logo_tram.jpg

ISO 9001:2015

VIMCERTS 025

 

TRẠM QUAN TRẮC VÀ PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG

NATIONAL WORKING ENVIRONMENT MONITORING STATION

 

vilas1.png

VILAS 441

Trang chủ»Nghiên cứu khoa học»Thông tin KHCN & Môi trường»Tổng kết chuỗi Hội thảo “Thực trạng công tác an toàn, vệ sinh lao động và những vấn đề cần nghiên cứu trong giai đoạn 2025-2030”

Tổng kết chuỗi Hội thảo “Thực trạng công tác an toàn, vệ sinh lao động và những vấn đề cần nghiên cứu trong giai đoạn 2025-2030”

Với mục đích Đánh giá thực trạng nghiên cứu, thực trạng công tác Khoa học Công nghệ (KHCN) về An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) giai đoạn 2017-2023 và Đề xuất các nhiệm vụ, định hướng, giải pháp tăng cường nghiên cứu và phát triển KHCN nhằm khắc phục và phát triển công tác ATVSLĐ trong giai đoạn 2025-2030, Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động đã tổ chức chuỗi hội thảo khoa học: “Thực trạng công tác an toàn, vệ sinh lao động và những vấn đề cần nghiên cứu trong giai đoạn 2025-2030” tại 3 miền Bắc (Hà Nội), Trung (Đà Nẵng), Nam (Tp.Hồ Chí Minh).

Hội thảo “Thực trạng công tác an toàn, vệ sinh lao động và những vấn đề cần nghiên cứu trong giai đoạn 2025-2030” tại Thành phố Hồ Chí Minh được tổ chức vào ngày 02/10/2023  tại hội trường Đại học Tôn Đức Thắng với sự tham gia của 70 đại biểu từ các đơn vị, cơ quan, ban, ngành khu vực phía Nam và có 8 báo cáo tham luận chính được trình bày.

TKNam

Hội thảo “Thực trạng công tác an toàn, vệ sinh lao động và những vấn đề cần nghiên cứu trong giai đoạn 2025-2030” tại Thành phố Đà Nẵng diễn ra ngày 03/10/2023 tại hội trường Trung tâm kiểm định kỹ thuật an toàn khu vực III với sự tham gia của 50 đại biểu từ các đơn vị, cơ quan, ban, ngành khu vực miền Trung và có 10 báo cáo tham luận chính được trình bày.

TKTrung

Hội thảo “Thực trạng công tác an toàn, vệ sinh lao động và những vấn đề cần nghiên cứu trong giai đoạn 2025-2030” tại Hà Nội diễn ra ngày 23/11/2023 tại hội trường Viện Khoa học An toàn vệ sinh lao động với sự tham gia của 50 đại biểu từ các đơn vị, cơ quan, ban, ngành khu vực phía Bắc và có 6 báo cáo tham luận chính được trình bày.

TKBac

Bám sát Kết luận 50-KL/TW, ngày 30/5/2019 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị TW 6 khóa XI về phát triển KHCN phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; Quyết định số 569/QĐ-TTg, ngày 11/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030; Nghị quyết 16/NQ-BCH, ngày 22/02/2022 của BCH Tổng LĐLĐVN khoá XII về đẩy mạnh công tác nghiên cứu KHCN và đổi mới sáng tạo phục vụ nhiệm vụ của tổ chức công đoàn trong tình hình mới, Hội thảo đã nêu ra định hướng tăng cường nghiên cứu và phát triển KHCN nhằm khắc phục và phát triển công tác ATVSLĐ trong giai đoạn 2025-2030: “Tiếp tục đẩy mạnh một số hướng nghiên cứu tiên tiến, cơ bản, liên ngành giữa các lĩnh vực KHCN để phát triển lý luận, cung cấp luận cứ khoa học cho việc xây dựng chiến lược, chương trình quốc gia, xây dựng chính sách về ATVSLĐ nhằm bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của đoàn viên công đoàn và người lao động; Đổi mới, ứng dụng Công nghệ số và đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, huấn luyện, giáo dục, đào tạo cho đoàn viên công đoàn, người lao động về ATVSLĐ và chính sách, pháp luật”.

Những nhóm nội dung nghiên cứu được đề xuất:

1. Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn phục vụ xây dựng và hoàn thiện thể chế, pháp luật về ATVSLĐ

- Nghiên cứu, xây dựng, cập nhật hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về ATVSLĐ;

- Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn xây dựng cơ chế, chính sách hội nhập và hợp tác quốc tế về ATVSLĐ nhằm chia sẻ, tiếp nhận chuyển giao công nghệ trong hoạt động ATVSLĐ;

- Đề xuất các chính sách nhằm hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp trong nước tham gia phát triển các phương tiện bảo vệ cá nhân mới, trang thiết bị an toàn và khai thác sử dụng công nghệ ATVSLĐ.

