Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ gồm 7 thành viên do GS.TS Lê Vân Trình – Hội KHKT An toàn Vệ sinh Lao động Việt Nam làm Chủ tịch.
Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ KH&CN lĩnh vực Môi trường lao động
Sau khi nghe tóm tắt về mục tiêu và sản phẩm của các nhiệm vụ, Hội đồng đã thảo luận, đưa ra ý kiến góp ý với các đơn vị đề xuất nhiệm vụ và nhất trí đề nghị đề xuất với Tổng liên đoàn cho thực hiện một số nhiệm vụ thuộc lĩnh Môi trường lao động sau:
I. Nhiệm vụ: Nghiên cứu đánh giá mức độ ô nhiễm và rủi ro sức khỏe người lao động của nhóm chất phthalates trong môi trường làm việc tại các cơ sở sản xuất nhựa do Trạm Quan trắc và Phân tích môi trường lao động đề xuất.
- Nhiệm vụ gồm ba mục tiêu:
1. Đánh giá được mức độ ô nhiễm của nhóm các chất phthalates trong môi trường không khí và rủi ro sức khỏe người lao động tại các cơ sở sản xuất nhựa;
2. Xây dựng được quy trình kỹ thuật xác định nồng độ và ngưỡng giới hạn của nhóm các chất phthalates trong môi trường không khí khu vực làm việc;
3. Đề xuất được mô hinh giải pháp phòng tránh tiếp xúc cho người lao động đối với phthalates tại các cơ sở sản xuất nhựa.
- Kết quả của nhiệm vụ cần có:
1. Báo cáo đánh giá mức độ ô nhiễm của nhóm các chất phthalates trong môi trường không khí và rủi ro sức khỏe người lao động tại các cơ sở sản xuất nhựa;
2. Báo cáo quy trình kỹ thuật xác định nồng độ và ngưỡng giới hạn của nhóm các chất phthalates trong môi trường không khí khu vực làm việc;
3. Báo cáo đề xuất mô hình giải pháp phòng tránh tiếp xúc cho công nhân lao động đối với phthalates trong các cơ sở sản xuất nhựa;
4. 02 bài báo khoa học đăng trên các tạp chí chuyên ngành.
II. Nhiệm vụ: Nghiên cứu tổng hợp vật liệu xúc tác-hấp phụ đa chức năng MIL-88A/ZnFe2O4/rGO và ứng dụng để xử lý ô nhiễm kháng sinh Ciprofloxacin (CIP) trong nước do Trung tâm An toàn Lao động đề xuất.
- Nhiệm vụ gồm hai mục tiêu:
1. Tổng hợp được vật liệu xúc tác-hấp phụ tiên tiến đa chức năng MIL-88A/ZnFe2O4/rGO và đánh giá được hiệu quả xử lý kháng sinh Ciprofloxacin (CIP) trong nước.
2. Đề xuất được mô hình xử lý kháng sinh trong môi trường nước.
- Kết quả của nhiệm vụ cần có:
1. 25g vật liệu xúc tác hấp phụ tiên tiến đa chức năng MIL-88A/ZnFe2O4/rGO có các thông số đặc trưng như diện tích bề mặt lớn hơn 300m2/g. Kích thước hạt nano nhỏ hơn 200nm. Hiệu quả xử lý kháng sinh CIP đạt hơn trên 80%
2. 01 Mô hình xử lý nước ô nhiễm kháng sinh công suất 50-100l/ngày
3. 02 bài báo khoa học đăng trên tạp chí chuyên ngành.
4. Hỗ trợ đào tạo 01 nghiên cứu sinh
HT
(Nguồn tin: Vnniosh.vn)