Thông tư 07/2016/TT-BLĐTBXH Quy định một số nội dung tổ chức thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh của Bộ LĐTBXH quy định ngành khai thác và chế biến đá thuộc nhóm những ngành nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động (TNLĐ) và bệnh nghề nghiệp (BNN), bắt buộc phải thực hiện đánh giá rủi ro ATVSLĐ. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có một cơ sở nào thực hiện đánh giá rủi ro bởi vì họ không có tài liệu hướng dẫn và cũng không được đào tạo, huấn luyện về đánh giá rủi ro. Nhu cầu về phương pháp đánh giá rủi ro là cấp thiết nhằm giúp các cơ sở thực hiện đánh giá rủi ro theo đúng quy định của pháp luật, đồng thời, giảm thiểu nguy cơ xảy ra TNLĐ và BNN.
Các mối nguy phát sinh từ hoạt động khai thác và chế biến đá bao gồm 2 nhóm chính là nhóm mối nguy về an toàn và nhóm mối nguy về sức khoẻ. Đề tài đã nhận diện được 15 mối nguy chính thuộc nhóm mối nguy về an toàn như: ngã từ độ cao,trơn trượt; sụt lở hay dịch chuyển đất đá; vật thể rơi do mang vác, nâng nhấc, vận chuyển; va chạm với vật thể/bộ phận chuyển động; cắt, kẹp do các vật thể hay dụng cụ gây ra, tai nạn do phương tiện; điện giật… và 6 thuộc nhóm mối nguy về sức khoẻ như: vi khí hậu khắc nghiệt, bụi silic, tiếng ồn, rung động, mức nặng nhọc, mức căng thẳng của công việc.
Đối với nhóm mối nguy về an toàn, hầu hết các nước đều sử dụng phương pháp đánh giá định tính với công cụ là ma trận 2 chiều, trong đó, chiều ngang (hàng ngang) là mức nghiêm trọng của tổn hại (hậu quả), còn chiều đứng (cột dọc) là khả năng xảy ra của tổn hại;ô giao nhau giữa hàng ngang và cột dọc là mức rủi ro. Ma trận đơn giản nhất là 3x3, phức tạp hơn có thể là 4x4 hay 5x5, thậm chí 6x6 hay 6x7. Mức rủi ro có thể được đánh giá theo thang 3, 4, 5 mức hay cao hơn ([3], [4], [5], [8]).
Đối với các mối nguy về sức khoẻ, có thể sử dụng phương pháp định tính như trên hay phương pháp nửa định lượng. Trong phương pháp nửa định lượng, các số liệu định lượng của mối nguy (như nồng độ hoá chất, nồng độ bụi, mức ồn, mức rung, nhiệt độ, độ ẩm…) và tiêu chuẩn cho phép tương ứng được sử dụng làm cơ sở để xác định mức rủi ro. Kết quả đánh giá cũng là mức rủi ro giống như phương pháp đánh giá định tính. Mức rủi ro có thể được đánh giá theo thang 3, 4, 5, 6 hay 7 mức ([6], [7], [10]). Rõ ràng, trong trường hợp không có hoặc có rất ít số liệu thống kê về BNN và bệnh liên quan đến nghề nghiệp như ở các cơ sở khai thác và chế biến đá, thì phương pháp nửa định lượng có ưu thế hơn so với phương pháp định tính vì nó có cơ sở chắc chắn hơn để xác định mức rủi ro, đó là số liệu đo đạc định lượng về mối nguy.
Phương pháp đánh giá nửa định lượng của Nga [10] dựa trên cơ sở kết quả đánh giá phân loại ĐKLĐ đối với từng yếu tố (mối nguy) theo hướng dẫn trong tài liệu [9]. ĐKLĐ bao gồm các yếu tố của môi trường lao động (MTLĐ) như vi khí hậu, bụi/sol khí, hoá chất, ồn, rung, bức xạ… và các yếu tố liên quan đến quá trình lao động như mức độ nặng nhọc, mức độ căng thẳng của công việc. ĐKLĐ càng tốt thì rủi ro SKNN càng thấp, ngược lại, ĐKLĐ càng xấu thì rủi ro SKNN càng cao. ĐKLĐ được đánh giá phân loại thành 7 mức, tương ứng với chúng là 7 mức rủi ro SKNN [9], [10].
Trên cơ sở phương pháp của Nga [9] và các quy chuẩn về vệ sinh lao động hiện hành ở nước ta, Viện khoa học ATVSLĐ đã xây dựng phương pháp đánh giá ĐKLĐ và rủi ro SKNN tương ứng đối với các mối nguy về sức khoẻ [1].
