logo_tram.jpg

ISO 9001:2015

VIMCERTS 025

 

TRẠM QUAN TRẮC VÀ PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG

NATIONAL WORKING ENVIRONMENT MONITORING STATION

 

vilas1.png

VILAS 441

Trang chủ»Dịch vụ »Sản phẩm dịch vụ

Sản phẩm dịch vụ

Nghiên cứu xử lý nước thải sinh hoạt bằng thiết bị nguyên khối sử dụng màng sinh học lơ lửng (mbbr) kết hợp với công nghệ AO

  • Mô tả Bài báo này trình bày về các đánh giá, lựa chọn bộ lọc màng sinh học lơ lửng (MBBR) kết hợp trong công nghệ AO xử lý nước thải sinh hoạt. Các đánh giá cũng bao gồm nghiên cứu hiệu quả xử lý BOD5, COD, tổng ni tơ trong nước thải sinh hoạt được thực hiện ở quy mô phòng thí nghiệm. Từ đó, đánh giá và chọn ra được loại màng lọc sinh học lơ lửng có hiệu quả xử lý cao, đảm bảo ba chỉ tiêu nghiên cứu là BOD5, COD, tổng ni tơ được giảm đạt mức cột A theo QCVN14:2008/BTNMT. Các kết quả nghiên cứu thực nghiệm trên pilot thí nghiệm được sử dụng để tính toán thiết kế, chế tạo thử nghiệm một thiết bị xử lý nước thải sinh hoạt nguyên khối công suất nhỏ 5m3/ngđ. Sau khi thực nghiệm xử lý nước thải sinh hoạt bằng thiết bị đã chế tạo, đo đạc đánh giá hiệu quả xử lý và đề xuất quy trình hướng dẫn vận hành đảm bảo xử lý các chỉ tiêu BOD5, COD, tổng ni tơ đạt cột A theo QCVN14:2008/BTNMT. Thiết bị nguyên khối sử dụng MBBR xử lý nước thải sinh hoạt đảm bảo tính hiệu quả, kinh tế, gọn nhẹ, dễ dàng thi công lắp đặt, chuyển giao.
  • Nghiên cứu xử lý khí H2S bằng hệ thống lọc sinh học kiểu nhỏ giọt

  • Mô tả Bài báo này đề cập đến các nghiên cứu thí nghiệm trên pilot hệ thống lọc sinh học kiểu nhỏ giọt (biotrickling filter - BTF) xử lý khí H2S. Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình phân huỷ H2S bao gồm: vận tốc bề mặt dòng dung dịch, nồng độ H2S đầu vào, độ pH của dung dịch tuần hoàn, thời gian lưu và nhiệt độ. Hệ thống BTF đạt hiệu quả cao đến 98.9% ở điều kiện: vận tốc bề mặt dòng dung dịch 5(m/h); nồng độ H2S đầu vào 100(ppm); pH dung dịch tuần hoàn 6-8; thời gian lưu 110(s); nhiệt độ 40(0C).
  • Xác định hàm lượng chất hữu cơ khó phân huỷ hexabrombiphenyl trong mẫu bụi lắng tại một số cơ sở tái chế rác thải điện tử trên địa bàn Hà Nội

  • Mô tả Nghiên cứu nhằm xác định hàm lượng hexabromobiphenyl (HBB) trong các mẫu bụi lắng lấy tại các cơ sở tái chế rác thải điện tử thuộc làng Triều Khúc, Tân Triều, Thanh Trì và làng Xà Cầu, xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa, Hà Nội. Hàm lượng HBB trong mẫu bụi được xác định bằng phương pháp sắc ký khí- khối phổ. Kết quả nghiên cứu cho thấy HBB được phát hiện trong tất cả 10 mẫu thu thập, hàm lượng HBB tương ứng dao động từ 9,05ng/g đến 13,31ng/g tại Triều Khúc và từ 5,18ng/g đến 10,97ng/g tại Xà Cầu. Nghiên cứu khẳng định sự hiện diện của HBB trong các mẫu bụi thu thập được và đề xuất các nghiên cứu tiếp theo về chất ô nhiễm này.
  • Khảo sát bụi và kim loại trong không khí môi trường lao động tại các cơ sở sản xuất cơ khí điển hình

  • Mô tả 73 mẫu không khí tại các khu vực sản xuất của một cơ sở gia công cơ khí điển hình ở Hà Nội, được thu thập để xác định nồng độ bụi toàn phần và các kim loại Fe, Cd, Pb và Cu trong không khí môi trường lao động. Mẫu khí được lấy bằng màng xenlulo este (MCE). Sau khi xác định bụi toàn phần, màng lọc được xử lý để tách chiết các kim loại nặng và phân tích bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử sử dụng lò graphit (GF-AAS). Nồng độ trung bình của bụi toàn phần và Fe phát hiện được ở tất cả các khu vực sản xuất tương ứng là 0,518mg/m3 và 0,108mg/m3. Khu vực hàn là khu vực ô nhiễm nhất, với nồng độ bụi toàn phần là 1,034mg/m3( từ 0,320 đến 3,390mg/m3), cao gấp 2 đến 3 lần so với các khu vực khác, và nồng độ trung bình của Fe là 0,349mg/m3 (từ 0,014 đến 2,754mg/m3), cao gấp 2 đến 27 lần. Hai kim loại có độc tính cao là Cd và Pb không phát hiện được trong các mẫu. Kim loại Cu phát hiện được ở một số vị trí của khu vực hàn. Nồng độ của bụi toàn phần và các kim loại nặng trong không khí ở các khu vực sản xuất đều nhỏ hơn giới hạn phơi nhiễm ca làm việc do Bộ y tế quy định trong QCNV:02/2019/BYT và 3733/2002/QĐ-BYT.
  • Nghiên cứu xử lý các hợp chất hữu cơ bay hơi trong không khí bằng công nghệ plasma nguội

