Đánh giá rủi ro tiếp xúc hóa chất đã được nghiên cứu rộng rãi trên thế giới. Trong những năm gần đây, đã có những hướng dẫn đánh giá rủi ro tiếp xúc cho từng hóa chất cụ thể phù hợp với bản chất bay hơi của hóa chất hay tình huống người lao động (NLĐ) tiếp xúc hóa chất. Bài báo này tổng quan 3 phương pháp, trong đó có 2 phương pháp hướng dẫn đánh giá rủi ro tiếp xúc Trichloroethylene (TCE) bằng dữ liệu giám sát sinh học của Cơ quan quản lý An toàn và Sức khỏe Úc (WHS) và hướng dẫn của Cục bảo vệ môi trường Hoa Kỳ (EPA) đánh giá mức tiếp xúc dựa nồng độ hơi TCE mà NLĐ hít thở kết hợp mô hình toán học để xác định nồng độ TCE khuếch tán đến vị trí làm việc của NLĐ không tiếp xúc trực tiếp. EPA đã xây dựng NLĐ tiếp xúc với hóa chất theo các kịch bản sử dụng TCE trong bể tẩy rửa dầu mỡ hay tẩy điểm. Phương pháp thứ 3 là hướng dẫn đánh giá rủi ro tiếp xúc hơi dung môi nói chung theo Viện Quốc gia về Công nghệ và Đánh giá Nhật Bản (NITE) và Bộ Công thường Nhật Bản (METI) sử dụng dữ liệu là mức độ độc cấp tính theo Hệ thống hài hòa toàn cầu về phân loại hóa chất (GHS), các giá trị giới hạn tiếp xúc nghề nghiệp (TLV) và giá trị nồng độ NLĐ hít thở.
Trong 3 phương pháp này, phương pháp được EPA khuyến nghị có một số ưu điểm: giảm chi phí đánh giá cho doanh nghiệp, tiết kiệm thời gian. Và nếu số lượng quần thể đủ lớn thì sẽ tiếp tục xác định được độ không đảm bảo đo, xác xuất số lượng người nhiễm độc mãn tính gây ung thư và không ung thư.
Nguyễn Thị Thúy Hằng, Lê Thị Đào, Nguyễn Khánh Huyền
Trung tâm An toàn Lao động, Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh Lao động
(nguồn: Tạp chí Khoa học An toàn - Sức khỏe & Môi trường lao động số 3/2024, tr17-23)