Hiện nay, số liệu thống kê về TNLĐ và BNN trong ngành khai thác và chế biến đá là rất thiếu. Số liệu thống kê được công bố chủ yếu là các tai nạn chết người hoặc thương tích nặng, còn các tai nạn khác ít nghiêm trọng hơn thường bị bỏ qua. Đặc biệt, số liệu thống kê về BNN và bệnh liên quan đến nghề nghiệp hầu như không có. Do thiếu số liệu thống kê đầy đủ, tin cậy, nên việc thực hiện đánh giá rủi ro theo phương pháp đánh giá định tính gặp khó khăn. Vì vậy, đề tài chỉ sử dụng phương pháp đánh giá định tính đối với các mối nguy về an toàn vì không còn lựa chọn nào khác. Còn đối với các mối nguy về sức khoẻ, phương pháp đánh giá nửa định lượng của Viện khoa học ATVSLĐ là lựa chọn hợp lý hơn.
Để có thể đánh giá được, trước hết cần phải thống nhất một thang đánh giá chung cho cả 2 phương pháp. Đề tài lựa chọn thang đánh giá chung là 7 mức vì cho rằng nó phù hợp với thực tế là mức nghiêm trọng của các TNLĐ và BNN trong khai thác và chế biến đá phân bố trong dải rộng và khả năng xảy ra TNLĐ và BNN cũng rất khác nhau. Hơn nữa, việc sử dụng thang đánh giá 7 mức cho phép các cơ sở với nguồn lực tài chính, kỹ thuật và nhân sự hạn chế có thể phân loại các mối nguy thành nhiều nhóm khác nhau theo mức rủi ro và trên cơ sở đó có thể xây dựng được các kế hoạch ngắn hạn và dài hạn khả thi để kiểm soát rủi ro.
PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ ĐƯỢC ĐỀ XUẤT
1. Đối với các mối nguy về an toàn lao động
Áp dụng phương pháp đánh giá định tính. Do mức độ nghiêm trọng của TNLĐ trong khai thác và chế biến đá dao động trong phạm vi rộng, từ thương tích nhỏ (vết xước, vết bầm, vết cắt) đến chết người, thậm chí chết nhiều người (như trong trường hợp sụt lở, dịch chuyển đất đá), nên lựa chọn ma trận 5x5 là phù hợp.
Tiêu chí xác định mức nghiêm trọng và khả năng xảy ra của TNLĐ ở bảng 1 và 2.
Bảng 1. Tiêu chí xác định mức nghiêm trọng củaTNLĐ (sự kiện rủi ro)
TT |
Mức nghiêm trọng |
Mô tả |
1 |
Rất nghiêm trọng |
Gây chết từ 2 người trở lên hoặc thương tích nặng từ 5 người trở lên dẫn đến mất khả năng lao động một phần hay toàn phần |
2 |
Nghiêm trọng |
Gây chết 1 người hoặc thương tích nặng từ 2-5 người dẫn đến mất khả năng lao động một phần hay toàn phần |
3 |
Trung bình |
Gây thương tích 1 người, buộc phải nghỉ việc để điều trị y tế từ 30 ngày trở lên, phục hồi hoàn toàn và tiếp tục làm việc bình thường. |
4 |
Nhẹ |
Gây thương tích nhẹ, buộc NLĐ phải tạm thời nghỉ việc để điều trị y tế dưới 30 ngày, phục hồi hoàn toàn và tiếp tục đi làm bình thường. |
5 |
Rất nhẹ hay không đáng kể |
Gây thương tích rất nhẹ, chỉ cần sơ cứu là được, không phải nghỉ việc (ví dụ vết xước, vết cắt nhỏ, vết sưng nhỏ…) |
Bảng 2. Tiêu chí xác định khả năng xảy ra TNLĐ (sự kiện rủi ro)
TT |
Khả năng xảy ra |
Xác suất xảy ra |
Mô tả |
1 |