2. Nghiên cứu phát triển, ứng dụng KHCN, tư vấn, hỗ trợ cải thiện điều kiện lao động, mô hình văn hóa an toàn, phòng chống tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

- Nghiên cứu, ứng dụng KHCN về ATVSLĐ hỗ trợ triển khai mô hình giải pháp kỹ thuật để phòng, chống các yếu tố nguy hại trong các ngành, nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

- Nghiên cứu, đề xuất xây dựng phòng thử nghiệm trọng điểm quốc gia về phương tiện bảo vệ cá nhân; máy, thiết bị, dụng cụ có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ; Bên cạnh đó tiếp tục bổ sung các chỉ tiêu phân tích, thử nghiệm đạt chuẩn quốc tế;

- Nghiên cứu chuyển giao mô hình cải thiện điều kiện lao động, mô hình văn hóa an toàn đến các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, chú ý đến lĩnh vực có nhiều lao động, cơ sở trong chuỗi cung ứng hàng hóa, đặc biệt là công việc có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

- Nghiên cứu, triển khai áp dụng hệ thống quản lý ATVSLĐ trong các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế ISO 45001 – 2018;

- Nghiên cứu xây dựng và áp dụng phương pháp đánh giá rủi ro ATVSLĐ, chỉ số đánh giá mức độ an toàn phù hợp đặc thù sản xuất của từng ngành nghề, lĩnh vực.

3. Nghiên cứu cơ bản định hướng ứng dụng KHCN mới, tiên tiến, hiện đại, trong hoạt động ATVSLĐ và thu nhận xử lý dữ liệu ATVSLĐ, môi trường lao động trên môi trường số

- Nghiên cứu, phát triển, ứng dụng các phương pháp, thuật toán hiện đại trên nền tảng vạn vật kết nối, trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big data) trong công tác ATVSLĐ;

- Nghiên cứu xây dựng, phát triển và ứng dụng các giải pháp, hệ thống tích hợp dữ liệu ATVSLĐ đa nguồn nhằm quản lý; đánh giá rủi ro nghề nghiệp; hỗ trợ cảnh báo, giám sát, dự báo điều kiện lao động, tai nạn, sự cố kỹ thuật;

- Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn xây dựng cơ chế quản lý và vận hành hệ thống thu thập, xử lý dữ liệu ATVSLĐ; Nghiên cứu đề xuất mô hình mạng lưới quốc gia quản lý ATVSLĐ, quan trắc, phân tích và quản trị điều kiện lao động.

4. Nghiên cứu các biện pháp phòng chống bệnh nghề nghiệp và xây dựng danh mục bệnh nghề nghiệp

- Nghiên cứu các yếu tố có hại và bệnh nghề nghiệp phát sinh trong điều kiện mới;

- Nghiên cứu, xây dựng, áp dụng phương pháp, kỹ thuật, công nghệ cao trong giám sát sinh học, chẩn đoán sớm bệnh nghề nghiệp;

- Nghiên cứu chuẩn hoá các quy trình xét nghiệm sinh hoá nghề nghiệp phù hợp áp dụng phổ biến trong điều kiện hiện tại ở VN;

- Nghiên cứu đề xuất bổ sung bệnh nghề nghiệp vào danh mục các bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm dựa trên danh bệnh nghề nghiệp của ILO, các nước phát triển và khu vực;

- Nghiên cứu xây dựng và nhân rộng các mô hình phòng chống một số bệnh nghề nghiệp, sức khoẻ tâm thần, sức khoẻ sinh sản, gây ung thư phổ biến.

5. Nghiên cứu, ứng dụng các phương pháp chăm sóc sức khỏe toàn diện, phục hồi chức năng và nâng cao sức khỏe người lao động

- Nghiên cứu, ứng dụng các phương pháp chăm sóc cải thiện, nâng cao sức khỏe toàn diện cho lao động trong một số ngành, lĩnh vực thâm dụng lao động, ứng dụng công nghệ mới, công việc mới;

- Nghiên cứu, ứng dụng các phương pháp điều trị, phục hồi chức năng lao động cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

6. Tăng cường hợp tác quốc tế, tiếp nhận và chuyển giao KHCN ATVSLĐ

- Nghiên cứu tiếp thu, làm chủ và phát triển các công nghệ tiên tiến ATVSLĐ từ nước ngoài được chuyển giao cho Việt Nam;

- Xúc tiến, tổ chức hợp tác song phương với các tổ chức quốc tế có tiềm lực, kinh nghiệm thực hiện một số hoạt động nghiên cứu và chuyển giao công nghệ trong sản xuất, chế tạo các sản phẩm phương tiện bảo vệ cá nhân và máy, thiết bị, công cụ, dụng cụ an toàn, hệ thống giám sát an toàn, môi trường lao động;

- Nghiên cứu, phát triển các hệ thống, mô hình và phương pháp phù hợp để chuyển giao công nghệ, các kết quả nghiên cứu về ATVSLĐ cho các ngành, lĩnh vực và địa phương.

HT

(Nguồn tin: Vnniosh.vn)

Tìm kiếm bài viết

Video

Ảnh hoạt động

IMG_8493 IMG_8515F IMG_8505 IMG_8488 IMG_8498 20150504_102136 20151212_151529 Ly mu cc yu t c hi khu vc may

Thông tin liên hệ

TRẠM QUAN TRẮC VÀ PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG

Địa chỉ: 99 Trần Quốc Toản, Phường Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm - thành phố Hà Nội.

Điện thoại: (+8424) 22172473; 22172480 - Fax: (8424) 3822 3011

Hotline: 0941042838

Email: [email protected] 

Website: https://Wemos.vn/

Cơ quan quyết định thành lập: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Cơ quan quản lý trực tiếp: Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động.

 

Dịch vụ

Thế mạnh đơn vị

Bản đồ

Thông tin được đăng tải có tính chất tham khảo, không có giá trị về mặt pháp lý

  • zalo-circle