logo_tram.jpg

ISO 9001:2015

VIMCERTS 025

 

TRẠM QUAN TRẮC VÀ PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG

NATIONAL WORKING ENVIRONMENT MONITORING STATION

 

vilas1.png

VILAS 441

Trang chủ»Nghiên cứu khoa học»Thông tin KHCN & Môi trường»Nghiên cứu công nghệ khử chọn lọc xúc tác NOx trong khí thải công nghiệp

Nghiên cứu công nghệ khử chọn lọc xúc tác NOx trong khí thải công nghiệp

TÓM TẮT: Trong nghiên cứu này nhóm tác giả đã thực hiện nghiên cứu đánh giá các tổ hợp xúc tác xử lý NOx hiện nay, lựa chọn được tổ hợp xúc tác 10% mol Fe/V2O5 là tổ hợp có hiệu quả cao trong xử lý NOx trong khí thải công nghiệp, dễ tổng hợp, phù hợp với điều kiện Việt Nam. Nhóm thực hiện đã tổng hợp tổ hợp xúc tác tẩm 10% mol Fe/V2O5 phủ lên bề mặt vật liệu mang ceramic dạng Raschig. Tiến hành nghiên cứu thí nghiệm vi dòng trong phòng thí nghiệm và trên pilot với lưu lượng 1000 (m3/h). Kết quả nghiên cứu trên pilot các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình xử lý NOx, hệ thống đạt hiệu quả đến 77,2% ở điều kiện: Nhiệt độ dòng khí vào T=270oC; vận tốc dòng khí vào vd=1m/s; nồng độ khí NOx vào Cv=1500mg/m3; chiều cao lớp vật liệu h=1,05m; tỉ lệ mol NH3/NOx. Phương trình hồi quy tuyến tính mô tả hiệu quả xử lý NOx trong khí thải công nghiệp sử dụng xúc tác 10% mol Fe/V2O5:

Nox Y

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

NOx là tên gọi chung của nhóm các khí thải nitơ oxit – một trong những nhóm khí thải cực độc gây tác động trực tiếp đến sức khỏe con người. Khí NOx không chỉ gây tổn thương tế bào phổi mà còn phản ứng với các phân tử hóa học trong không khí khi phát thải vào tầng ozone, nếu hít phải, loại khí này có thể gây trầm trọng thêm các bệnh liên quan đến hô hấp như hen suyễn, viêm cuống phổi và thường dẫn đến các bệnh về tim mạch.

  1. NOx trong khí thải công nghiệp của các nhà máy sử dụng lò đốt ở nhiệt độ cao (nhà máy thép, nhà máy xi măng, nhà máy đúc...) thường có nồng độ khá cao. Trong khi đó quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam QCVN 19: 2009/BTNMT quy định tại cột B nồng độ tối đa cho phép NOx thải ra môi trường từ 480-1000mg/m3 tùy thuộc lưu lượng và khu vực phát thải. Có một số công nghệ xử lý NOx (hấp phụ, khử chọn lọc không xúc tác, ô xi hóa, hấp thụ...), tuy nhiên các công nghệ này đều tồn tại vấn đề riêng của nó. Công nghệ khử chọn lọc xúc tác là công nghệ hiệu quả hàng đầu hiện nay. Từ rất lâu việc nghiên cứu ứng dụng xúc tác để xử lý NOx đã được các nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm. Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu tổng hợp được chất xúc tác xử lý khí NOx. Tại Việt Nam cũng có một số nhóm tác giả nghiên cứu quá trình xử lý khói thải chứa NOx nhưng không nhiều và đặc biệt chưa có nghiên cứu nào tạo ra được sản phẩm ứng dụng trong công nghiệp.

Để chủ động về mặt công nghệ, đáp ứng nhu cầu sử dụng trong nước với giá thành hợp lý, cần nghiên cứu đưa ra được sản phẩm thương mại. Nhận thấy thách thức trong vấn đề này, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam đã giao cho Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh Lao động thực hiện đề tài “Nghiên cứu công nghệ khử chọn lọc xúc tác NOx trong khí thải công nghiệp”, mã số 221/06/TLĐ nhằm mục tiêu:

- Làm chủ được công nghệ khử chọn lọc xúc tác NOx trong khí thải công nghiệp.