Chắc chắn xảy ra |
>10-3÷ 10-2 |
Tai nạn chắc chắn xảy ra (theo nhận định của nhóm đánh giá) nếu không có biện pháp kiểm soát phù hợp, hoặc Tai nạn lặp đi lặp lại, hoặc Tần suất tai nạn ít nhất 2 trường hợp/năm (trong lịch sử hoạt động của doanh nghiệp) |
2 |
Dễ xảy ra |
>10-4÷ 10-3 |
Tai nạn dễ xảy ra (theo nhận định của nhóm đánh giá) nếu không có biện pháp kiểm soát phù hợp, hoặc Tai nạn đã từng xảy ra trong cùng ngành, cùng công nghệ sản xuất trong vòng 5 năm, hoặc Tần suất tai nạn ít nhất 2-5 năm/trường hợp (trong lịch sử hoạt động của doanh nghiệp). |
3 |
Có thể xảy ra |
>10-5÷ 10-4 |
Tai nạn có thể xảy ra (theo nhận định của nhóm đánh giá) nếu không có biện pháp kiểm soát phù hợp, hoặc Tai nạn đã từng xảy ra trong cùng ngành, cùng công nghệ sản xuất trong vòng 5-10 năm, hoặc Tần suất tai nạn ít nhất 5-10 năm/trường hợp (trong lịch sử hoạt động của doanh nghiệp) |
4 |
Khó xảy ra |
>10-6÷10-5 |
Tai nạn khó xảy ra (theo nhận định của nhóm đánh giá) nếu không có biện pháo kiểm soát phù hợp, hoặc Tai nạn có thể đã từng xảy ra ở các ngành khác trong nước hay ngoài nước liên quan đến một số yêu tố tương tự, hoặc Tần suất tai nạn ít nhất 10-20 năm/trường hợp (trong lịch sử hoạt động của doanh nghiệp). |
5 |
Thực tế là không thể xảy ra |
≤10-6 |
Tai nạn hầu như không có khả năng xảy ra (theo nhận định của nhóm đánh giá), hoặc Tai nạn chưa từng xảy ra trong cùng ngành, công nghệ sản xuất, hoặc Tần suất tai nạn ít nhất trên 20-50 năm/trường hợp (trong lịch sử hoạt động của doanh nghiệp). |
Xác định rủi ro theo ma trận ở bảng 3.
Bảng 3. Ma trận xác định mức rủi ro ATLĐ
Khả năng xảy ra TNLĐ |
Mức nghiêm trọng của TNLĐ |
||||
Rất nhẹ |
Nhẹ |
Trung bình |
Nghiêm trọng |
Rất nghiêm trọng |
|
Không thể xảy ra |
Cực thấp |
Rất thấp |
Thấp |
Thấp |
Trung bình |
Khó xảy ra |
Rất thấp |
Thấp |
Trung bình |
Trung bình |
Cao |
Có thể xảy ra |
Thấp |
Trung bình |
|
Cao |
Rất cao |
Dễ xảy ra |
Thấp |
Trung bình |
Cao |
Rất cao |
Cực cao |
Chắc chắn xảy ra |
Trung bình |
Cao |
Rất cao |
Cực cao |
Cực cao |
Áp dụng phương pháp đánh giá nửa định lượng của Viện khoa học ATVSLĐ. Mức rủi ro SKNN được xác định trên cơ sở kết quả đánh giá phân loại ĐKLĐ như trong bảng 4 sau đây.
Bảng 4. Phân loại ĐKLĐ và mức rủi ro SKNN tương ứng
TT |
Phân loại ĐKLĐ |
Chỉ số rủi ro bệnh nghề nghiệp |
Mức rủi ro SKNN |
1 |
Tối ưu |
- |
Rủi ro cực thấp |
2 |
Hợp vệ sinh |
< 0,05 |
Rủi ro rất thấp |
3 |
Độc hại nhẹ |
0,05 - 0,11 |
Rủi ro thấp |
4 |
Độc hại trung bình |
0,12 - 0,24 |
Rủi ro trung bình |
5 |
Độc hại nặng |
0,25 - 0,49 |
Rủi ro cao |
6 |
Độc hại rất nặng |
0,5 - 1,0 |
Rủi ro rất cao |
7 |
Nguy hiểm |
> 1,0 |
Rủi ro cực cao |
Đối với từng mối nguy về sức khoẻ, xác định mức rủi ro SKNN trên cơ sở kết quả phân loại ĐKLĐ như trong bảng 5 sau đây.
