu được xử lý đốt trong lò đốt công nghệ cao, lò đốt xử lý CTNH được Bộ TNMT cấp phép.

Qua đó Viện nghiên cứu chiến lược chính sách Công Thương đồng thời đề xuất một số giải pháp và chính sách quản lý và tiêu hủy hàng giả, hàng kém chất lượng đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường phù hợp với điều kiện Việt Nam như: Hoàn thiện và xây dựng pháp luật, cơ chế chính sách (sửa đổi, bổ sung những văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý và tiêu hủy hàng giả, hàng kém chất lượng đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường theo hướng bảo đảm tính khả thi, phù hợp thực tế);

Định hướng quy hoạch, xây dựng cơ sở vật chất, kho tàng lưu giữ hàng giả, hàng kém chất lượng đảm bảo yêu cầu về an toàn, bảo vệ môi trường tại các địa điểm, khu vực phù hợp ở các địa phương.

Có chính sách quy định và phân nhiệm đối với từng cơ quan quản lý và cơ chế phối hợp liên quan một cách rõ ràng, cụ thể đối với từng nhóm sản phẩm trong quản lý và tiêu hủy; cũng như có cơ chế khuyến khích phát triển các doanh nghiệp, phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn, các doanh nghiệp thu gom tiền xử lý phân loại bóc tách hàng hóa; tăng cường công tác quản lý nhà nước; …

Phan Vi

(Nguồn tin: https://tapchicongthuong.vn/)

Tìm kiếm bài viết

Video

Ảnh hoạt động

IMG_8493 IMG_8515F IMG_8505 IMG_8488 IMG_8498 20150504_102136 20151212_151529 Ly mu cc yu t c hi khu vc may

Thông tin liên hệ

TRẠM QUAN TRẮC VÀ PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG

Địa chỉ: 99 Trần Quốc Toản, Phường Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm - thành phố Hà Nội.

Điện thoại: (+8424) 22172473; 22172480 - Fax: (8424) 3822 3011

Hotline: 0941042838

Email: moitruonglaodong@vnniosh.vn 

Website: https://Wemos.vn/

Cơ quan quyết định thành lập: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Cơ quan quản lý trực tiếp: Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động.

 

Dịch vụ

Thế mạnh đơn vị

Bản đồ

Thông tin được đăng tải có tính chất tham khảo, không có giá trị về mặt pháp lý

  • zalo-circle