Với mục đích thúc đẩy các cấp, các ngành, các cơ quan tổ chức, hiệp hội, người sử dụng lao động, người lao động và cộng đồng quan tâm, thực thi nghiêm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động. Đồng thời đẩy mạnh các chương trình hành động cụ thể về cải thiện điều kiện lao động, rà soát, xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn, đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động; chăm sóc, nâng cao sức khỏe người lao động, phòng chống tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp
Tuyên truyền sâu rộng trong hệ thống công đoàn và toàn xã hội về vị trí, vai trò, đóng góp của giai cấp công nhân Thủ đô trong sự nghiệp cách mạng, đặc biệt là trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Từ đó củng cố niềm tin, niềm tự hào giai cấp và tăng cường mối quan hệ gắn kết đoàn viên, công nhân, viên chức, người lao động (CNVCLĐ) với tổ chức Công đoàn, góp phần xây dựng tổ chức Công đoàn Thủ đô vững mạnh; Thông qua các hoạt động Tháng Công nhân, làm tốt hơn nữa công tác đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, công nhân lao động, tạo sự quan tâm hơn nữa của cấp ủy, chính quyền, hệ thống chính trị, chủ doanh nghiệp và toàn xã hội đối với giai cấp công nhân.
Đại diện lãnh đạo LĐLĐ thành phố Hà Nội thăm hỏi, tặng quà đoàn viên bị tai nạn lao động
Theo đó, UBND Thành phố yêu cầu, với chủ đề “Kết nối công nhân, xây dựng tổ chức”, trong Tháng công nhân năm nay, Liên đoàn Lao động Thành phố chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức đồng loạt các hoạt động trọng tâm, trọng điểm hướng tới công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ).
Đó là tổ chức chương trình diễn đàn “Công nhân vì doanh nghiệp, doanh nghiệp vì công nhân”, hoạt động “Cảm ơn người lao động”; tổ chức gặp mặt đối thoại giữa người đứng đầu chính quyền, doanh nghiệp với cán bộ công đoàn, CNVCLĐ. Các diễn đàn, đối thoại cần trực tiếp giải quyết vấn đề công nhân, lao động quan tâm, bức xúc và phù hợp tình hình thực tiễn của ngành, địa phương, đồng thời, thu hút đông đảo đoàn viên, CNVCLĐ tham gia; tạo được lòng tin, sự quan tâm, chăm lo của toàn xã hội đối với tổ chức Công đoàn và đoàn viên, CNVCLĐ. Cùng với đó là hoạt động tặng quà công nhân bị tai nạn lao động nặng, công nhân bị mắc bệnh nghề nghiệp, hiểm nghèo, thăm tặng quà hỗ trợ đoàn viên, người lao động khó khăn; tổ chức các cuộc thi thợ giỏi, tuyên dương công nhân giỏi.
Việc tổ chức các hoạt động Tháng công nhân nhằm mục đích tuyên truyền sâu rộng về vị trí, vai trò, đóng góp của giai cấp công nhân Việt Nam; tăng cường mối quan hệ gắn kết CNVCLĐ với tổ chức công đoàn, góp phần xây dựng tổ chức công đoàn Việt Nam vững mạnh. Đồng thời, động viên đoàn viên, CNVCLĐ, nhất là đội ngũ CNLĐ nỗ lực vượt khó, lao động sáng tạo, đóng góp cho sự phát triển của từng doanh nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Thủ đô và đất nước.
Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2023 được phát động với chủ đề: “Tăng cường xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn và cải thiện điều kiện lao động, giảm căng thẳng tại nơi làm việc”.
Trong Tháng hành động, Thành phố tổ chức các hoạt động tư vấn, tập huấn, huấn luyện về ATVSLĐ theo chuyên đề cụ thể gắn với đặc điểm, đặc thù sản xuất của ngành, nghề, lĩnh vực, đặc biệt là trong các công việc có nguy cơ rủi ro cao như làm việc trên cao, hàn cắt, làm việc trong không gian hạn chế, an toàn hóa chất, điện…; chú trọng huấn luyện thực hành kỹ năng đánh giá nguy cơ, rủi ro về ATVSLĐ. Tăng cường các hoạt động rà soát, xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn và cải thiện điều kiện lao động, giảm căng thẳng tại nơi làm việc. Hướng dẫn doanh nghiệp, người lao động tự kiểm tra, đánh giá nguy cơ rủi ro về ATVSLĐ trước khi làm việc và cải thiện điều kiện lao động, làm việc.
Một số khẩu hiệu hưởng ứng Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động và tháng công nhân năm 2023:
- Nhiệt liệt hưởng ứng Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2023.
- Nhiệt liệt hưởng ứng Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2023.
- Cải thiện điều kiện làm việc, chăm sóc, nâng cao sức khỏe người lao động, phòng chống tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
- Thực hiện nghiêm các nội quy, quy trình, giải pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.
- Tuân thủ nghiêm việc trang cấp, sử dụng các phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động, sản xuất để phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
- Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động.
- Doanh nghiệp và người lao động chủ động thực hiện các quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm về an toàn, vệ sinh lao động.
- Chủ động rà soát, đánh giá các nguy cơ, rủi ro mất an toàn, vệ sinh lao động để phòng tránh tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
- Hãy nghĩ về an toàn trước khi hành động.
- Tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp vì an toàn và sự phát triển bền vững của doanh nghiệp và người lao động.
Hà Giang
(Nguồn tin: Tạp chí điện tử Lao động và Xã hội)