logo_tram.jpg

ISO 9001:2015

VIMCERTS 025

 

TRẠM QUAN TRẮC VÀ PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG

NATIONAL WORKING ENVIRONMENT MONITORING STATION

 

vilas1.png

VILAS 441

Trang chủ»Tin tức sự kiện»Môi trường & điều kiện lao động»Phòng ngừa bệnh nghề nghiệp khi làm việc với hóa chất

Phòng ngừa bệnh nghề nghiệp khi làm việc với hóa chất

Khi hóa chất được sử dụng, lưu trữ hoặc tạo ra ở nơi làm việc, sẽ có những mối nguy hiểm riêng. Một số chất có các đặc tính khiến chúng trở thành mối quan tâm an toàn ngay lập tức, như các hóa chất dễ cháy, nổ và ăn mòn. Một số chất khác có thể gây ra những ảnh hưởng có hại cho sức khỏe đối với hệ thống và các bộ phận cơ thể của chúng ta. Những ảnh hưởng có hại cho sức khỏe dẫn đến các bệnh nghề nghiệp như ung thư và bệnh Parkinson (một chứng rối loạn hệ thần kinh tiến triển ảnh hưởng đến vận động).

Trong vài thập kỷ qua, nghiên cứu đã giúp chúng ra hiểu rõ hơn vì sao một số bệnh lại phổ biến trong một số ngành nghề nhất định. Nó cũng dẫn đến những tiến bộ trong việc phòng ngừa bệnh nghề nghiệp thông qua việc thực hiện các biện pháp kiểm soát, như việc sử dụng các hóa chất thay thế ít độc hại hơn.

Xác định mối nguy và đánh giá rủi ro

Mỗi nơi làm việc là duy nhất. Người sử dụng lao động (NSDLĐ) có trách nhiệm nhận diện mối nguy bằng cách xác định tất cả các loại hóa chất được sử dụng, lưu trữ, xử lý và tạo ra tại nơi làm việc của họ. Họ cũng phải đánh giá rủi ro phơi nhiễm hóa chất cho nơi làm việc cụ thể của họ, xem xét cả khả năng xảy ra và mức độ nghiêm trọng của việc tiếp xúc. Những rủi ro này sẽ phụ thuộc vào các hóa chất hiện có, loại hóa chất và thời gian thực hiện công việc, môi trường làm việc và các yếu tố cụ thể khác tại nơi làm việc. Sau khi đánh giá rủi ro, NSDLĐ phải thực hiện các biện pháp kiểm soát phù hợp, tuân theo hệ thống phân cấp kiểm soát. Trong một vài trường hợp, thông tin bổ sung như giám sát vệ sinh lao động là cần thiết để đánh giá mối nguy.

Hiểu các lộ trình phơi nhiễm là một phần quan trọng khác của đánh giá rủi ro. Phơi nhiễm qua đường hô hấp là phổ biến nhất, sau đó là tiếp xúc qua da hoặc ít thường xuyên hơn là qua mắt. Phơi nhiễm qua hệ tiêu hóa có thể xảy ra nếu thức ăn, tay hoặc thuốc lá bị nhiễm bẩn, vì vậy người lao động không nên ăn, uống hoặc hút thuốc ở những nơi mà họ có thể bị phơi nhiễm với hóa chất. Tiêm là cách phơi nhiễm ít phổ biến hơn, xảy ra khi một vật sắc nhọn đâm vào da và tiêm trực tiếp hóa chất vào máu. Cho dù hóa chất đi vào cơ thể như thế nào, khi đã vào trong cơ thể, nó sẽ phát tán theo đường máu. Bằng cách này, hóa chất có thể gây hại cho các bộ phận ở xa điểm xâm nhập ban đầu, cũng như ở nơi hóa chất xâm nhập vào cơ thể.

Kể từ khi tiếp xúc với hóa chất nguy hại cho đến khi phát bệnh có thể mất nhiều năm. Đây được xem như là giai đoạn ủ bệnh. Nhiều bệnh nghề nghiệp có giai đoạn ủ bệnh lâu hơn – chúng có xu hướng bị phát hiện sau khi tiếp xúc kéo dài theo thời gian, gây khó khăn cho các nhà nghiên cứu trong việc truy vết và nghiên cứu. Ví dụ, bệnh u trung biểu mô (do tiếp xúc với amiăng) hiếm khi xuất hiện trước 10 năm kể từ khi tiếp xúc lần đầu tiên và bệnh có thể chỉ xuất hiện sau 40 năm. Điều quan trọng là người sử dụng lao động phải cung cấp các khóa đào tạo và huấn luyện về các nguy cơ tiềm ẩn của sản phẩm và cách làm việc an toàn với chúng.

Có một số nơi để thu thập thông tin về các nguy cơ và cách làm việc an toàn với hóa chất, bao gồm nhãn của nhà cung ứng và nơi làm việc, và bảng dữ liệu an toàn (SDSs). Phần 2 của SDSs gồm tổng quan về các mối nguy vật lý và sức khỏe và các cảnh báo đặc biệt về các mối nguy vật lý và sức khỏe của hóa chất. Hãy luôn tham khảo hướng dẫn của nhà sản xuất để sử dụng, xử lý và bảo quản chất an toàn. Bạn cũng có thể tìm nguồn thông tin đáng tin cậy từ các tổ chức an toàn và sức khỏe.

