logo_tram.jpg

ISO 9001:2015

VIMCERTS 025

 

TRẠM QUAN TRẮC VÀ PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG

NATIONAL WORKING ENVIRONMENT MONITORING STATION

 

vilas1.png

VILAS 441

Trang chủ»Hoạt động dịch vụ»Giới thiệu»Giấy phép môi trường là gì? Hồ sơ, trình tự thủ tục cấp giấy phép môi trường cần thực hiện gì?

Giấy phép môi trường là gì? Hồ sơ, trình tự thủ tục cấp giấy phép môi trường cần thực hiện gì?

Giấy phép môi trường: là văn bản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được phép xả chất thải ra môi trường, quản lý chất thải, nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất kèm theo yêu cầu, điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

 

Nội dung giấy phép môi trường cần những gì?

Tại Điều 40 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định nội dung giấy phép môi trường được quy định như sau:

"Điều 40. Nội dung giấy phép môi trường

1. Nội dung giấy phép môi trường gồm thông tin chung về dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp; nội dung cấp phép môi trường; yêu cầu về bảo vệ môi trường; thời hạn của giấy phép môi trường; nội dung khác (nếu có).

2. Nội dung cấp phép môi trường bao gồm:

a) Nguồn phát sinh nước thải; lưu lượng xả nước thải tối đa; dòng nước thải; các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải; vị trí, phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải;

b) Nguồn phát sinh khí thải; lưu lượng xả khí thải tối đa; dòng khí thải; các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải; vị trí, phương thức xả khí thải;

c) Nguồn phát sinh và giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung;

d) Công trình, hệ thống thiết bị xử lý chất thải nguy hại; mã chất thải nguy hại và khối lượng được phép xử lý, số lượng trạm trung chuyển chất thải nguy hại, địa bàn hoạt động đối với dự án đầu tư, cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại;

đ) Loại, khối lượng phế liệu được phép nhập khẩu đối với dự án đầu tư, cơ sở có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất

3. Yêu cầu về bảo vệ môi trường bao gồm:

a) Có công trình, biện pháp thu gom, xử lý nước thải, khí thải, giảm thiểu tiếng ồn, độ rung đáp ứng yêu cầu; trường hợp xả nước thải vào công trình thủy lợi phải có các yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với nguồn nước công trình thủy lợi;

b) Có biện pháp, hệ thống, công trình, thiết bị lưu giữ, vận chuyển, trung chuyển, sơ chế, xử lý đáp ứng yêu cầu quy trình kỹ thuật và quản lý đối với dự án đầu tư, cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại;

c) Có kho, bãi lưu giữ phế liệu đáp ứng quy định; hệ thống thiết bị tái chế; phương án xử lý tạp chất; phương án tái xuất đối với dự án đầu tư, cơ sở có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất;

d) Có kế hoạch quản lý và giám sát môi trường, kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường; trang thiết bị, công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường, quan trắc môi trường;

đ) Quản lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại; cải tạo, phục hồi môi trường; bồi hoàn đa dạng sinh học theo quy định của pháp luật;

e) Yêu cầu khác về bảo vệ môi trường (nếu có).

4. Thời hạn của giấy phép môi trường được quy định như sau:

a) 07 năm đối với dự án đầu tư nhóm I;

b) 07 năm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành có tiêu chí về môi trường như dự án đầu tư nhóm I;

c) 10 năm đối với đối tượng không thuộc quy định tại điểm a và điểm b khoản này;

d) Thời hạn của giấy phép môi trường có thể ngắn hơn thời hạn quy định tại các điểm a, b và c khoản này theo đề nghị của chủ dự án đầu tư, cơ sở, chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp (sau đây gọi chung là chủ dự án đầu tư, cơ sở).

5. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành mẫu giấy phép môi trường."

 

Thẩm quyền cấp giấy phép môi trường do ai phê duyệt?

