logo_tram.jpg

ISO 9001:2015

VIMCERTS 025

 

TRẠM QUAN TRẮC VÀ PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG

NATIONAL WORKING ENVIRONMENT MONITORING STATION

 

vilas1.png

VILAS 441

Trang chủ»Tin tức sự kiện»Môi trường & điều kiện lao động»Biến đổi khí hậu và an toàn, sức khỏe người lao động: Phần 2 : Nhiệt độ quá cao

Biến đổi khí hậu và an toàn, sức khỏe người lao động: Phần 2 : Nhiệt độ quá cao

Xu hướng nhiệt độ tăng kỷ lục được thấy trong phần lớn năm 2023 vẫn tiếp tục diễn ra trong năm 2024. Nhiệt độ toàn cầu tăng do biến đổi khí hậu sẽ dẫn đến các đợt nắng nóng thường xuyên và nghiêm trọng hơn, làm tăng tỷ lệ tỷ vong, giảm năng suất và gây thiệt hại cho cơ sở hạ tầng. Vào cuối thế kỷ này, có khả năng tất cả các khu vực trên thế giới sẽ chứng kiến nguy cơ sức khỏe gia tăng liên quan đến nhiệt độ quá cao, trong đó những khu vực nghèo nhất sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn các khu vực khác.

Theo ước tính mới của ILO, mỗi năm có ít nhất 2,41 tỷ công nhân phải tiếp xúc với nhiệt độ quá cao (tức là hơn 70% tổng số công nhân). So sánh mức độ phơi nhiễm ước tính cho năm 2020 với ước tính năm 2000, số lượng công nhân tiếp xúc với nhiệt độ quá cao đã tăng 34,7%. Sự gia tăng này có thể do nhiệt độ tăng và lực lượng lao động ngày càng tăng.

Tác động đến an toàn và sức khỏe của người lao động

Duy trì nhiệt độ cơ thể khoảng 37oC là điều cần thiết để duy trì chức năng cơ thể bình thường. Nếu nhiệt độ cơ thể tăng trên 38oC, các chức năng nhận thức và thể chất sẽ bị suy giảm; nếu nhiệt độ cơ thể tăng trên 40,6oC thì nguy cơ tổn thương nội tạng, mất ý thức và cuối cùng là tử vong sẽ tăng nhanh.

Căng thẳng nhiệt tại nơi làm việc đề cập đến mức nhiệt quá cao mà người lao động có thể phải tiếp xúc do các yếu tố khác nhau góp phần, hoạt động đơn lẻ hoặc kết hợp. Chúng bao gồm các điều kiện môi trường như nhiệt độ, độ ẩm không khí, và các nguồn nhiệt từ các cơ sở công nghiệp, ví dụ như các nguồn phát nhiệt và máy móc. Thời lượng và cường độ gắng sức cũng sẽ góp phần, cũng như các yêu cầu về ATVSLĐ tại nơi làm việc, như phương tiện bảo vệ cá nhân (PPE). Ngay cả ở nhiệt độ môi trường vừa phải, mức độ cách nhiệt cao của quần áo, đặc biệt là qua PPE, có thể dẫn đến phá vỡ sự cân bằng nhiệt của cơ thể.

Những tác động tiêu cực khác nhau đến sức khỏe có liên quan đến căng thẳng nhiệt tại nơi làm việc. Một loạt các tác động cấp tính từ nhẹ đến nặng, bao gồm say nắng, kiệt sức vì nóng, tiêu cơ vân, bất tỉnh do nhiệt, chuột rút do nhiệt, phát ban do nhiệt và thậm chí tử vong. Tác động mãn tính do tiếp xúc lâu dài với nhiệt bao gồm bệnh tim mạch, tổn thương thận cấp tính và bệnh thận mãn tính, tất cả những bệnh này đều liên quan đến môi trường lao động nóng. Hơn nữa, một đánh giá phạm vi gần đây cho thấy một loạt các vấn đề về sức khỏe tâm thần bao gồm trầm cảm, lo âu hoặc cáu kỉnh và tự tử đã được báo cáo ở những người công nhân đang bị căng thẳng do nhiệt.