Bảng 5. Phân loại ĐKLĐ và rủi ro SKNN đối với từng mối nguy về sức khoẻ
TT |
Thông số
|
Mức ĐKLĐ |
|||||||
Tối ưu |
Hợp Vệ sinh |
Độc hại nhẹ |
Độc hại trung bình |
Độc hại nặng |
Độc hại rất nặng |
Nguy hiểm |
|||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
|||
1 |
Vi khí hậu |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Nhiệt độ tam cầu |
Loại 1 |
18,0÷20,9 |
21,0÷24,7 |
24,8÷30,0 |
30,1÷30,6 |
30,7÷31,4 |
31,5÷32,2 |
>32,2 |
Loại 2 |
17,2÷20,0 |
20,1÷22,9 |
23,0÷26,7 |
26,8÷28,0 |
28,1÷29,4 |
29,4÷31,4 |
>31,4 |
||
Loại 3 |
16,3÷19,2 |
19,2÷22,0 |
22,0÷25,0 |
25,1÷25,9 |
26,0÷27,9 |
28,0÷30,0 |
>30,0 |
||
2 |
Tiếng ồn |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Mức ồn tương đương, dBA |
<65 |
65÷85 |
86 ÷90 |
91÷95 |
96 ÷105 |
106 ÷115 |
> 115 |
|
3 |
Rung |
|
|
|
|
|
|
|
|
3.1 |
Rung cục bộ, mức gia tốc rung hiệu chỉnh tương đương, dB |
<113 |
113÷123 |
124÷128 |
129÷133 |
134÷138 |
139÷144 |
>144 |
|
3.2 |
Rung toàn thân đứng, mức gia tốc rung hiệu chỉnh tương đương, dB |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
-Rung vận chuyển, giao thông (lái xe tải, máy kéo..) |
<105 |
105÷115 |
116÷121 |
122÷127 |
128÷133 |
134÷139 |
>139 |
|
|
-Rung vận chuyển-công nghệ (lái máy xúc, máy gạt, máy cẩu…) |
<99 |
99÷109 |
110÷115 |
116÷121 |
122÷127 |
128÷133 |
>133 |
|
|
-Rung công nghệ (máy cố định hoặc không có nguồn rung) |
<89 |
89÷99 |
100÷105 |
106÷111 |
112÷117 |
118÷123 |
>123 |
|
3.3 |
Rung toàn thân ngang, mức gia tốc rung hiệu chỉnh tương đương, dB |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
-Rung vận chuyển, giao thông (lái xe tải, máy kéo…) |
<102 |
102÷112 |
113÷118 |
119÷124 |
125÷130 |
131÷136 |
>136 |
|
|
-Rung vận chuyển-công nghệ (lái máy xúc, máy gạt, máy cẩu…) |
<96 |
96÷106
|
107÷112 |
113÷118 |
119÷124 |
125÷130 |
>130 |
|
|
-Rung công nghệ (máy cố định hoặc không có nguồn rung) |
<86 |
86÷96 |
97÷102 |
103÷108 |
109÷114 |
115÷120 |
>120 |
|
4 |
Bụi chứa silíc |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Nồng độ silic tự do trong bụi hô hấp, mg/m3 |
<0,05 |
0,05-0,10 |
0,11-0,20 |
0,21-0,40 |
0,41-0,60 |
0,61-1,00 |
>1,00 |
|
5 |
Mức nặng nhọc của công việc |
Xác định mức ĐKLĐ theo từng chỉ tiêu, sau đó xác định mức ĐKLĐ chung và mức rủi ro tương ứng. |
|||||||
6 |
Mức căng thẳng của công việc |
Tương tự như trên, xác định mức ĐKLĐ theo từng chỉ tiêu, sau đó xác định mức ĐKLĐ chung và mức rủi ro tương ứng. |
|||||||
TT |
Chỉ tiêu |
Rủi ro cực thấp (hầu như không có rủi ro) |
Rủi ro rất thấp (có thể bỏ qua) |
Rủi ro thấp |
Rủi ro trung bình |
Rủi ro cao |
Rủi ro rất cao |
Rủi ro cực cao |
|
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
|||
Mức rủi ro SKNN |
Trong đó:
a. Đối với các thông số vi khí hậu:
Chỉ số nhiệt tam cầu WBGT (Wet Bulb Globe Temperature index) đã được nghiên cứu đề xuất ở Mỹ năm 1957 với mục đích kiểm soát căng thẳng nhiệt trong quá trình huấn luyện binh lính ngoài trời, giảm thiểu chết người do sốc nhiệt. Chỉ số WBGT cũng đã được sử dụng để kiểm soát căng thẳng nhiệt trong môi trường lao động trên thế giới (như ISO, Mỹ, Nhật Bản, Thái Lan, Singapore) và ở Việt Nam (theo quy chuẩn QCVN 26:2016).
Chỉ số WBGT đã tính đến sự ảnh hưởng kết hợp của độ ẩm và vận tốc gió (tư), nhiệt bức xạ (tcđ) và nhiệt độ không khí (tk) đến sự căng thẳng nhiệt đối với NLĐ. Đối với điều kiện làm việc ngoài trời thì WBGT là phù hợp hơn so với chỉ số tải nhiệt môi trường hay nhiệt độ hiệu quả tương đương được sử dụng trong tài liệu [2]. Bởi vậy, WBGT được lựa chọn làm thông số đánh giá.
