logo_tram.jpg

ISO 9001:2015

VIMCERTS 025

 

TRẠM QUAN TRẮC VÀ PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG

NATIONAL WORKING ENVIRONMENT MONITORING STATION

 

vilas1.png

VILAS 441

Trang chủ»Tin tức sự kiện»Tin tức»Từ vụ công nhân bị ngộ độc khí methanol tại Bắc Ninh: Tăng cường đảm bảo an toàn lao động trong các doanh nghiệp

Từ vụ công nhân bị ngộ độc khí methanol tại Bắc Ninh: Tăng cường đảm bảo an toàn lao động trong các doanh nghiệp

Sau vụ công nhân Công ty TNHH HS Tech Vina (Khu công nghiệp Thuận Thành 3, tỉnh Bắc Ninh) bị ngộ độc khí methanol, vấn đề an toàn lao động tại các doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp điện tử lại càng cần được quan tâm hơn bao giờ hết, để tránh xảy ra những vụ việc tương tự.

4-4 1

Công nhân Công ty TNHH HS Tech Vina bị ngộ độc khí methanol, được điều trị tại Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai (ảnh chụp ngày 2.3). Ảnh: Bảo Hân

Đảm bảo môi trường làm việc an toàn

Ông Nguyễn Tiến Hường - Chủ tịch Công đoàn cơ sở Công ty Seojin Bắc Ninh - cho biết, tại doanh nghiệp có ban An toàn lao động sản xuất. Ban có lãnh đạo người Hàn Quốc có kinh nghiệm hơn 30 năm về lĩnh vực an toàn lao động ở doanh nghiệp.  

“Ban đã đưa ra thông tin nắm bắt được về vụ việc xảy ra ở huyện Thuận Thành, đồng thời triển khai thống kê toàn bộ danh sách cán bộ, công nhân viên từ quản lý đến công nhân lao động trực tiếp, yêu cầu nêu rõ chức danh, công việc cụ thể, từ đó sàng lọc người nào bị ảnh hưởng về sức khoẻ… Ngoài ra, nếu có bộ phận nào liên quan đến khí thải độc hại thì thông báo lại, Ban An toàn lao động sẽ có máy để đo đạc lại” - ông Hường cho biết. 

Theo ông Hường, công ty thường xuyên tăng cường truyền thông về an toàn lao động, đảm bảo công tác huấn luyện an toàn lao động, bảo hộ lao động. “Công đoàn công ty sẽ hỗ trợ tối đa cho các hoạt động của Ban An toàn lao động vì đảm bảo an toàn lao động là điều tốt cho người lao động”. 

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Thế Quyết - Chủ tịch Công đoàn các KCN Bắc Ninh - cho biết, sau vụ ngộ độc methanol tại Công ty TNHH HS Tech Vina, Công đoàn các KCN tỉnh đã chỉ đạo gấp, yêu cầu các công đoàn cơ sở trong khu công nghiệp rà soát lại tất cả các quy trình về an toàn lao động trong doanh nghiệp để tích cực tham mưu với lãnh đạo doanh nghiệp, đổi mới, cải tiến công tác quản lý cũng như ngăn ngừa việc xảy ra tai nạn lao động cũng như ảnh hưởng trong vấn đề lao động đối với người lao động.  

Ông Quyết nói thêm, hằng năm, công đoàn các khu công nghiệp đều có văn bản chỉ đạo về an toàn vệ sinh lao động, như dịp đầu năm, công đoàn chỉ đạo đưa nội dung này vào thỏa ước lao động tập thể. “Cùng với thu nhập, thì vấn đề an toàn lao động của người lao động được công đoàn tập trung chỉ đạo” - ông Quyết nói. 

Thông tin đầy đủ đến người lao động 

Trao đổi với phóng viên, ông Đặng Văn Khánh - Ban Quan hệ Lao động, Tổng LĐLĐVN - cho biết, liên quan đến vụ ngộ độc methanol tại Công ty TNHH HS Tech Vina (huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh), Tổng LĐLĐVN đã trao đổi, hướng dẫn LĐLĐ tỉnh Bắc Ninh phối hợp với cơ quan của tỉnh để tiếp tục cứu chữa, hỗ trợ cho nạn nhân, điều tra nguyên nhân. 

Theo ông Khánh, cần phải xem doanh nghiệp đã thực hiện đầy đủ các biện pháp đảm bảo an toàn lao động hay chưa; nếu chưa thì phải xem xét trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc không tuân thủ thực hiện những quy định của pháp luật về việc đảm bảo an toàn vệ sinh lao động cho người lao động. Cũng cần phải xem người lao động đã được khám sức khỏa, khám bệnh nghề nghiệp hay chưa. 

“Sau khi xảy ra sự cố như vậy thì tiến hành điều tra, tùy theo vi phạm để xem xét xử lý hành chính hoặc nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì sẽ khởi tố. Việc xử lý nghiêm và kịp thời chính là biện pháp răn đe, giáo dục người vi phạm. Ngoài ra, cần thông báo rộng rãi những vụ việc như này để các doanh nghiệp rút kinh nghiệm” - ông Khánh bày tỏ. 

Ông Khánh cho biết, để đảm bảo an toàn cho người lao động trong các doanh nghiệp điện tử, điều đầu tiên là vật liệu, dung môi khi được đưa vào sản xuất cần phải an toàn. Cùng với đó, phải thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn cho công nhân: Phòng phải thoáng khí, hút khí độc…; công nhân được tập huấn, huấn luyện, được theo dõi sức khoẻ. 

“Theo quy định, người sử dụng lao động phải thông tin đầy đủ những thành phần hóa chất của dung môi, thành phần nào có hại cho sức khoẻ không. Nếu có hại thì không sử dụng; hoặc phải có biện pháp an toàn trong quá trình làm việc” - ông Khánh nói.  

Ông Khánh cho biết thêm, khi có được thông tin đầy đủ, người lao động có quyền từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc mà vẫn được trả đủ tiền lương và không bị coi là vi phạm kỷ luật lao động khi thấy rõ có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng tính mạng hoặc sức khỏe của mình nhưng phải báo ngay cho người quản lý trực tiếp để có phương án xử lý…

(Nguồn tin: https://laodong.vn/)

Tìm kiếm bài viết

Video

Ảnh hoạt động

IMG_8493 IMG_8515F IMG_8505 IMG_8488 IMG_8498 20150504_102136 20151212_151529 Ly mu cc yu t c hi khu vc may

Thông tin liên hệ

TRẠM QUAN TRẮC VÀ PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG

Địa chỉ: 99 Trần Quốc Toản, Phường Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm - thành phố Hà Nội.

Điện thoại: (+8424) 22172473; 22172480 - Fax: (8424) 3822 3011

Hotline: 0941042838

Email: moitruonglaodong@vnniosh.vn 

Website: https://Wemos.vn/

Cơ quan quyết định thành lập: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Cơ quan quản lý trực tiếp: Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động.

 

Dịch vụ

Thế mạnh đơn vị

Bản đồ

Thông tin được đăng tải có tính chất tham khảo, không có giá trị về mặt pháp lý

  • zalo-circle