Theo Điều 41 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về thẩm quyền cấp giấy phép môi trường:

- Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy phép môi trường đối với các đối tượng sau đây, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này:

+ Đối tượng quy định tại Điều 39 của Luật này đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường;

+ Đối tượng quy định tại Điều 39 của Luật này nằm trên địa bàn từ 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên hoặc nằm trên vùng biển chưa xác định trách nhiệm quản lý hành chính của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; cơ sở có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất, cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại.

- Bộ Quốc phòng, Bộ Công an cấp giấy phép môi trường đối với các dự án đầu tư, cơ sở thuộc bí mật nhà nước về quốc phòng, an ninh.

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép môi trường đối với các đối tượng sau đây, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này:

+ Dự án đầu tư nhóm II quy định tại Điều 39 của Luật này;

+ Dự án đầu tư nhóm III quy định tại Điều 39 của Luật này nằm trên địa bàn từ 02 đơn vị hành chính cấp huyện trở lên;

+ Đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 39 của Luật này đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Bộ, cơ quan ngang Bộ phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.

- Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy phép môi trường đối với đối tượng quy định tại Điều 39 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.

Theo đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ Quốc phòng, Bộ Công an; Ủy ban nhân dân cấp huyện sẽ cấp giấy phép môi trường tùy theo từng trường hợp như trên.

Hồ sơ, trình tự thủ tục cấp giấy phép môi trường cần thực hiện những gì?

Tại Điều 43 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp giấy phép môi trường như sau:

(1) Về hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường

- Văn bản đề nghị cấp giấy phép môi trường;

- Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường;

- Tài liệu pháp lý và kỹ thuật khác của dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp.

(2) Về trình tự, thủ tục cấp giấy phép môi trường

- Chủ dự án đầu tư, cơ sở gửi hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường đến cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 41 của Luật này. Hồ sơ được gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc bản điện tử thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến;

- Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường có trách nhiệm tổ chức tiếp nhận và kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ; công khai nội dung báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường, trừ thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật; tham vấn ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; kiểm tra thực tế thông tin dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp; tổ chức việc thẩm định, cấp giấy phép môi trường.

Quy trình tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính và thông báo kết quả được thực hiện trực tiếp, qua đường bưu điện hoặc gửi bản điện tử thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến theo đề nghị của chủ dự án đầu tư, cơ sở;

- Trường hợp dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp có hoạt động xả nước thải vào công trình thủy lợi, cơ quan cấp giấy phép môi trường phải lấy ý kiến bằng văn bản và đạt được sự đồng thuận của cơ quan nhà nước quản lý công trình thủy lợi đó trước khi cấp giấy phép môi trường;

- Trường hợp dự án đầu tư, cơ sở nằm trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp, cơ quan cấp giấy phép môi trường phải lấy ý kiến bằng văn bản của chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp đó trước khi cấp giấy phép môi trường.

* Lưu ý: Việc cấp giấy phép môi trường được thực hiện trên cơ sở thẩm định báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường thành lập hội đồng thẩm định, đoàn kiểm tra theo quy định của Chính phủ.

Đối với dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp có hoạt động xả nước thải vào công trình thủy lợi, trong thành phần hội đồng thẩm định báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường, đoàn kiểm tra phải có đại diện cơ quan nhà nước quản lý công trình thủy lợi đó.

Cơ quan nhà nước quản lý công trình thủy lợi có trách nhiệm cử thành viên tham gia hội đồng thẩm định, đoàn kiểm tra, có ý kiến bằng văn bản về việc cấp giấy phép môi trường trong thời hạn lấy ý kiến; trường hợp hết thời hạn lấy ý kiến mà không có văn bản trả lời thì được coi là đồng thuận với việc cấp giấy phép môi trường.

 

Đánh giá tác động môi trường là gì?

Theo cập nhật mới nhất năm 2022, Căn cứ Khoản 7, điều 3, luật BVMT 72/2020/QH14 quy định. Đánh giá tác động môi trường là quá trình phân tích, đánh giá, nhận dạng, dự báo tác động đến môi trường của dự án đầu tư và đưa ra biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường. 

Đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường?

Căn cứ  điều 30, luật BVMT 72/2020/QH14 quy định Đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường bao gồm như sau:

I. Dự án đầu tư nhóm I quy định tại khoản 3 Điều 28 của Luật BVMT 72/2020/QH14. Nhóm I là dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường mức độ cao, bao gồm:

1. Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất lớn; dự án thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại; dự án có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất:

2. Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường; dự án không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất lớn nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;

3. Dự án sử dụng đất, đất có mặt nước, khu vực biển với quy mô lớn hoặc với quy mô trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;

4. Dự án khai thác khoáng sản, tài nguyên nước với quy mô, công suất lớn hoặc với quy mô, công suất trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;

5. Dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất quy mô trung bình trở lên nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;

6. Dự án có yêu cầu di dân, tái định cư với quy mô lớn;

Căn cứ Khoản 3, điều 28, luật BVMT 72/2020/QH14; (Tra cứu danh mục dự án tại Phụ lục III – N ghị định 08/2022/NĐ-CP )

II. Dự án đầu tư nhóm II quy định tại các điểm c, d, đ và e khoản 4 Điều 28 của Luật BVMT 72/2020/QH14. Nhóm II là dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường, bao gồm:

1. Dự án sử dụng đất, đất có mặt nước, khu vực biển với quy mô trung bình hoặc với quy mô nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;

2. Dự án khai thác khoáng sản, tài nguyên nước với quy mô, công suất trung bình hoặc với quy mô, công suất nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;

3. Dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất với quy mô nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;

4. Dự án có yêu cầu di dân, tái định cư với quy mô trung bình.

Căn cứ điểm c, d, đ và e, khoản 4, điều 28, luật BVMT 72/2020/QH14; (Tra cứu danh mục dự án tại Phụ lục IV – nghị định 08/2022/NĐ-CP)

III. Lưu ý: Dự án đầu tư công khẩn cấp theo quy định của pháp luật về đầu tư công không phải thực hiện đánh giá tác động môi trường

Công suất của dự án đầu tư thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này được xác định trong hồ sơ đề xuất dự án đầu tư, báo cáo nghiên cứu khả thi, báo cáo kinh tế - kỹ thuật hoặc các tài liệu tương đương của dự án được phân thành 03 loại: lớn, trung bình và nhỏ. 

Căn cứ Khoản 2, điều 25, nghị định 08/2022/NĐ-CP

Cơ quan thẩm định hồ sơ đánh giá tác động môi trường?

Căn cứ  Điều 35, luật BVMT 72/2020/QH14 quy định cơ quan thẩm định hồ sơ đánh giá tác động môi trường như sau:

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (BTNMT)

a, Dự án đầu tư nhóm I quy định tại khoản 3 Điều 28 của Luật này;

b, Dự án đầu tư nhóm II quy định tại các điểm c, d, đ và e khoản 4 Điều 28 của Luật này thuộc thẩm quyền quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ; dự án đầu tư nằm trên địa bàn từ 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên; dự án đầu tư nằm trên vùng biển chưa xác định trách nhiệm quản lý hành chính của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; dự án đầu tư thuộc thẩm quyền cấp giấy phép khai thác khoáng sản, cấp giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước, cấp giấy phép nhận chìm ở biển, quyết định giao khu vực biển của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

2. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án đầu tư thuộc bí mật nhà nước về quốc phòng, an ninh.

3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án đầu tư trên địa bàn, trừ đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Đề nghị hướng dẫn thủ tục thẩm định đánh giá sơ bộ tác động môi trường.  Đánh giá sơ bộ tác động môi trường có thẩm định tại cấp tỉnh hay không?