- Xác định được ảnh hưởng của các thông số: nhiệt độ dòng khí vào; vận tốc dòng khí vào; nồng độ khí NOx vào; chiều cao lớp vật liệu; tỉ lệ mol NH3/NOx đến hiệu quả xử lý của thiết bị để có thể ứng dụng trong thực tế.

2. NGHIÊN CỨU TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM

2.1. Lựa chọn tổ hợp xúc tác

       Lựa chọn được tổ hợp xúc tác 10% mol Fe/V2O5 phủ trên gốm raschig. Quy trình tổng hợp như sau:

       Cân muối tiền chất là Fe(NO3)3.9H2O và oxit V2O5 có sẵn với khối lượng tương ứng với tỉ lệ 2.0207 gram Fe(NO3)3.9H2O và 9.1007 gram V2O5.

       Pha muối tiền chất Fe(NO3)3.9H2O với 100 ml nước cất vào cốc thủy tinh 250 ml.

       Tiến hành khuấy các mẫu dung dịch trong 30 phút ở nhiệt độ phòng.

       Sau khi khuấy xong đổ các mẫu oxit V2O5 đã cân sẵn vào cốc.

       Tiến hành khuấy và gia nhiệt cho các mẫu hỗn hợp dung dịch ở điều kiện 70 – 80oC cho tới khi gần cạn hết nước, thu được dung dịch sệt.

       Lấy mẫu đem sấy ở điều kiện 105oC trong 24h.

       Tiến hành nung mẫu ở 500oC trong 5h, tốc độ gia nhiệt 1oC/phút

2.2. Kết quả thử nghiệm trong phòng thí nghiệm

       Sơ đồ thí nghiệm vi dòng tác nhân NH3:

Nox Hinh-1

Hình 1: Sơ đồ phản ứng vi dòng

1- Thiết bị kiểm soát lưu lượng (Mass flow controller)

2- Van một chiều

3- Lò phản ứng

4- Xúc tác

5- Bông thủy tinh

6- Khoang trộn

7- Thiết bị ABB

8- Sắc kí khí

9- Máy tính

Kết quả độ chuyển hóa NOx sau khi chạy phản ứng theo thời gian với mẫu xúc tác 10% mol Fe/V2O5 – gốm đã được tổng hợp được đưa ra trong hình dưới đây:

Nox Hinh-2

Hình 2: Độ chuyển hoá NOx của xúc tác 10% mol Fe/V2O5 – gốm theo thời gian

3. NGHIÊN CỨU TRÊN PILOT

3.1. Pilot thí nghiệm xử lý NOx

      Sơ đồ pilot hệ thống xử lý NOx ở hình 3

Nox Hinh-3

1- Bình khí NOx

8- Bình khí NH3

2- Đồng hồ đo lưu lượng khí

9- Bơm hóa chất

3- Bộ hòa trộn

10- Quạt hút ly tâm

4- Bộ trao đổi nhiệt

11- Đồng hồ đo lưu lượng

5- Buồng gia nhiệt

12- Van điều chỉnh

6- Tủ điện điều khiển

13- Bình gas

7- Thiết bị xử lý

Đ1, Đ2, Đ3- Các điểm đo

 

Thông số kỹ thuật thiết bị chính trong giá thí nghiệm:

- Thiết bị quạt: Công suất 3Kw; Lưu lượng lớn nhất 1100m3/h; áp lực lớn nhất 250mmH20

- Bộ trao đổi nhiệt: Lưu lượng 1000m3/h

- Tháp xử lý NOx: Chiều cao tháp 3m; gồm 3 lớp vật liệu thí nghiệm, chiều cao mỗi lớp 350mm; Tiết diện tháp: 250x250mm

  • Bộ sấy gas: Công suất lớn nhất 70kg/h

Mô tả quá trình thí nghiệm:

       Hệ thống bao gồm: Bình khí NOx, bộ hòa trộn, bộ trao đổi nhiệt, bộ gia nhiệt, 01 tháp xử lý NOx, quạt hút, hệ thống cấp hóa chất khử NH3, hệ thống đường ống gió và hệ thống điều khiển.

