logo_tram.jpg

ISO 9001:2015

VIMCERTS 025

 

TRẠM QUAN TRẮC VÀ PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG

NATIONAL WORKING ENVIRONMENT MONITORING STATION

 

vilas1.png

VILAS 441

Trang chủ»Tin tức sự kiện»Môi trường & điều kiện lao động»Biết đánh giá đúng mức tiếng ồn và lựa chọn biện pháp bảo vệ phù hợp

Biết đánh giá đúng mức tiếng ồn và lựa chọn biện pháp bảo vệ phù hợp

Tiếng rít kéo dài của động cơ, thiết bị ồn ào và tiếng mài của vật liệu tự nhiên chỉ là một trong số những tiếng ồn tại nơi làm việc có thể đe dọa trực tiếp tới sức khỏe và sự an toàn của người lao động. Người lao động đang có nguy cơ bị tổn hại thính giác khi tiếp xúc với tiếng ồn lớn hơn 85dB trong 8 giờ làm việc trung bình. Tiếng ồn có thể gây tổn thương cho tai trong, dẫn đến hiện tượng có những tiếng rung kéo dài trong tai hoặc chứng ù tai. Theo quy định, người sử dụng lao động phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ người lao động không bị mất thính lực vĩnh viễn. Mọi nơi làm việc cần có chương trình bảo vệ thính lực ở những vị trí có tiếng ồn vượt quá 85dB.

Khi nào cần đeo thiết bị bảo vệ thính lực

Trước tiên, NSDLĐ cần đánh giá mức tiếng ồn hiện có tại nơi làm việc bằng cách sử dụng thiết bị đo tiếng ồn, bao gồm mức dB của tiếng ồn và thời gian tiếp xúc. Với những âm thanh lớn hơn 140db, chỉ cần mất vài giây để phá hủy vĩnh viễn màng nhĩ của một người. Sau đó, họ cần tìm cách giảm mức độ tiếng ồn nếu có thể, như:

- Sử dụng thiết bị hoặc phương tiện ít ồn hơn;

- Lắp các rào chắn tiếng ồn;

- Luân phiên đội vào và ra khỏi nơi làm việc;

- Tăng khoảng cách giữa người lao động và nguồn gây ồn.

Nếu không thể giảm mức độ tiếp xúc tiếng ồn, mọi người phải đeo thiết bị bảo vệ thính lực khi đi vào môi trường làm việc.

Lựa chọn thiết bị bảo vệ thính lực phù hợp

Các công ty nên đặt mục tiêu cung cấp nhiều tùy chọn khi lựa chọn thiết bị bảo vệ thính lực cho người lao động, chẳng hạn như những thiết bị có thể được đeo cùng với các loại thiết bị an toàn khác như băng đeo đầu, cổ hoặc cằm, và mũ che tai phải che kín tai hoặc nút bịt tai phải vừa khít lỗ tai, tùy vào sở thích của mỗi người. Nút bịt tai có nhiều kiểu khác nhau, bao gồm kiểm đúc sẵn và không có nút bên trọng, kiểu đúc tùy chỉnh hoặc có dây.

Các loại thiết bị bảo vệ thính lực khác nhau được thiết kế cho các mục đích khác nhau. Tai nghe điện môi được sử dụng trong môi trường có nguy cơ điện. Người lao động cần sử dụng nút tai dùng một lần bên dưới nếu họ cần bỏ nút tai trong các khu vực nóng.

Mọi loại thiết bị phải thoải mái và dễ đeo khi làm việc mà không làm cản trở khả năng thực hiện công việc của người lao động. NSDLĐ cũng nên cân nhắc tần suất người lao động cần đeo thiết bị bảo vệ thính lực của họ. Những thiết bị có thể tái sử dụng bao gồm mũ che tai và nút bịt tai được làm từ các vật liệu bền. Các thiết bị dùng một lần chủ yếu gồm nút tai bằng bọt cao su mà không thể sử dụng nhiều hơn một lần.

Nếu thiết bị bảo vệ tiếng ồn có khả năng bị bẩn vĩnh viễn hoặc người lao động không cần sử dụng thiết bị bảo vệ thính lực này thường xuyên, thì thiết bị bảo vệ thính lực sử dụng một lần có thể là lựa chọn tốt nhất. Nhưng sẽ hợp lý hơn nếu sử dụng thiết bị bảo vệ thính lực có thể tái sử dụng nếu người lao động cần đeo những thiết bị này liên tục. Các thiết bị có thể tái sử dụng phải được bảo quản và làm sạch trước và sau mỗi ca làm việc. Người lao động cần kiểm tra kỹ lưỡng thiết bị bảo vệ thính lực của họ xem có bị hư hại trước mỗi lần sử dụng. Để ý các vết nứt hoặc vết rách trong nút tai và đảm bảo chúng sạch sẽ để tránh tích tụ vi khuẩn và nguy cơ nhiễm trùng tai. Nếu thiết bị bảo vệ thính giác bị hỏng, nó phải được vứt bỏ và thay thế ngay. Nên có sẵn các cặp nút tai cho người lao động trong trường hợp một cặp bị hỏng hoặc bị mất.

Thiết bị này chỉ có hiệu quả nếu người lao động biết cách sử dụng nó. Các nhà quản lý phải huấn luyện người lao động để đảm bảo họ có tất cả các thông tin cần thiết để tự bảo vệ mình trong công việc. Việc tiếp tục nâng cao nhận thức của người lao động và lắp đặt các biển báo “Khu vực có tiếng ồn cao” cũng có thể hữu ích. Và vì việc tổn thương thính giác có tính chất tích lũy, nên khuyến khích thực hiện khám sàng lọc trước khi tuyển dụng để phát hiện tình trạng mất thính lực hiện có, đặc biệt là với những công việc phải làm việc trong môi trường có tiếng ồn cao.

NSDLĐ không thiếu sự lựa chọn khi nói đến việc bảo vệ người lao động khỏi việc mất thính lực. Tiếng ồn lớn có thể xảy ra đột ngột và không báo trước. Mỗi công ty cần thực hiện phần việc của mình để giữ an toàn cho người lao động trong công việc.

Biên dịch: Xuân Đài

(Nguồn tin: https://www.ishn.com/)

Tìm kiếm bài viết

Video

Ảnh hoạt động

IMG_8493 IMG_8515F IMG_8505 IMG_8488 IMG_8498 20150504_102136 20151212_151529 Ly mu cc yu t c hi khu vc may

Thông tin liên hệ

TRẠM QUAN TRẮC VÀ PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG

Địa chỉ: 99 Trần Quốc Toản, Phường Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm - thành phố Hà Nội.

Điện thoại: (+8424) 22172473; 22172480 - Fax: (8424) 3822 3011

Hotline: 0941042838

Email: moitruonglaodong@vnniosh.vn 

Website: https://Wemos.vn/

Cơ quan quyết định thành lập: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Cơ quan quản lý trực tiếp: Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động.

 

Dịch vụ

Thế mạnh đơn vị

Bản đồ

Thông tin được đăng tải có tính chất tham khảo, không có giá trị về mặt pháp lý

  • zalo-circle