- Theo quy định tại khoản 4 Điều 29 Luật BVMT 2020 , đánh giá sơ bộ tác động môi trường không phải là thủ tục hành chính được thẩm định riêng mà được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét đồng thời với hồ sơ đề nghị quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư. Theo đó, nội dung đánh giá sơ bộ tác động môi trường là một phần nội dung trong báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng, báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, hồ sơ đề nghị chấp thuận  chủ trương đầu tư và các báo cáo, hồ sơ này sẽ được thẩm định theo trình tự quy định của pháp luật về đầu tư công, đầu tư, xây dựng, đầu tư theo phương thức  đối tác công tư. 

- Đối với trường hợp dự án đầu tư nhóm I nhưng thuộc thẩm quyền chấp thuận, quyết định chủ trương đầu tư của địa phương theo pháp luật có liên quan,  thì nội dung đánh giá sơ bộ tác động môi trường sẽ được xem xét, thẩm định tại địa phương theo thẩm quyền. 

Đối tượng phải đánh giá sơ bộ tác động môi trường là dự án thuộc nhóm I và phải lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng, báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư theo pháp luật về đầu tư công, đầu tư, xây dựng, đầu tư theo phương thức đối tác công tư. 

Đánh giá tác động môi trường là gì?

Theo cập nhật mới nhất năm 2022, Căn cứ Khoản 7, điều 3, luật BVMT 72/2020/QH14  quy định. Đánh giá tác động môi trường là quá trình phân tích, đánh giá, nhận dạng, dự báo tác động đến môi trường của dự án đầu tư và đưa ra biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường. 

Đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường?

Căn cứ  điều 30, luật BVMT 72/2020/QH14 quy định Đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường bao gồm như sau:

I. Dự án đầu tư nhóm I quy định tại khoản 3 Điều 28 của Luật BVMT 72/2020/QH14. Nhóm I là dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường mức độ cao, bao gồm:

1. Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất lớn; dự án thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại; dự án có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất:

2. Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường; dự án không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất lớn nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;

3. Dự án sử dụng đất, đất có mặt nước, khu vực biển với quy mô lớn hoặc với quy mô trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;

4. Dự án khai thác khoáng sản, tài nguyên nước với quy mô, công suất lớn hoặc với quy mô, công suất trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;

5. Dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất quy mô trung bình trở lên nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;

6. Dự án có yêu cầu di dân, tái định cư với quy mô lớn;

Căn cứ Khoản 3, điều 28, luật BVMT 72/2020/QH14; (Tra cứu danh mục dự án tại Phụ lục III –  N ghị định 08/2022/NĐ-CP )

II. Dự án đầu tư nhóm II quy định tại các điểm c, d, đ và e khoản 4 Điều 28 của Luật BVMT 72/2020/QH14. Nhóm II là dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường, bao gồm:

1. Dự án sử dụng đất, đất có mặt nước, khu vực biển với quy mô trung bình hoặc với quy mô nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;

2. Dự án khai thác khoáng sản, tài nguyên nước với quy mô, công suất trung bình hoặc với quy mô, công suất nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;

3. Dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất với quy mô nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;

4. Dự án có yêu cầu di dân, tái định cư với quy mô trung bình.

Căn cứ điểm c, d, đ và e, khoản 4, điều 28, luật BVMT 72/2020/QH14; (Tra cứu danh mục dự án tại Phụ lục IV –  nghị định 08/2022/NĐ-CP)

III. Lưu ý: Dự án đầu tư công khẩn cấp theo quy định của pháp luật về đầu tư công không phải thực hiện đánh giá tác động môi trường

Công suất của dự án đầu tư thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này được xác định trong hồ sơ đề xuất dự án đầu tư, báo cáo nghiên cứu khả thi, báo cáo kinh tế - kỹ thuật hoặc các tài liệu tương đương của dự án được phân thành 03 loại: lớn, trung bình và nhỏ. 

Căn cứ Khoản 2, điều 25, nghị định 08/2022/NĐ-CP

Cơ quan thẩm định hồ sơ đánh giá tác động môi trường?