Tiếp xúc với nhiệt độ quá cao cũng có thể làm tăng rủi ro bị tai nạn và chấn thương tại nơi làm việc do các vấn đề như lòng bàn tay bị đổ mồ hôi, kính an toàn bị mờ, chóng mặt và suy giảm chức năng não. Tiếp xúc kéo dài có thể làm tăng nguy cơ tai nạn do mất phương hướng, suy giảm khả năng phán đoán, mất tập trung, giảm cảnh giác và mệt mỏi.

Ước tính mới của ILO cho thấy mỗi năm có 22,85 triệu ca chấn thương nghề nghiệp, 18.970 ca tử vong và 2,09 triệu năm sống điều chỉnh theo tình trạng khuyết tật (disability-adjusted life years – DALYs) có liên quan trực tiếp đến việc tiếp xúc với nhiệt độ quá cao tại nơi làm việc. Hơn nữa, trong năm 2020, ước tính 26,2 triệu người mắc bệnh thận mãn tính do tiếp xúc với nhiệt độ quá cao tại nơi làm việc.

Một phân tích tổng hợp ở 30 quốc gia, gồm hơn 447 triệu công nhân từ hơn 40 ngành nghề khác nhau cho thấy 35% công nhân thường xuyên tiếp xúc với nhiệt độ quá cao tại nơi làm việc (tối thiểu 6 tiếng/ngày, 5 ngày/tuần, 2 tháng/năm) bị căng thẳng sinh lý học, trong khi 30% trong số họ báo cáo năng suất bị giảm.

Người lao động ở mọi lứa tuổi dễ bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ quá cao, thậm chí cả những người trẻ hơn. Tuy nhiên, người lớn tuổi bị ảnh hưởng đặc biệt do suy giảm khả năng chịu đựng và khả năng hiếu khí kém hơn.

Tác động của nhiệt độ quá cao khác nhau giữa các lĩnh vực, nhưng những người có rủi ro cao nhất bao gồm người lao động ngoài trời làm các công việc đòi hỏi thể lực và người lao động trong nhà ở những nơi làm việc kém thông thoáng. Những công việc như vậy thường thấy trong ngành nông nghiệp, hàng hóa và dịch vụ môi trường, xây dựng, sản xuất, thu gom rác thải, công việc sửa chữa khẩn cấp, vận chuyển, du lịch và thể thao. Một báo cáo Đánh giá Rủi ro Khí hậu gần đây của EU (Cơ quan Môi trường châu Âu, 2024) đã nhấn mạnh tác động của biến đổi khí hậu đến người lao động, lưu ý rằng nhiệt độ quá cao và các đợt nắng nóng thường xuyên ở miền Nam châu Âu trong năm 2020 và 2023 đã làm tăng tỷ lệ đột quỵ và tử vong do nhiệt ở những người lao động ngoài trời, đặc biệt là những người làm trong lĩnh vực nông nghiệp, xây dựng, bảo trì đường phố và lĩnh vực thu gom rác thải.

Công việc nông nghiệp đặc biệt nguy hiểm, một nghiên cứu cho thấy công nhân nông trường có nguy cơ tử vong do nhiệt cao hơn 35 lần so với người lao động trong các ngành khác. Những công nhân mặc quần áo dày hoặc PPE, như công nhân phun thuốc trừ sâu và lính cứu hỏa cũng bị ảnh hưởng, Ví dụ, tiếp xúc với nhiệt độ quá cao và gắng sức trong quá trình chữa cháy có thể gây ra sự hình thành các cục máu đông và làm suy giảm chức năng mạch máu, những thay đổi liên quan đến việc tăng nguy cơ bị đột quỵ.

