Theo các Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (Mỹ), hàng năm, khoảng 22 triệu công nhân tiếp xúc với tiếng ồn nguy hại. Mức độ có hại tiềm ẩn của tiếng ồn trong sản xuất công nghiệp có thể gia tăng vì nhiều nguyên nhân trong các môi trường làm việc khác nhau - từ trong phân xưởng đến làm việc ngoài trời với các công cụ và máy móc.
Thống kê của CDC cho biết, mất thính lực là tình trạng tổn thương thể chất mãn tính phổ biến đứng thứ ba ở Mỹ. Mất thính lực do tiếng ồn (NIHL) là tổn thương nghề nghiệp vĩnh viễn và phổ biến nhất nhưng có thể phòng ngừa được.
Trong sản xuất công nghiệp, người lao động vận hành máy móc hạng nặng, dụng cụ điện và tiếp xúc với các mối nguy hiểm khác có thể gây tổn thương thể chất ngay lập tức, trong khi đó tổn thương thính giác xảy ra sau một thời gian. Đối với nhiều người, mất thính lực sẽ không được chú ý cho đến khi tổn thương xảy ra trong cuộc đời.
Trên công trường, mối nguy hại về tiếng ồn ở khắp mọi nơi, nhưng nếu thực hiện các biện pháp phòng ngừa thích hợp có thể giảm thiểu rủi ro và ngăn ngừa thương tích.
Có nhiều cách để bảo vệ thính giác của người lao động, bao gồm nhiều loại nút bịt tai và thiết bị bảo vệ tai có thể được sử dụng cho những công việc đơn giản nhất đến phức tạp nhất.
Dưới đây là những tiêu chí nên áp dụng khi chọn thiết bị bảo vệ thính giác tốt nhất cho công việc.
Hiểu và đánh giá rủi ro
Khi tìm kiếm thiết bị bảo vệ thính giác phù hợp nhất cho môi trường làm việc nguy hiểm, cán bộ an toàn trước tiên phải xác định thiết bị gây ra tiếng ồn để hiểu đầy đủ các mức độ rủi ro liên quan đến từng công cụ và thiết bị. Nếu có thể, loại bỏ ngay lập tức hoặc giảm mức ồn quá cao xuống, hoặc cung cấp cho công nhân thiết bị bảo vệ thính giác phù hợp.
Tiếng ồn trên 85 decibel (dB) đều có khả năng gây mất thính lực lâu dài. Người công nhân trên công trường khi sử dụng máy ủi (100dB) và máy cưa (110dB) là những ví dụ về tiếp xúc tiếng ồn nguy hại phổ biến. Những tiếng ồn ngắn lặp lại, tiếng búa đập vào đinh (120 dB), cũng có thể gây tổn thương thính giác.
Đảm bảo vừa vặn và thoải mái
Không có giải pháp chung nào phù hợp với tất cả khi nói đến bảo vệ thính giác. Nếu thiết bị bảo vệ thính giác của công nhân không phù hợp, nó không thể bảo vệ họ khỏi tiếng ồn có hại. Dựa vào xếp hạng mức độ giảm tiếng ồn khi sử dụng thiết bị bảo vệ được thính giác và không bảo vệ được thính giác, một phần tám inch cũng tạo ra sự khác biệt trong việc bảo vệ thính giác. Kiểm tra độ vừa vặn cung cấp bức tranh thực tế, chính xác về việc bảo vệ thính giác của người lao động và giúp các nhà quản lý xác định được các giải pháp thoải mái, tiện lợi và phù hợp.
Mặt khác cần xem xét khả năng tương thích của thiết bị bảo vệ thính giác với các thiết bị bảo vệ cá nhân khác (PPE), ví dụ như kính an toàn hay thiết bị bảo vệ đầu và mặt.
Ví dụ, kính mắt an toàn có gọng dày (6mm) có thể tạo ra khoảng cách giữa đầu và nút bịt tai, làm cho âm thanh dễ dàng xuyên qua chụp tai. Trong tình huống này, nút bịt tai sẽ là giải pháp bảo vệ thính giác phù hợp nhất.
Huấn luyện nhóm
Người lao động sẽ không ưu tiên bảo vệ thính giác nếu họ không hiểu sự nguy hiểm của việc mất thính lực do tiếng ồn gây ra. Vì vậy, hãy ưu tiên huấn luyện các nhóm công nhân làm việc tại địa điểm cụ thể có tiếp xúc với tiếng ồn. Có nhiều cách để huấn luyện nhóm công nhân bao gồm:
- Giảng cho người lao động về những hậu quả của việc thay đổi cuộc sống do mất thính lực bằng cách chia sẻ những câu chuyện có thật, tệp âm thanh và hình ảnh;
- Mời các chuyên gia an toàn nói chuyện về việc bảo vệ thính giác;
- Khuyến khích sự tuân thủ thông qua các khích lệ tích cực;
- Sử dụng các tranh ảnh tuyên truyền mô tả chi tiết tầm quan trọng của việc bảo vệ thính giác.
Ưu tiên bảo vệ thính giác của công nhân
Mất thính lực do tiếng ồn không gây đau đớn và không có dấu hiệu tổn thương rõ ràng. Mặc dù tiếng ồn có khả năng gây hại nhưng không xảy ra lập tức. Tổn thương có thể tiến triển chậm và tích lũy theo thời gian thậm chí tổn thương vĩnh viễn 100%.
Giải pháp để ngăn ngừa mất thính lực do tiếng ồn nghề nghiệp là tập trung liên tục vào việc ngăn ngừa mất thính lực; cung cấp khóa đào tạo; cung cấp các loại thiết bị bào vệ thính giác và các kích cỡ phù hợp; kiểm tra độ kín khít của các thiết bị bảo vệ thính giác như chụp tai hay nút bịt tai.
Khi thiết bị bảo vệ thính giác được sử dụng đúng cách, nó sẽ đóng vai trò tuyệt vời trong việc bảo vệ thính lực cho người lao động.
Biên dịch: Thúy Hằng
(Nguồn tin: ishn.com)