Đảm bảo an toàn lao động, an toàn phòng chống cháy, nổ để bảo vệ người lao động
Theo báo cáo của Sở LĐ-TB&XH, từ đầu năm 2022 đến nay, đã phối hợp tổ chức nhiều hoạt động thiết thực nhằm góp phần tạo môi trường làm việc an toàn, thân thiện và hạn chế tai nạn lao động. các sở, ngành, đơn vị liên quan; tổ chức 3 lớp tập huấn, huấn luyện ATVSLĐ cho 165 người (bao gồm người quản lý phụ trách ATVSLĐ và người lao động); tổ chức thanh tra, kiểm tra tại 482 cơ sở.
Bên cạnh đó, rà soát phát hiện các nguy cơ rủi ro, bổ sung nội quy, quy trình làm việc an toàn tại 27 cơ sở; tổ chức 6 lớp tập huấn nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho các cơ sở, cá nhân với 815 người tham gia.
Hiện toàn tỉnh Điện Biên có trên 1.400 doanh nghiệp, hoạt động chủ yếu trên các lĩnh vực xây dựng, khai thác khoáng sản, chế biến nông sản, dịch vụ thương mại, du lịch... Xác định công tác đảm bảo ATVSLĐ là nhiệm vụ quan trọng, các doanh nghiệp đã có sự quan tâm triển khai các quy định của pháp luật về ATVSLĐ.
Tuy nhiên, thực tế trên địa bàn tỉnh đã xảy ra một số vụ sử dụng lao động đáng tiếc, chủ yếu tại các công trình xây dựng nhà ở riêng lẻ, nhất là tại khu vực vùng sâu, vùng xa, ít lực lượng chức năng thanh tra, kiểm tra.
Chỉ tính riêng trong quý II năm 2022, toàn tỉnh đã xảy ra 10 vụ tai nạn lao động. Trong đó có 9 vụ tai nạn tại khu vực không có quan hệ lao động. Nguyên nhân chủ yếu là do phía người sử dụng lao động không bảo đảm an toàn; không huấn luyện hoặc có huấn luyện ATVSLĐ nhưng không đầy đủ, không trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân đầy đủ cho người lao động.
Bên cạnh đó, người sử dụng lao động tại một số doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm, chú trọng đầu tư cho công tác ATVSLĐ hoặc thực hiện đôi khi còn mang tính đối phó. Bên cạnh đó, công tác thanh tra, kiểm tra về ATVSLĐ mới chỉ chủ yếu tập trung vào khu vực có quan hệ lao động; còn đối với công trình nhà ở riêng lẻ công tác kiểm tra chưa được đầy đủ, kịp thời.
Để tăng cường đảm bảo ATVSLĐ, từ đầu năm đến nay, các sở, ban, ngành phối hợp với các địa phương, doanh nghiệp đã xây dựng kế hoạch và tổ chức tuyên truyền, cổ động về ATVSLĐ bằng nhiều hình thức đa dạng như: treo trên gần 1.000 băng rôn, cờ phướn; cấp phát hơn 20.699 sách, báo, tờ rơi, tranh, áp phích tuyên truyền về công tác ATVSLĐ.
Cùng với đó, Sở LĐ-TB&XH Điện Biên phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ pháp luật và Phát triển nguồn nhân lực mở 4 hội nghị tập huấn chính sách về bảo hiểm tai nạn lao động, bảo hiểm tai nạn lao động cho 120 cán bộ quản lý, cán bộ làm công tác ATVSLĐ, thuộc các phòng, ban, đơn vị và các doanh nghiệp…
Thông qua việc đẩy mạnh các hoạt động thông tin, tuyên truyền các chính sách, pháp luật, đã có tác động mạnh mẽ và làm chuyển biến rõ rệt về nhận thức của người sử dụng lao động, người lao động, góp phần giảm thiểu các nguy cơ gây tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp xảy ra.
QUÝ ĐỨC
(Nguồn tin: Báo Điện tử Dân Sinh)