An toàn và sức khỏe khi làm việc với hóa chất

Sau khi nhận dạng và đánh giá các rủi ro và mối nguy của hóa chất, cần thực hiện các biện pháp kiểm soát phù hợp để bảo vệ người lao động. Quan trọng là phải kiểm soát các nguy cơ bằng cách xem xét các biện pháp hiệu quả nhất đầu tiên, còn được gọi là hệ thống phân cấp kiểm soát. Loại bỏ và thay thế là những biện pháp kiểm soát đầu tiên và hiệu quả nhất trong hệ thống phân cấp, bao gồm việc loại bỏ các hóa chất nguy hại khỏi nơi làm việc và/hoặc thay thế chúng bằng chất ít nguy hại hơn. Nếu việc loại bỏ hoặc thay thế không khả thi hoặc vẫn tồn tại rủi ro, thì biện pháp hiệu quả nhất tiếp theo là kiểm soát kỹ thuật. Biện pháp này bao gồm việc cải tiến hoặc thay đổi thiết kế đối với nhà máy, thiết bị, hệ thống thông gió và các quy trình để giảm nguồn phơi nhiễm. Kiểm soát hành chính, biện pháp hiệu quả thứ ba, thay đổi cách thực hiện công việc, bao gồm thời gian hoặc công việc, chính sách, thực hành công việc và các quy tắc khác. Thực hành công việc liên quan đến các tiêu chuẩn và quy trình vận hành như huấn luyện, dọn dẹp vệ sinh, bảo trì thiết bị, thực hành vệ sinh cá nhân, và các quy trình cụ thể khác ở nơi làm việc. Người lao động cũng cần được huấn luyện về các quy trình cụ thể nơi làm việc này, gồm các biện pháp sơ cấp cứu trong trường hợp bị phơi nhiễm và cách ứng phó với sự cố tràn dầu. Biện pháp kiểm soát cuối cùng cần xem xét khi các biện pháp khác không thể bảo vệ người lao động một cách đầy đủ là phương tiện bảo vệ cá nhân.

Việc kiểm soát nguy cơ tại nơi làm việc phải được giám sát và thực hiện bởi người có chuyên môn, và tham khảo ý kiến của các ủy ban sức khỏe và an toàn hoặc người đại diện, người giám sát và người lao động. Quan trọng là phải luôn tuân thủ các quy định pháp luật về an toàn vệ sinh lao động, quy định về hỏa hoạn, quy chuẩn xây dựng, các quy định về môi trường, quy định về vận chuyển hàng hóa nguy hiểm và các tiêu chuẩn ngành.

An toàn tâm lý nơi làm việc có khả năng trở thành một  mối nguy lớn. Căng thẳng thường là một yếu tố khi người lao động đi tắt đón đầu với việc xử lý hóa chất, vì vậy điều quan trọng là người sử dụng lao động phải tạo một môi trường mà người lao động được khuyến khích báo ngay lập tức các nguy cơ như kiệt sức, thiếu phương tiện bảo vệ cá nhân phù hợp, thiếu nhãn dán hoặc bảo quản không đúng cách. Người lao động cần cảm thấy an toàn khi nói về những lo lắng của họ và yêu cầu huấn luyện bổ sụng hoặc các giải pháp khác để bảo vệ sức khỏe và sự an toàn của họ, mà không sợ bị trả thù hoặc bị sỉ nhục.

Khi làm việc với hóa chất, hãy đảm bảo tuân thủ các biện pháp kiểm soát cần thiết để hạn chế phơi nhiễm, như được nêu trong quy trình tại nơi làm việc của bạn đối với công việc và hóa chất cụ thể. Điều này bao gồm yêu cầu về thông gió, loại PPE cần thiết, quy trình tiêu hủy và bảo quản đúng cách, và các biện pháp khác. Nếu bạn chưa được huấn luyện về cách làm việc an toàn với hóa chất hoặc có những lo lắng khác, hãy báo cáo ngay cho người giám sát của bạn. Bạn cũng có thể nói chuyện với ủy ban an toàn và sức khỏe hoặc người đại diện của bạn để được hướng dẫn.

Biên dịch: XĐ

(Nguồn tin: ccohs.ca)

Tìm kiếm bài viết

Video

Ảnh hoạt động

IMG_8493 IMG_8515F IMG_8505 IMG_8488 IMG_8498 20150504_102136 20151212_151529 Ly mu cc yu t c hi khu vc may

Thông tin liên hệ

TRẠM QUAN TRẮC VÀ PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG

Địa chỉ: 99 Trần Quốc Toản, Phường Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm - thành phố Hà Nội.

Điện thoại: (+8424) 22172473; 22172480 - Fax: (8424) 3822 3011

Hotline: 0941042838

Email: moitruonglaodong@vnniosh.vn 

Website: https://Wemos.vn/

Cơ quan quyết định thành lập: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Cơ quan quản lý trực tiếp: Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động.

 

Dịch vụ

Thế mạnh đơn vị

Bản đồ

Thông tin được đăng tải có tính chất tham khảo, không có giá trị về mặt pháp lý

  • zalo-circle