       Khí trong bình NOx (1) được xả lưu lượng theo yêu cầu qua hệ thống van áp lự cao, van áp lực thấp và đồng hồ đo lưu lượng (2). NOx được hòa trộn với không khí ngoài qua bộ tạo mẫu (3), tạo mẫu theo theo nồng độ yêu cầu (được kiểm tra qua vị trí lấy mẫu số 1). Dòng khí tiếp tục qua bộ trao đổi nhiệt khí – khí (4). Tại bộ trao đổi nhiệt dòng khí được nâng nhiệt độ khí trao đổi với dòng khí đã được sấy nóng mục đích tiết kiệm năng lượng, nồng độ NOx được kiểm tra lại (được kiểm tra qua vị trí lấy mẫu số 2). Dòng khí tiếp tục qua bộ gia nhiệt (5) để đạt được các thông số đầu vào theo yêu cầu. Tại đây các thông số mẫu được kiểm tra lại. Thông số này được kiểm tra tại vị trí lấy mẫu số 3. Tiếp đó dòng khí được hòa trộn với Khí NH3 từ bình chứa (8). Sau khi hòa trộn đi vào tháp xử lý (7). Tháp xử lý được cấu tạo 3 lớp vật liệu tương ứng với 3 vị trí lấy mẫu 4,5,6 để tiết kiệm thời gian chạy thí nghiệm. Khí sau xử lý được quạt hút qua hệ thống ống dẫn vào buồng trao đổi nhiệt và được thải ra ngoài. Lưu lượng khí thí nghiệm được điều chỉnh bằng tốc độ chạy quạt thông qua biến tần và qua các van điều chỉnh 12.

3.2. Quy hoạch thực nghiệm và kết quả thí nghiệm trên pilot

Giá trị và khoảng biến thiên của các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm thể hiện ở Bảng 1.

Bảng 1. Giá trị và khoảng biến thiên của các yếu tố ảnh hưởng

Các biến

Các mức

Khoảng biến thiên

Dưới

Cơ sở

Trên

 

Tên

Kí hiệu

Đơn vị

-1

0

+1

1

Nhiệt độ dòng khí vào

T

0C

250

200

350

150

Vận tốc bề mặt qua lớp vật liệu

vd

m/s

1,0

2,5

4,0

3,0

Tỉ lệ mol giữa NOx và NH3

n

-

1

1,05

1,1

0,1

Nồng độ khí NOx đầu vào

Cv

mg/m3

1500

1750

2000

500

Chiều cao lớp vật liệu lọc

h

m

0,35

0,7

1,05

0,7

.

Ma trận kế hoạch thực nghiệm và kết quả thực hiện trên pilot (Bảng 2)

Bảng 2. Ma trận kế hoạch thực nghiệm và kết quả thực hiện trên pilot

STT

Tên điểm TN

Lệnh số

Nhiệt độ dòng khí vào

Vận tốc dòng

Nồng độ NOx đầu vào

Tỉ lệ mol giữa

NOx và NH3

Chiều cao cột VL

Nồng độ NOx đầu ra

     