  • Mô tả Kết quả nghiên cứu trong phòng thí nghiệm đã chỉ ra rằng plasma nguội (NTP – Non-thermal Plasma) được tạo ra theo nguyên lý phóng điện rào cản điện môi (DBD – Dielectric Barrier Discharge) có thể xử lý được các hợp chất hữu cơ bay hơi thường gặp trong không khí MTLĐ tại phân xưởng in bao gồm: toluen, xylen, MEK và methanol. Hiệu suất xử lý phụ thuộc vào loại hợp chất hữu cơ bay hơi, nồng độ đầu vào, vận tốc, điện áp, và dao động trong khoảng từ 12,01% đến 76,5%. Kết quả ứng dụng hệ thống plasma nguội tại phân xưởng in tờ rời, công ty CP in Công đoàn cho thấy hiệu quả đạt 59,7% đối với xylen, 34,8% đối với toluen, 15,7% đối với methanol và 23,2% đối với tổng hợp chất hữu cơ bay hơi.
  • Nghiên cứu thiết kế và chế tạo thiết bị lọc bụi rotoclon

  • Mô tả Nghiên cứu đã thiết kế và chế tạo được thiết bị lọc bụi rotoclon với lưu lượng thiết kế 1700 – 2940m3/h. Đã thực hiện nghiên cứu thực nghiệm thiết bị với bụi thạch anh, khối lượng riêng 2650kg/m3, d50 = 11,35mm và nồng độ bụi ở đầu vào 1400mg/m3. Đã khảo sát sự biến thiên của tổn thất áp suất và hiệu suất lọc bụi chung theo 5 chế độ vận tốc gió qua khe là: 13,5m/s; 15,6m/s; 17,6m/s; 19,7m/s; 21,8m/s và 23,3m/s. Đã xác định được chế độ làm việc hợp lý nhất của thiết bị là: vkh = 19,7m/s; η = 99,13% và ∆P = 175mm H2O. Hiệu suất lọc bụi hợp phần của thiết bị ở vkh = 19,7m/s
  • Phát triển bộ lấy mẫu hơi nicotin thụ động phục vụ đánh giá phơi nhiễm nghề nghiệp

  • Mô tả Nghiên cứu đã đánh giá lựa chọn loại màng lọc làm vật liệu mang và tối ưu hoá nồng độ hoá chất tẩm NaHSO4 để đạt hiệu suất thu hồi mẫu nicotin theo yêu cầu phân tích lượng vết bằng phương pháp lấy mẫu thụ động. Đã chế tạo được hai loại màng hấp phụ trên cơ sở màng lọc Quartz và màng lọc sợi thuỷ tinh loại A (GF/A). Kết quả thí nghiệm cho thấy màng lọc Quartz có hiệu suất thu hồi cao hơn màng lọc GF/A, nhưng không đáng kể. Màng lọc GF/A có khả năng lưu giữ mẫu lâu hơn, hệ số thu hồi sau 14 ngày ở nồng độ tẩm NaHSO4 4% đạt trên 90%. Chế tạo bộ lấy mẫu thụ động (gọi là VnNIC) và được kiểm chứng độ tương quan so với bộ lấy mẫu chủ động XAD-4 theo phương pháp chuẩn của Viện sức khỏe nghề nghiệp Hoa kỳ (NIOSH), hệ số tương quan đạt R2=0,9592.
  • Xây dựng và áp dụng phần mềm mô phỏng lan truyền tiếng ồn trong môi trường lao động

  • Mô tả Dựa vào mối tương quan giữa toán học và âm học, các thuật toán dự đoán lan truyền tiếng ồn trong môi trường lao động đã được phát triển thành phần mềm máy tính noise tool. Để xây dựng bản đồ phân vùng tiếng ồn (hay mô phỏng lan truyền tiếng ồn), phần mềm cần thông tin đầu vào để tính toán đó là đặc điểm không gian nhà xưởng, độ giảm âm D (dBA/s), công suất nguồn ồn LS (dBA), hệ số định hướng của nguồn ồn Q, vị trí của nguồn ồn, các vật cản và kết cấu ngăn che. Phần mềm đã được ứng dụng để dự đoán lan truyền tiếng ồn trong môi trường lao động tại cơ sở sản xuất bột sơn tĩnh điện. Kết quả dự đoán tại các vị trí có độ lệch chuẩn so với đo đạc thực địa là 2,6 dBA, đạt cấp chính xác 3 theo TCVN 12699:2020. Vùng có tiếng ồn > 85dBA chiếm 40% diện tích xưởng, vùng tiếng ồn > 88dBA chiếm 16% diện tích xưởng.
  • Tìm kiếm bài viết

    Video

    Ảnh hoạt động

    IMG_8493 IMG_8515F IMG_8505 IMG_8488 IMG_8498 20150504_102136 20151212_151529 Ly mu cc yu t c hi khu vc may

    Thông tin liên hệ

    TRẠM QUAN TRẮC VÀ PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG

    Địa chỉ: 99 Trần Quốc Toản, Phường Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm - thành phố Hà Nội.

    Điện thoại: (+8424) 22172473; 22172480 - Fax: (8424) 3822 3011

    Hotline: 0941042838

    Email: moitruonglaodong@vnniosh.vn 

    Website: https://Wemos.vn/

    Cơ quan quyết định thành lập: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

    Cơ quan quản lý trực tiếp: Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động.

     

    Dịch vụ

    Thế mạnh đơn vị

    Bản đồ

    Thông tin được đăng tải có tính chất tham khảo, không có giá trị về mặt pháp lý

    • zalo-circle