Căn cứ  Điều 35, luật BVMT 72/2020/QH14 quy định cơ quan thẩm định hồ sơ đánh giá tác động môi trường như sau:

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (BTNMT)

a, Dự án đầu tư nhóm I quy định tại khoản 3 Điều 28 của Luật này;

b, Dự án đầu tư nhóm II quy định tại các điểm c, d, đ và e khoản 4 Điều 28 của Luật này thuộc thẩm quyền quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ; dự án đầu tư nằm trên địa bàn từ 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên; dự án đầu tư nằm trên vùng biển chưa xác định trách nhiệm quản lý hành chính của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; dự án đầu tư thuộc thẩm quyền cấp giấy phép khai thác khoáng sản, cấp giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước, cấp giấy phép nhận chìm ở biển, quyết định giao khu vực biển của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

2. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án đầu tư thuộc bí mật nhà nước về quốc phòng, an ninh.

3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án đầu tư trên địa bàn, trừ đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Đề nghị hướng dẫn thủ tục thẩm định đánh giá sơ bộ tác động môi trường.  Đánh giá sơ bộ tác động môi trường có thẩm định tại cấp tỉnh hay không?

- Theo quy định tại khoản 4 Điều 29 Luật BVMT 2020 , đánh giá sơ bộ tác động môi trường không phải là thủ tục hành chính được thẩm định riêng mà được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét đồng thời với hồ sơ đề nghị quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư. Theo đó, nội dung đánh giá sơ bộ tác động môi trường là một phần nội dung trong báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng, báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, hồ sơ đề nghị chấp thuận  chủ trương đầu tư và các báo cáo, hồ sơ này sẽ được thẩm định theo trình tự quy định của pháp luật về đầu tư công, đầu tư, xây dựng, đầu tư theo phương thức  đối tác công tư. 

- Đối với trường hợp dự án đầu tư nhóm I nhưng thuộc thẩm quyền chấp thuận, quyết định chủ trương đầu tư của địa phương theo pháp luật có liên quan,  thì nội dung đánh giá sơ bộ tác động môi trường sẽ được xem xét, thẩm định tại địa phương theo thẩm quyền. 

Đối tượng phải đánh giá sơ bộ tác động môi trường là dự án thuộc nhóm I và phải lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng, báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư theo pháp luật về đầu tư công, đầu tư, xây dựng, đầu tư theo phương thức đối tác công tư. 

 

1/ Tư vấn lập Báo cáo sơ bộ tác động môi trường cho các hồ sơ dự án xin phê duyệt chủ trương.  

2/ Tư vấn lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường.

3/ Tư vấn lập hồ sơ xin cấp Giấy phép môi trường, Đăng ký môi trường.

 

 

Khách hàng có nhu cầu cần tư vấn xin vui lòng liên hệ 

Hotline: 0941.042.838

Email: moitruonglaodong@vnniosh.vn

Điện thoại: 024 22172480 / 024 22172473

hoặc để lại thông tin trên web

Tìm kiếm bài viết

Video

Ảnh hoạt động

IMG_8493 IMG_8515F IMG_8505 IMG_8488 IMG_8498 20150504_102136 20151212_151529 Ly mu cc yu t c hi khu vc may

Thông tin liên hệ

TRẠM QUAN TRẮC VÀ PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG

Địa chỉ: 99 Trần Quốc Toản, Phường Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm - thành phố Hà Nội.

Điện thoại: (+8424) 22172473; 22172480 - Fax: (8424) 3822 3011

Hotline: 0941042838

Email: moitruonglaodong@vnniosh.vn 

Website: https://Wemos.vn/

Cơ quan quyết định thành lập: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Cơ quan quản lý trực tiếp: Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động.

 

Dịch vụ

Thế mạnh đơn vị

Bản đồ

Thông tin được đăng tải có tính chất tham khảo, không có giá trị về mặt pháp lý

  • zalo-circle