Tử vong do nhiệt độ quá cao đang ngày càng gia tăng trong ngành xây dựng. Theo Cơ quan An toàn và Sức khỏe nghề nghiệp (OSHA) của Bộ Lao động Hoa Kỳ, tỷ lệ tử vong ở Hoa Kỳ do tiếp xúc nhiệt độ quá cao đã tăng 18,6% trong năm 2022. Một nghiên cứu năm 2019 của Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Xây dựng Hoa Kỳ cho thấy công nhân xây dựng chiếm 36% tổng số ca tử vong liên quan đến nắng nóng nghề nghiệp từ 1992 đến 2016, mặc dù chỉ chiếm 6% tổng lực lượng lao động của cả nước.

Nhân viên văn phòng cũng có thể gặp rủi ro liên quan đến nhiệt nếu nơi làm việc không được trang bị đầy đủ để đối phó với nhiệt độ quá cao. Ví dụ, nhiệt độ tăng cao trong văn phòng có liên quan đến các phản ứng sinh lý tiêu cực, bao gồm tình trạng của mắt và những thay đổi trong các kiểu hô hấp, do đó có thể ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe và hiệu suất làm việc.

Tác động kết hợp của nhiệt độ quá cao và tiếp xúc hóa chất nơi làm việc có thể làm tăng khả năng mắc bệnh. Đặc biệt, các tác nhân hóa học có thể ảnh hưởng đến cơ chế điều nhiệt, từ đó làm giảm khả năng thích ứng với căng thẳng nhiệt của người lao động. Một nghiên cứu đã xác định 136 nghề nghiệp có tiềm ẩn nguy cơ cao tiếp xúc đồng thời với nhiệt và hóa chất, trong đó những công nhân sản xuất kim loại và lợp mái nhà và lính cứu hỏa có nguy cơ cao nhất.

Quản lý rủi ro liên quan đến nhiệt ở cấp độ nơi làm việc

Có một số biện pháp thực hành dựa trên bằng chứng có thể được thực hiện tại nơi làm việc để quản lý rủi ro do nhiệt độ quá cao. Bao gồm nhận diện mối nguy và đánh giá rủi ro, cũng như áp dụng các biện pháp phòng ngừa và thích ứng, được thực hiện theo hệ thống phân cấp kiểm soát. Có 5 biện pháp trong hệ thống phân cấp: loại bỏ, thay thế, kiểm soát kỹ thuật, kiểm soát hành chính và PPE, với phương pháp kiểm soát ở trên cùng của hệ thống phân cấp (loại bỏ) sẽ hiệu quả hơn các biện pháp ở dưới (PPE).

Đối với nhiệt độ quá cao, các biện pháp bảo vệ tập trung vào việc loại bỏ mối nguy thường không khả thi đối với nhiều doanh nghiệp. Tuy nhiên, các biện pháp kỹ thuật là cách hiệu quả để ngăn ngừa căng thẳng nhiệt, đặc biệt là ở nơi làm việc trong nhà. Các biện pháp này có thể bao gồm điều hòa không khí để làm giảm nhiệt độ, thông gió, quạt để làm loãng không khí ấm và các cấu trúc bóng râm để ngăn bức xạ mặt trời. Ở cấp tiếp theo của hệ thống phân cấp, kiểm soát hành chính là những thay đổi đối với các nhiệm vụ hoặc thời gian biểu để giảm căng thẳng nhiệt, chẳng hạn như lên lịch làm việc để tránh những thời điểm nóng nhất trong ngày. Trong hầu hết các trường hợp, cần làm giảm căng thẳng nhiệt bằng các biện pháp kiểm soát kỹ thuật và hành chính, nhưng trong một số trường hợp hạn chế, các thiết bị làm lạnh đặc biệt có thể bảo vệ người lao động trong môi trường nóng.

Bằng chứng cho thấy các biện pháp can thiệp đơn giản và hiệu quả để phòng ngừa căng thẳng nhiệt bao gồm tự điều chỉnh nhịp độ, bù nước, cơ giới hóa và sử dụng quần áo. Các biện pháp thực hành sau đây được các tổ chức như OSHA, NIOSH và Hội nghị các nhà vệ sinh công nghiệp Chính phủ Hoa Kỳ ủng hộ và người sử dụng lao động có thể thực hiện ngay lập tức.

