Bệnh này là một trường hợp đặc biệt của bệnh viêm phổi, chủ yếu ảnh hưởng đến công nhân cơ khí, bao gồm cả thợ hàn. Khi kim loại bị đốt cháy hoặc tan chảy thành khói, chúng có thể giải phóng các hạt vật chất nguy hiểm vào không khí và vi khuẩn thuộc nhóm B. cereus, cùng loại tạo ra độc tố bệnh than. Hiện nay, các chuyên gia y tế vẫn chưa biết rõ các hạt kim loại có thể gây bệnh như thế nào, nhưng người sử dụng lao động được khuyến khích thực hiện các biện pháp phòng ngừa để hạn chế sự tiếp xúc của công nhân. Dưới đây là hai biện pháp bảo vệ thợ hàn trước nguy cơ mắc bệnh than:
Huấn luyện người lao động
Thợ hàn nên bắt đầu được giáo dục về sự nguy hiểm của bệnh than và khả năng lây lan của bệnh này. Các triệu chứng ban đầu bao gồm sốt hoặc ớn lạnh, ho, khó thở và ho ra máu. Mọi người làm việc với kim loại hoặc gần kim loại phải được sử dụng các thiết bị an toàn phù hợp và được đào tạo đầy đủ về cách thực hiện công việc một cách an toàn.
Thay thế và phòng ngừa
Nếu có các hạt kim loại phát thải vào không khí, nhóm công nhân nên cố gắng hết sức để loại bỏ chúng ra khỏi MTLĐ bằng cách tăng cường thông gió, thay thế thiết bị hoặc thay đổi nhiệm vụ đang được thực hiện trên địa điểm làm việc. Khi công nhân đang hàn hoặc làm việc với kim loại thì không thể loại bỏ mối nguy hiểm do các bụi kim loại gây ra. Tuy nhiên, người lao động có thể sử dụng các thiết bị bảo hộ cá nhân (PPE), chẳng hạn như mũ hàn và thiết bị bảo vệ cơ quan hô hấp dành cho công nhân hàn để phòng độc, che mũi và miệng để ngăn chặn sự truyền nhiễm và hít phải chất gây ô nhiễm trong khi hàn và làm việc với kim loại. Có thể phòng ngừa khói sinh ra khi hàn sắt hoặc thép bằng cách đeo khẩu trang có hiệu suất lọc 95%. Khẩu trang N100 được đánh giá theo tiêu chuẩn của NIOSH Hoa Kỳ cũng có khả năng bảo vệ do hiệu quả của bộ lọc cao. Tùy thuộc vào quá trình hàn và môi trường lao động, thợ hàn có thể cần sử dụng mặt nạ có bình cấp oxy hoặc cấp khí sạch từ ngoài.
Những người sử dụng thiết bị này phải được đào tạo đầy đủ về cách kiểm tra và đeo thiết bị đúng cách. Thiết bị phải được kiểm tra vào đầu mỗi ca làm việc. Nếu phần mặt nạ bị mòn, nứt hoặc sờn ở bất kỳ chỗ nào, thì nên tháo ra để sửa chữa hoặc thay thế. Cần có một miếng đệm lót giữa mặt nạ và mặt của người lao động để ngăn chặn các chất gây ô nhiễm lọt qua.
Những người không có công việc liên quan, không được ở gần nơi phát sinh mối nguy hiểm. Nên hạn chế tiếp cận bất kỳ môi trường nào có phoi kim loại hoặc mảnh vụn được thải vào không khí để giảm phơi nhiễm. Nhà quản lý có thể dựng các rào cản hoặc kiểm soát những cá nhân ra – vào trái phép vị trí nguy hiểm.
Nhà quản lý cũng có thể sử dụng các biện pháp điều khiển từ xa để tăng khoảng cách giữa công nhân và mối nguy hiểm. Các rào chắn và vách ngăn kín có thể giúp hạn chế sự lan rộng của các hạt kim loại. Thu gom; sử dụng máy hút bụi và thường xuyên vệ sinh nơi làm việc để loại bỏ càng nhiều mảnh vụn khỏi không khí và vị trí làm việc càng tốt. Tránh sử dụng khí nén hoặc quạt gần nơi làm việc, vì điều này sẽ chỉ làm phân tán các hạt xung quanh không gian.
Trong quá trình hàn phát thải mảnh vụn kim loại bay lơ lửng trong không khí gây ra bệnh than và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cho thợ hàn, thậm chí là tử vong. Vì vậy, người sử dụng lao động cần đưa ra các biện pháp an toàn, bảo vệ sức khỏe nghề nghiệp cho các thợ hàn.
Biên dịch: Thúy Hằng
(Nguồn tin: ishn.com)