x1

x2

x3

x4

x5

y

1

N1

7

250

1

1500

1

0.35

1106.25

2

N2

3

350

1

1500

1

0.35

1169.25

3

N3

10

250

4

1500

1

0.35

1377.15

4

N4

21

350

4

1500

1

0.35

1433.85

5

N5

17

250

1

2000

1

0.35

1475.00

6

N6

15

350

1

2000

1

0.35

1559.00

7

N7

33

250

4

2000

1

0.35

1836.20

8

N8

20

350

4

2000

1

0.35

1911.80

9

N9

18

250

1

1500

1.1

0.35

919

10

N10

5

350

1

1500

1.1

0.35

1012

11

N11

32

250

4

1500

1.1

0.35

1319

12

N12

30

350

4

1500

1.1

0.35

1402

13

N13

34

250

1

2000

1.1

0.35

1200

14

N14

12

350

1

2000

1.1

0.35

1328

15

N15

25

250

4

2000

1.1

0.35

1836

16

N16

9

350

4

2000

1.1

0.35

1866

17

N17

24

250

1

1500

1

1.05

413

18

    N18

    4

    350

    1

    1500

    1

    1.05

    587

    19

    N19

    11

    250

    4

    1500

    1

    1.05

    1161

    20

    N20

    22

    350

    4

    1500

    1

    1.05

    1317

    21

    N21

    35

    250

    1

    2000

    1

    1.05

    500

    22

    N22

    26

    350

    1

    2000

    1

    1.05

    740

    23

    N23

    23

    250

    4

    2000

    1

    1.05

    1532

    24

    N24

    19

    350

    4

    2000

    1

    1.05

    1748

    25

    N25

    8

    250

    1

    1500

    1.1

    1.05

    375

    26

    N26

    28

    350

    1

    1500

    1.1

    1.05

    555

    27

    N27

    29

    250

    4

    1500

    1.1

    1.05

    1149

    28

    N28

    16

    350

    4

    1500

    1.1

    1.05

    1311

    29

    N29

    6

    250

    1

    2000

    1.1

    1.05

    500

    30

    N30

    2

    350

    1

    2000

    1.1

    1.05

    761

    31

    N31

    31

    250

    4

    2000

    1.1

    1.05

    1493

    32

    N32

    1

    350

    4

    2000

    1.1

    1.05

    1748

    33

    N33

    13

    300

    2.5

    1750

    1.05

    0.7

    758

    34

    N34

    27

    300

    2.5

    1750

    1.05

    0.7

    772

    35

    N35

    14

    300

    2.5

    1750

    1.05

    0.7

    751

    Sử dụng phần mềm Moddle5 kiểm tra sự phù hợp của thí nghiệm

    Nox Hinh-4

    Ta thấy hệ số R2 và Q2 đều lớn hơn 0,8. Như vậy độ lệch tâm kế hoạch thỏa mãn yêu cầu. => Thí nghiệm là phù hợp.

    Sử dụng phần mềm Moddle5 kiểm tra mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào

    Bảng 3. Kết quả kiểm tra mức có nghĩa chuẩn số Fisher P

    Nongdora

    Coeff. SC

    Std. Err.

    P

    Conf. int(±)

    Constant

    1169.16

    29.5606

    1.03E-19

    61.8718

    T

    70.5406

    30.9152

    0.0342071

    6.47E+01

    v

    320.047

    30.9152

    3.00E-09

    6.47E+01

    Cv

    169.609

    30.9152

    2.72E-05

    64.7071

    n

    -34.1405

    30.9152

    0.283242

    6.47E+01

    h

    -214.391

    30.9152

    1.31E-06

    64.7071

    T*v

    -5.89694

    30.9152

    0.850748

    64.7071

    T*Cv

    10.0594

    30.9152

    0.748446

    64.7071

    T*n

    3.95936

    30.9152

    0.899438

    64.7071

    T*h

    32.2094

    30.9152

    0.310553

    64.7071

    v*Cv

    49.203

    30.9152

    0.127988

    64.7071

    v*n

    22.0781

    30.9152

    0.483818

    64.7071

    v*h

    119.203

    30.9152

    0.00106506

    64.7071

    Cv*n

    -1.48432

    30.9152

    0.96221

    64.7071

    Cv*h

    -34.9844

    30.9152

    0.271874

    64.7071

    n*h

    27.5156

    30.9152

    0.38458

    64.7071

             

    N = 35

    Q2 =

    0.881

    Cond. no. =

    1.0458

    DF = 19

    R2 =

    0.918

    Y-miss =

    0

     

    R2 Adj. =

    0.853

    RSD =

    174.883

         

    Conf. lev. =

    0.95

     

    Sau khi chạy kiểm tra mức độ ảnh hưởng của các yếu tố kết quả như bảng trên ta thấy rằng các yếu tố “in đậm” là các yếu tố có chuẩn số Fisher P<0,05. Các yếu tố đó có ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả xử lý NOx. Các yếu tố “in thường” là các yếu tố có chuẩn số Fisher P>0,05 không ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả xử lý NOx.

    Như vậy trong 5 yếu tố ảnh hưởng xét đến chỉ có 4 yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả xử lý NOx đáng kể là các yếu tố: Nhiệt độ dòng khí vào (T); vận tốc dòng (v); Nồng độ khí NOx vào (Cv); và chiều cao lớp vật liệu. Yếu tố tỉ lệ mol NH3/NOx (n) không ảnh hưởng đáng kể.

    => Ta có thể bỏ qua yếu tố tỉ lệ mol NH3/NOx.