Chỉ số nhiệt tam cầu được xác định như sau:
- Đối với không khí trong nhà:
WBGT = 0,7tư + 0,3tcd (1)
- Đối với không khí ngoài nhà:
WBGT = 0,7tư + 0,2tcd + 0,1tk (2)
Trong đó,
WBGT- Chỉ số nhiệt tam cầu, 0C
tư – Nhiệt độ cầu ướt, 0C
tcđ – Nhiệt độ cầu đen, 0C
- tk – Nhiệt độ không khí (cầu khô), 0C.
Xác định ĐKLĐ trên cơ sở loại công việc mà NLĐ đang thực hiện và chỉ số WBGT xác định được. Quy chuẩn QCVN 26:2016 phân loại các công việc thành 3 loại như sau:
- Loại 1: là công việc nhẹ, tiêu hao năng lượng từ 120 kcal/h đến 150 kcal/h (139÷174 W);
- Loại 2: là công việc trung bình, tiêu hao năng lượng từ 151 kcal/h đến 250 kcal/h (175÷290 W), tư thế lao động liên quan tới đi lại và dịch chuyển, gia công chi tiết dưới 1 kg ở tư thế đứng hoặc ngồi, mang vác vật nặng dưới 10 kg;
- Loại 3: là công việc nặng, tiêu hao năng lượng lớn hơn 250 kcal/h (hơn 290 W), tư thế đứng hoặc đi lại nhiều, dịch chuyển và di dời vật nặng trên 10 kg.
b. Đối với tiếng ồn:
Thông số đánh giá được lựa chọn là mức ồn tương đương (đo bằng dBA).
Quy chuẩn QCVN 24:2016/BYT quy định: tại nơi làm việc, mức ồn cho phép trong 8 giờ là 85 dBA và mức ồn cực đại không vượt quá 115 dBA. Mức ồn từ 86 dBA đến 115 dBA được xem là độc hại đối với người lao động và mức độ độc hại tăng dần. Mức ồn >115 dBA là mức ồn nguy hiểm đối với NLĐ.
c. Đối với rung:
Gia tốc rung hiệu chỉnh tương đương được lựa chọn làm thông số đánh giá (đơn vị đo của gia tốc rung là dB) .
Xu hướng chung hiện nay trên thế giới là sử dụng đơn vị đo của gia tốc rung là dB thay cho m/s2. Ở Việt Nam, quy chuẩn QCVN 27:2010/BTNMT về rung cũng đã sử dụng đơn vị đo của gia tốc rung là dB. Trong khi đó, quy chuẩn QCVN 27:2016/BYT vẫn sử dụng đơn vị cũ là m/s2. Vì vậy cần phải chuyển đổi đơn vị từ m/s2 sang dB.
Với mức chuẩn 0 dB = 10-6 m/s2, công thức chuyển đổi đơn vị như sau:
A(dB) = 20.lg[A(m/s2)] + 120 (3)
trong đó,
A(dB) – gia tốc rung đo bằng dB;
A(m/s2) – gia tốc rung đo bằng m/s2;
120 dB – tương ứng với 1 m/s2.
d. Đối với bụi silic:
Nồng độ silic trong bụi hô hấp được lựa chọn làm thông số đánh giá.
Bụi silic được xác định là loại bụi có chứa hàm lượng silic tự do ≥ 1%. Khác biệt so với tiêu chuẩn trước đây, quy chuẩn QCVN 02:2019/BYT sử dụng nồng độ silic tự do trong bụi thay cho nồng độ bụi để xác định mức phơi nhiễm. Nồng độ silic tự do trong bụi hô hấp tối đa cho phép trong ca làm việc (8 tiếng) là 0,1 mg/m3 được đề tài sử dụng làm căn cứ để đánh giá rủi ro SKNN. Nồng độ silic tự do trong bụi hô hấp được xác định theo công thức:
(4)
Trong đó,
CSiHH- Nồng độ silic tự do trong bụi hô hấp, mg/m3
CHH- Nồng độ bụi hô hấp, mg/m3.
Bụi silíc thuộc nhóm hoá chất có khả năng gây bệnh bụi phổi silic, dẫn đến ung thư phổi. Bởi vậy, theo [9] thang đánh giá ĐKLĐ 7 mức theo nồng độ silic tự do trong bụi hô hấp như sau:
{[0; <0,5]; [0,5; 1,0]; [1,1;2]; [2,1; 4,0]; [4,1; 6,0]; [6,1; 10]; (>10)}x CSiHH
e. Đối với mức nặng nhọc của công việc
Xác định các chỉ tiêu của mức nặng nhọc, so sánh với các giá trị trong bảng 6 để xác định mức ĐKLĐ, sau đó xác định mức ĐKLĐ chung, trên cơ sở đó xác định mức rủi ro. Xác định mức ĐKLĐ chung được thực hiện theo nguyên tắc:
- Nhận mức ĐKLĐ, từ đó xác định mức rủi ro;
- Nếu có 3 chỉ tiêu ở mức độc hại nhẹ (mức 3) thì mức ĐKLĐ chung được nâng lên mức độc hại trung bình (mức 4), từ đó xác định mức rủi ro;
- Mức ĐKLĐ chung cao nhất đối với thông số này là mức độc hại trung bình (mức 4), tương ứng với mức rủi ro trung bình.