  • Nghỉ giải lao – Có thể được thực hiện để làm giảm nguy cơ tăng thân nhiệt do điều kiện làm việc nóng bức. Nghỉ giải lao thường xuyên, trong các khu vực có bóng râm hoặc mát mẻ, sẽ làm chậm quá trình tích nhiệt trong cơ thể do làm việc trong thời gian dài. Các biện pháp này đã được chứng minh là có hiệu quả trong một số ngành, ví dụ như ngành nông nghiệp và du lịch.
  • Bù nước – Chiến lược quan trọng và khả thi nhất. 750ml nước mỗi giờ làm việc dưới trời nóng bức đã được chứng minh là có tác dụng làm giảm căng thẳng sức khỏe nghề nghiệp mà không ảnh hưởng đến năng suất lao động.
  • Cơ giới hóa – Có thể tăng năng suất lao động mà không làm gia tăng căng thẳng nhiệt.
  • Quần áo – Quần áo bảo hộ có khả năng cách nhiệt cao và giảm thất thoát nhiệt phải được mặc thường xuyên. Đối với người làm việc ngoài trời, nhu cầu tản nhiệt và chống tia cực tím phải được cân bằng. Vì vậy, người sử dụng lao động nên được khuyến khích đội mũ và mặc quần áo dài, rộng rãi làm bằng chất liệu nhẹ, thoáng khí, sáng màu hoặc vải phản quang để giảm bức xạ mặt trời. Sử dụng khăn ngâm trong nước mát cho thấy là một lựa chọn rất hiệu quả để làm giảm các bệnh liên quan đến nhiệt.

Các chương trình thích nghi khí hậu có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về nhiệt trong môi trường nóng bằng cách cải thiện khả năng chịu đựng sự căng thẳng do nhiệt gây ra cho cơ thể (Kenny et al. 2018). Tuy nhiên, mặc dù các chương trình này được công nhận là hữu ích ở những quốc gia có khí hậu nóng hơn, như Singapore, nhưng chúng mang lại rất ít sự bảo vệ cho công nhân trong các đợt nắng nóng, khi nhiệt độ tăng quá nhanh khiến họ không thể điều chỉnh về mặt sinh lý để làm việc trong môi trường nóng hơn một cách đột ngột. Do đó, người sử dụng lao động cần thực hiện các bước để thực hiện kế hoạch cảnh bảo nắng nóng nhằm tăng cường các biện pháp phòng ngừa nhằm bảo vệ người lao động trong các đợt nắng nóng.

Các chương trình đào tạo là chìa khóa để đảm bảo người sử dụng lao động và người lao động nhận thức được tình trạng nhiệt độ quá cao tại nơi làm việc và các rủi ro liên quan. Việc đào tạo có thể bao gồm việc nhận biết các dấu hiệu và triệu chứng của các bệnh liên quan đến nhiệt, các bước làm giảm nguy cơ mắc bệnh và chăm sóc đúng cách các thiết bị bảo vệ nhiệt.

Tài liệu tham khảo: ILO, 2024. “Ensuring safety and health at work in a changing climate” Global Report. https://www.ilo.org/publications/ensuring-safety-and-health-work-changing-climate

Lược dịch: Xuân Đài
Nguồn: ilo.org

Tìm kiếm bài viết

Video

Ảnh hoạt động

IMG_8493 IMG_8515F IMG_8505 IMG_8488 IMG_8498 20150504_102136 20151212_151529 Ly mu cc yu t c hi khu vc may

Thông tin liên hệ

TRẠM QUAN TRẮC VÀ PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG

Địa chỉ: 99 Trần Quốc Toản, Phường Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm - thành phố Hà Nội.

Điện thoại: (+8424) 22172473; 22172480 - Fax: (8424) 3822 3011

Hotline: 0941042838

Email: [email protected] 

Website: https://Wemos.vn/

Cơ quan quyết định thành lập: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Cơ quan quản lý trực tiếp: Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động.

 

Dịch vụ

Thế mạnh đơn vị

Bản đồ

Thông tin được đăng tải có tính chất tham khảo, không có giá trị về mặt pháp lý

  • zalo-circle