    Tiến hành thí nghiệm ở chế độ xác định điểm tối ưu và thực hiện thí nghiệm với tỉ lệ mol NH3/NOx là 1 (n=1)

    Bảng 4. Ma trận kế hoạch thực nghiệm và kết quả thực hiện trên pilot

    STT

    Tên điểm TN

    Lệnh số

    Nhiệt độ dòng khí vào

    Vận tốc dòng

    Nồng độ NOx đầu vào

    Chiều cao cột VL

    Nồng độ NOx đầu ra

         

    x1

    x2

    x3

    x4

    y

    N1

    23

    250

    1

    1500

    0.35

    1106

    N2

    20

    350

    1

    1500

    0.35

    1169

    N3

    25

    250

    4

    1500

    0.35

    1377

    N4

    3

    350

    4

    1500

    0.35

    1434

    N5

    7

    250

    1

    2000

    0.35

    1475

    N6

    21

    350

    1

    2000

    0.35

    1559

    N7

    18

    250

    4

    2000

    0.35

    1836

    N8

    12

    350

    4

    2000

    0.35

    1912

    N9

    19

    250

    1

    1500

    1.05

    413

    N10

    16

    350

    1

    1500

    1.05

    587

    N11

    27

    250

    4

    1500

    1.05

    1161

    N12

    26

    350

    4

    1500

    1.05

    1317

    N13

    22

    250

    1

    2000

    1.05

    500

    N14

    13

    350

    1

    2000

    1.05

    740

    N15

    6

    250

    4

    2000

    1.05

    1532

    N16

    15

    350

    4

    2000

    1.05

    1748

    N17

    14

    250

    2.5

    1750

    0.7

    1258

    N18

    2

    350

    2.5

    1750

    0.7

    1384

    N19

    8

    300

    1

    1750

    0.7

    879

    N20

    10

    300

    4

    1750

    0.7

    1451

    N21

    24

    300

    2.5

    1500

    0.7

    978

    N22

    5

    300

    2.5

    2000

    0.7

    1304

    N23

    17

    300

    2.5

    1750

    0.35

    1354

    N24

    11

    300

    2.5

    1750

    1.05

    1065

    N25

    1

    300

    2.5

    1750

    0.7

    758

    N26

    4

    300

    2.5

    1750

    0.7

    772

    N27

    9

    300

    2.5

    1750

    0.7

    751

    Sử dụng phần mềm Moddle5 kiểm tra sự phù hợp của thí nghiệm

    Nox Hinh-5

    Ta thấy hệ số R2 và Q2 đều xấp xỉ 0,8. Như vậy độ lệch tâm kế hoạch thỏa mãn yêu cầu. => Thí nghiệm là phù hợp.

    Sử dụng phần mềm Moddle5 kiểm tra mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào và hệ số của phuơng trình hồi quy (Bảng 5).

    Bảng 5. hệ số của phương trình hồi quy

    Nongdora

    Coeff. SC

    Std. Err.

    P

    Conf. int(±)

    Constant

    1019.73

    64.5948

    2.16E-09

    1.41E+02

    T

    66.2222

    41.315

    0.134946

    90.0171

    v

    296.667

    41.315

    1.12E-05

    9.00E+01

    Cv

    170.222

    41.315

    0.00142038

    90.0172

    h

    -231.055

    41.315

    1.18E-04

    90.0171

    T*T

    171.407

    109.309

    0.142837

    2.38E+02

    v*v

    15.4076

    109.309

    0.890244

    2.38E+02

    Cv*Cv

    -8.59251

    109.309

    0.938639

    238.163

    h*h

    59.9074

    109.309

    0.593703

    238.163

    T*v

    -3.49996

    43.8211

    0.937657

    95.4776

    T*Cv

    10.375

    43.8211

    0.816838

    95.4776

    T*h

    31.625

    43.8211

    0.484314

    95.4776

    v*Cv

    46.25

    43.8211

    0.312017

    95.4776

    v*h

    141.75

    43.8211

    0.0071561

    95.4776

    Cv*h

    -40.875

    43.8211

    0.369327

    95.4776

             

    N = 27

    Q2 =

    0.757

    Cond. no. =

    6.6122

    DF = 12

    R2 =

    0.912

    Y-miss =

    0

     

    R2 Adj. =

    0.81

    RSD =

    175.2845

         

    Conf. lev. =

    0.95

     

    3.3. Kết quả nghiên cứu:

    1. Lựa chọn được tổ hợp xúc tác 10% mol Fe/V2O5 phủ lên gốm

    2. Kết quả thực nghiệm trên pilot:

    - Xác định được điểm tối ưu (hiệu quả xử lý NOx là cao nhất

    Bảng 6: Xác định điểm tối ưu để hệ thống đạt hiệu quả xử lý NOx cao nhất

    Nhiệt độ

    Vận tốc dòng

    Nồng độ đầu vào

    Chiều cao vật liệu

    Nồng độ ra

    iter

    log(D)

