logo_tram.jpg

ISO 9001:2015

VIMCERTS 025

 

TRẠM QUAN TRẮC VÀ PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG

NATIONAL WORKING ENVIRONMENT MONITORING STATION

 

vilas1.png

VILAS 441

Trang chủ»Tin tức sự kiện»Tin tức»Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: Giúp phòng ngừa rủi ro cho người lao động

Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: Giúp phòng ngừa rủi ro cho người lao động

Thời gian qua, Bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp là chính sách an sinh xã hội thiết thực và hữu ích, góp phần bù đắp tổn thất cho người lao động, chia sẻ rủi ro giữa các doanh nghiệp, hỗ trợ phòng ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.

Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, Bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp là một phần của quỹ Bảo hiểm xã hội (BHXH) ra đời nhằm đảm bảo an sinh xã hội cho tất cả người dân. Không ít người lao động đã được bảo vệ khi không may gặp tai nạn trong quá trình lao động.

Chị Trần Thị Mai, công nhân khu công nghiệp Vsip (Bình Dương) không may bị tai nạn trong quá trình làm việc khiến cho cánh tay chị bị máy gỗ nghiền. Gia đình bình thường hai vợ chồng làm vừa đủ nuôi hai đứa con nhỏ ăn học. Biến cố xảy ra khiến gia đình xáo trộn hết lên, vừa không đi làm được lại phải tốn chi phí điều trị lâu dài trong bệnh viện. Rất may, công ty có tham gia bảo hiểm tai nạn (BHTN) cho công nhân nên chi phí điều trị tôi không phải lo lắng.

“Thời điểm đó, cuộc sống rất vất vả nhưng nhờ có hỗ trợ từ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp về chi phí mổ, điều trị, hiện tôi đã dần ổn định cuộc sống và tự lo được cho bản thân. Trong giai đoạn khó khăn, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp rất có ý nghĩa với những công nhân lao động khó khăn như chúng tôi, nhờ đó tôi đã vực dậy được tinh thần”, chị Mai chia sẻ.

trao-tien-ho-tro-cho-gia-dinh-nan-nhan-bi-bong

Trao tiền hỗ trợ cho người lao động bị tai nạn lao động.

Dù làm công việc gì, phức tạp hay đơn giản thì người lao động khó có thể lường trước những tai nạn bất ngờ có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Do vậy, quy định về Bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp trở thành “điểm tựa” cho nhiều người lao động khi không may gặp rủi ro.

Chia sẻ về các chính sách cũng như giải pháp phòng ngừa TNLĐ, ông Hoàng Minh Thành Giám đốc công ty gỗ Minh Thành (Bình Dương) cho biết, công ty chúng tôi có riêng phòng môi trường an toàn lao động, có những an toàn viên, chuyên viên chuyên làm công tác đi kiểm tra giám sát hàng ngày, ở các vị trí 24/24h. Đồng thời các phân xưởng có quy trình vận hành máy, an toàn lao động, hàng quý hàng tháng chúng tôi phối hợp với ban chính sách pháp luật, liên đoàn lao động tỉnh tổ chức tuyên truyền, hỗ trợ pháp luật để cán bộ công nhân viên hiểu thêm về an toàn lao động.

Theo BHXH tỉnh Bình Dương, để đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của doanh nghiệp, người lao động, ngành BHXH ở địa phương chủ động phối hợp với các ngành liên quan trong việc thanh tra, kiểm tra, giám sát; kịp thời xử lý nghiêm những hành vi vi phạm. Qua đó, từng bước nâng cao chất lượng thực hiện chính sách Bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp; bảo vệ sức khỏe, tính mạng người lao động, hỗ trợ doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, ổn định sản xuất.

“Nhằm chia sẻ gánh nặng và phòng ngừa rủi ro cho doanh nghiệp, nhất là người lao động và thân nhân trước những rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là một trong những chính sách an sinh xã hội hữu ích nhất hiện nay. Quỹ này sẽ bảo đảm bù đắp một phần hoặc thay thế thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trên cơ sở đóng góp vào Quỹ”, đại diện BHXH Bình Dương chia sẻ.

Ông Trịnh Tấn Tài – GĐ Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bình Dương cho biết, hiện Bình Dương  có 29 khu công nghiệp và 12 cụm công nghiệp đang hoạt động, lực lượng CNLĐ đang làm việc trên địa bàn tỉnh có trên 1,2 triệu người vì vậy địa phương đã chú trọng công tác phối hợp với các ngành liên quan, các địa phương, đơn vị đẩy mạnh tuyên truyền cho người sử dụng lao động và NLĐ về các quy định của pháp luật về an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ), phòng chống cháy nổ, các nguy cơ tiềm ẩn TNLĐ, cháy nổ và bệnh nghề nghiệp… Qua đó nâng cao ý thức, trách nhiệm của người sử dụng lao động và NLĐ trong công tác đảm bảo ATVSLĐ.

Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là một trong những chính sách an sinh xã hội hữu ích nhất hiện nay. Trong tương lai, các nước trong khu vực ASEAN có thể xây dựng Quỹ này để bảo đảm quyền và lợi ích của người lao động bị rủi ro, tai nạn trong quá trình lao động, giảm gánh nặng cho người sử dụng lao động cũng như của Nhà nước, xã hội.

PHA LÊ

(Nguồn tin: Báo Điện tử Dân Sinh)

Tìm kiếm bài viết

Video

Ảnh hoạt động

IMG_8493 IMG_8515F IMG_8505 IMG_8488 IMG_8498 20150504_102136 20151212_151529 Ly mu cc yu t c hi khu vc may

Thông tin liên hệ

TRẠM QUAN TRẮC VÀ PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG

Địa chỉ: 99 Trần Quốc Toản, Phường Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm - thành phố Hà Nội.

Điện thoại: (+8424) 22172473; 22172480 - Fax: (8424) 3822 3011

Hotline: 0941042838

Email: [email protected] 

Website: https://Wemos.vn/

Cơ quan quyết định thành lập: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Cơ quan quản lý trực tiếp: Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động.

 

Dịch vụ

Thế mạnh đơn vị

Bản đồ

Thông tin được đăng tải có tính chất tham khảo, không có giá trị về mặt pháp lý

  • zalo-circle