Bảng 6. Phân loại ĐKLĐ và rủi ro theo mức nặng nhọc ([9], [10])
TT
|
Chỉ tiêu |
Mức ĐKLĐ |
|||
Tối ưu |
Hợp vệ sinh |
Độc hại nhẹ |
Độc hại trung bình |
||
1 |
2 |
3 |
4 |
||
1 |
Gánh nặng thể lực động (kgm/ca) |
||||
1.1 |
Gánh nặng cơ khu trú (vùng vai và tay) khi dịch chuyển vật nặng ở khoảng cách < 1m |
||||
Đối với nam giới |
≤2500 |
≤5000 |
≤7000 |
>7000 |
|
Đối với nữ giới |
≤1500 |
≤3000 |
≤4000 |
>4000 |
|
1.2 |
Gánh nặng cơ toàn thân khi dịch chuyển vật ở khoảng cách 1-5m |
||||
Đối với nam giới |
≤12500 |
≤25000 |
≤35000 |
>35000 |
|
Đối với nữ giới |
≤7500 |
≤15000 |
≤25000 |
>25000 |
|
1.3 |
Gánh nặng cơ toàn thân khi dịch chuyển vật ở khoảng cách >5m |
||||
Đối với nam giới |
≤24000 |
≤46000 |
≤70000 |
>70000 |
|
Đối với nữ giới |
≤14000 |
≤28000 |
≤40000 |
>40000 |
|
2 |
Trọng lượng vật được nâng và dịch chuyển bằng tay (kg) |
||||
2.1 |
Trọng lượng vật (kg) được nâng và dịch chuyển bằng tay xen kẽ với làm việc khác (ít hơn 2 lần trong 1 giờ) |
||||
Đối với nam giới |
≤15 |
≤30 |
≤35 |
>35 |
|
Đối với nữ giới |
≤5 |
≤10 |
≤12 |
>12 |
|
2.2 |
Trọng lượng vật nâng (kg) và dịch chuyển (từ 2 lần trở lên trong1 giờ) |
||||
Đối với nam giới |
≤5 |
≤15 |
≤20 |
>20 |
|
Đối với nữ giới |
≤3 |
≤7 |
≤10 |
>10 |
|
2.3 |
Tổng trọng lượng vật (kg) được nâng và dịch chuyển trong 1 giờ từ bề mặt công tác |
||||
Đối với nam giới |
≤250 |
≤870 |
≤1500 |
>1500 |
|
Đối với nữ giới |
≤100 |
≤350 |
≤700 |
>700 |
|
2.4 |
Tổng trọng lượng vật (kg) được nâng và dịch chuyển trong 1 giờ từ sàn nhà xưởng |
||||
Đối với nam giới |
≤100 |
≤435 |
≤600 |
>600 |
|
Đối với nữ giới |
≤50 |
≤175 |
≤350 |
>350 |
|
3 |
Số lượng cử động lặp lại trong ca lao động |
||||
3.1 |
Số lượng cử động lặp lại trong ca lao động của nhóm cơ bàn tay và ngón tay |
≤20000 |
≤40000 |
≤60000 |
>60000 |
3.2 |
Số lượng cử động lặp lại trong ca lao động của nhóm cơ vai và cánh tay |
≤10000 |
≤20000 |
≤30000 |
>30000 |
4 |
Gánh nặng tĩnh – trọng lượng vật được giữ trong ca làm việc (kg.s) |
||||
4.1 |
Gánh nặng tĩnh – trọng lượng vật được giữ bằng 1 tay trong ca làm việc (kg.s) (trọng lượng x thời gian giữ) |
||||
Đối với nam giới |
≤18000 |
≤36000 |
≤70000 |
>70000 |
|
Đối với nữ giới |
≤11000 |
≤22000 |
≤42000 |
>42000 |
|
4.2 |
Gánh nặng tĩnh – trọng lượng vật được giữ bằng 2 tay trong ca làm việc (kg.s) |
||||
Đối với nam giới |
≤36000 |
≤70000 |
≤140000 |
>140000 |
|
Đối với nữ giới |
≤22000 |
≤42000 |
≤84000 |
>84000 |
|
4.3 |
Gánh nặng tĩnh – trọng lượng vật được giữ bằng thân và 2 đùi (kg.s) |
||||
Đối với nam giới |
≤43000 |
≤100000 |
≤200000 |
>200000 |
|
Đối với nữ giới |
≤26000 |
≤60000 |
≤120000 |
>120000 |
|
5 |
Tư thế lao động |
Thuận lợi, thoải mái và có thể thay đổi tư thế (ngồi hay đứng). Tư thế đứng ≤40% thời gian ca làm việc. |