    291.551

    1.0014

    1500.09

    0.9543

    387.699

    141

    -0.974

    283.28

    1.0022

    1721.95

    1.048

    403.879

    10

    -0.7296

    314.459

    1

    1506.19

    1.05

    377.075

    20

    -1.1824

    283.134

    1.0001

    1755.72

    1.05

    412.745

    97

    -0.6201

    284.42

    1.0001

    1622.18

    1.05

    367.582

    6

    -1.4235

    270

    1

    1500

    1.05

    341.005

    0

    -3.3842

    330

    1

    1500

    1.05

    450.172

    117

    -0.2679

    266.852

    1.0079

    1520.29

    1.0414

    364.194

    6

    -1.5287

     

    - Hàm mô tả hiệu quả xử lý NOx theo các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình xử lý NOx, hệ thống đạt hiệu quả đến 77,2% ở điều kiện: Nhiệt độ dòng khí vào T=270oC; vận tốc dòng khí vào vd=1m/s; nồng độ khí NOx vào Cv=1500mg/m3; chiều cao lớp vật liệu h=1,05m; tỉ lệ mol NH3/NOx. Phương trình hồi quy tuyến tính mô tả hiệu quả xử lý NOx trong khí thải công nghiệp sử dụng xúc tác 10% mol Fe/V2O5:

    Nox Y

    1. Đã lựa chọn được tổ hợp xúc tác 10% mol Fe/V2O5 phủ lên gốm.

    2. Đã thiết kế, chế tạo, lắp đặt pilot thử nghiệm xử lý NOx bằng vật liệu xúc tác lên gốm với lưu lượng 1000 m3/h, hiệu quả xử lý đạt 77,2%.

    3. Xác định được ảnh hưởng của các thông số chính: Nhiệt độ dòng khí vào; vận tốc dòng khí vào; nồng độ khí NOx vào; chiều cao lớp vật liệu; tỉ lệ mol NH3/NOx. Yếu tố tỉ lệ mol NH3/NOx ảnh hưởng không đáng kể đến hiệu quả xử lý. Phương trình hồi quy tuyến tính mô tả mối quan hệ  giữa hiệu quả xử lý NOx  với các yếu tố ảnh hưởng như sau:

    Nox Y

    Mặc dù, kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng công nghệ xử lý NOx trong khí thải công nghiệp sử dụng tổ hợp xúc tác 10% mol Fe/V2O5 phủ lên gốm là một phương pháp có hiệu quả cao, nhiều hứa hẹn, tuy nhiên vẫn còn phải đánh giá qua việc ứng dụng trong thực tế.

    Tài liệu tham khảo

    1. Trần Ngọc Chấn (2001), Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội;

    2. Nguyễn Đình Tuyển (2005), Quy hoạch thực nghiệm, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

    3. Trần Văn Phú (2008), Kỹ thuật sấy, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

    4. Đinh Mạnh Cường (2021), Nghiên cứu công nghệ khử chọn lọc xúc tác NOx trong khí thải công nghiệp, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Tổng liên đoàn của Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động, mã số 221/06/TLĐ.

    Nguyễn Quốc Hoàn, Đinh Mạnh Cường

    Trung tâm BHLĐ và BVMT, Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động

    (Nguồn tin: Vnniosh.vn)

    Tìm kiếm bài viết

    Video

    Ảnh hoạt động

    IMG_8493 IMG_8515F IMG_8505 IMG_8488 IMG_8498 20150504_102136 20151212_151529 Ly mu cc yu t c hi khu vc may

    Thông tin liên hệ

    TRẠM QUAN TRẮC VÀ PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG

    Địa chỉ: 99 Trần Quốc Toản, Phường Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm - thành phố Hà Nội.

    Điện thoại: (+8424) 22172473; 22172480 - Fax: (8424) 3822 3011

    Hotline: 0941042838

    Email: [email protected] 

    Website: https://Wemos.vn/

    Cơ quan quyết định thành lập: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

    Cơ quan quản lý trực tiếp: Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động.

     

    Dịch vụ

    Thế mạnh đơn vị

    Bản đồ

    Thông tin được đăng tải có tính chất tham khảo, không có giá trị về mặt pháp lý

    • zalo-circle