Theo chu kỳ, ≤25% thời gian ca làm việc ở tư thế không thoải mái và/hay cố định. ≤60% thời gian ca làm việc ở tư thế đứng |
Theo chu kỳ, ≤50% thời gian ca làm việc ở tư thế không thoải mái và/hay cố định. Theo chu kỳ, ≤25% thời gian ca làm việc ở tư thế bắt buộc. ≤80% thời gian ca làm việc ở tư thế đứng. 60-80% thời gian ca làm việc ở tư thế ngồi liên tục. |
Theo chu kỳ, >50% thời gian ca làm việc ở tư thế không thoải mái và/hay cố định. Theo chu kỳ, >25% thời gian ca làm việc ở tư thế bắt buộc. >80% thời gian ca làm việc ở tư thế đứng. >80% thời gian ca làm việc ở tư thế ngồi liên tục |
6 |
Cúi thân >300 (số lần cúi bắt buộc trong 1 ca) |
≤50 |
51-100 |
101-300 |
>300 |
7 |
Di chuyển trong không gian nhà xưởng trong thời gian của ca làm việc (km) |
||||
7.1 |
Di chuyển trong không gian nhà xưởng trong thời gian của ca làm việc (km) theo phương ngang |
≤4 |
≤8 |
≤12 |
≥12 |
7.2 |
Di chuyển trong không gian nhà xưởng trong thời gian của ca làm việc (km) theo phương đứng |
≤1 |
≤2,5 |
≤5 |
>5 |
TT |
Chỉ tiêu |
Rủi ro cực thấp (hầu như không có rủi ro) |
Rủi ro rất thấp (có thể bỏ qua) |
Rủi ro thấp |
Rủi ro trung bình |
1 |
2 |
3 |
4 |
||
Mức rủi ro SKNN tương ứng |
f. Đối với mức căng thẳng của công việc:
Xác định các tiêu chí của mức căng thẳng, so sánh với các giá trị trong bảng 7 để xác định mức ĐKLĐ đối với từng tiêu chí, sau đó xác định mức ĐKLĐ chung theo nguyên tắc tương tự như đối với mức nặng nhọc. Xác định mức rủi ro trên cơ sở mức ĐKLĐ.
Bảng 7. Phân loại ĐKLĐ và mức rủi ro theo mức căng thẳng của công việc ([9], [10])
TT
|
Chỉ tiêu |
Mức ĐKLĐ |
|||
Tối ưu |
Hợp vệ sinh |
Độc hại nhẹ |
Độc hại trung bình |
||
1 |
2 |
3 |
4 |
||
1 |
Tải trọng giác quan |
||||
1.1 |
Mật độ trung bình của tín hiệu (ánh sáng, âm thanh) và các thông báo trong một giờ làm việc |
≤75 |
76-175 |
176-300 |
>300 |
1.2 |
Số lượng các đối tượng sản xuất cần theo dõi đồng thời |
≤5 |
6-10 |
11-25 |
>25 |
1.3 |
Làm việc với các dụng cụ quang học (% thời gian của ca làm việc) |
≤25 |
26-50 |
51-75 |
>75 |
1.4 |
Tải trọng đối với cơ cấu phát âm (% thời gian của ca làm việc) |
≤16 |
≤20 |
≤25 |
>25 |
2 |
Tải trọng đơn điệu |
||||
2.1 |
Số lượng các thao tác cần thiết để thực hiện 1 nhiệm vụ đơn giản hoặc số thao tác lặp lại nhiều lần |
≥10 |
9-6 |
5-3 |
≤3 |
2.2 |
Sự đơn điệu của quy trình sản xuất (thời gian quan sát thụ động diễn biến của quy trình công nghệ, tính bằng % thời gian của ca làm việc) |
≤75 |
76-80 |
81-90 |
>90 |
TT |
Chỉ tiêu |
Rủi ro cực thấp (hầu như không có rủi ro) |
Rủi ro rất thấp (có thể bỏ qua) |
Rủi ro thấp |
Rủi ro trung bình |
1 |
2 |
3 |
4 |
||
Mức rủi ro SKNN tương ứng |
Trên cơ sở kết quả đánh giá rủi ro đối với tất cả các mối nguy tại chỗ làm việc, phân nhóm các mối nguy theo thứ tự ưu tiên cần phải được kiểm soát theo bảng 8.
Bảng 8. Sự cấp bách của các giải pháp giảm thiểu rủi ro
TT |
Mức rủi ro ATVSLĐ |
Mức độ cần thiết phải thực hiện các giải pháp giảm thiểu rủi ro |
|
1 |
Rủi ro cực thấp (gần bằng 0) |
Rủi ro chấp nhận được. Không cần có giải pháp |
|
2 |
Rủi ro rất thấp (có thể bỏ qua) |
Rủi ro chấp nhận được. Không cần có giải pháp, nhưng các đối tượng nhạy cảm cần có biện pháp bảo vệ thêm <*> |
|
3 |
Rủi ro thấp |
Rủi ro không chấp nhận được. Cần có giải pháp giảm thiểu rủi ro, nhưng có thể trì hoãn thời gian thực hiện. |
|
4 |
Rủi ro trung bình |
Rủi ro không chấp nhận được. Cần có giải pháp giảm thiểu rủi ro trong một thời hạn nhất định. |
|
5 |
Rủi ro cao |
Rủi ro không chấp nhận được. Cần thực hiện ngay giải pháp giảm thiểu rủi ro. |
|
6 |
Rủi ro rất cao |
Rủi ro không chấp nhận được. Ngừng làm việc cho đến khi thực hiện xong các giải pháp giảm thiểu rủi ro |
|
7 |
Rủi ro cực cao |
Rủi ro không chấp nhận được. Công việc chỉ được thực hiện trong rất ít trường hợp và phải tuân thủ những quy định đặc biệt <**> |
KẾT LUẬN:
1. Trên đây trình bày phương pháp đánh giá, phân loại rủi ro ATVSLĐ đối với tất cả các mối nguy tại từng vị trí làm việc trong các cơ sở khai thác và chế biến đá, từ đó cơ sở sản xuất biết cần phải tập trung ưu tiên kiểm soát các mối nguy nào trước, từng bước kiểm soát các mối nguy còn lại, trên cơ sở đó xác lập được chỗ làm việc an toàn cho người lao động;
2. Kết quả đánh giá rủi ro ATVSLĐ của toàn cơ sở sản xuất được sử dụng làm căn cứ để xây dựng các kế hoạch kiểm soát ngắn hạn, dài hạn phù hợp với nguồn lực tài chính, kỹ thuật và con người của cơ sở sản xuất.
3. Phương pháp trên có thể áp dụng sang các ngành sản xuất khác với những điều chính, bổ sung phù hợp.
Tài liệu tham khảo:
1. Đỗ Trần Hải, Phạm Quốc Quân (2017), Phương pháp phân loại chất lượng vệ sinh môi trường lao động và cấp độ rủi ro sức khỏe nghề nghiệp do các yếu tố môi trường lao động gây ra, Tạp chí Bảo hộ lao động N1&2, 2017;
2. Đỗ Trần Hải, Nguyễn Thắng Lợi, Phạm Quốc Quân (2017), Đánh giá, phân loại chất lượng vệ sinh môi trường lao động và rủi ro sức khỏe nghề nghiệp do tác động của các thông số vi khí hậu, Tạp chí Bảo hộ lao động N4, 2017;
3. British Standards Institute (2004), BS 8800:2004 OHS management systems, Annex E (normative) Guidance on risk management and control, London, England;
4. Masataka Ishida (2011), Current status of risk assessment on occupational safety and health in Japan, International Workshop on Risk Assessment, 25- 27 January in Japan;
5. Ministry of human resources Malaysia (2008), Guidelines for hazard identification, risk assessment and control, Kuala Lumpur, Malaysia;
6. Ministry of Manpower, A semi-quantitative method to assess occupational exposure to harmful chemicals, Singapore;
7. Reinhold Karin (2009), Workplace assessment: Determination of hazards profile using a flexible risk assessment method, PhD thesis on chemistry and chemical engineering, Tallinn University of technology, Estonia;
8. The University of Queensland (2007), Occupational health and safety risk assessment and management guideline, Guidebook, Brisbane, Queensland, Australia;
9. Минздрав России (2004), Р 2.2.1766-03 Руководство по оценке профессионального риска для здоровья работников - Организационно-методические основы, принципы и критерии оценки, Москва 2004 г., 21 стр.;
10. Минтруда России (2014), Методика проведения специальной оценки условий труда, приложение №1 к приказу №33н Минтруда от 24 января 2014г, Москва 2004 г.
Nguyễn Thắng Lợi, Phạm Quốc Quân
(Nguồn: Vnniosh.vn)