logo_tram.jpg

ISO 9001:2015

VIMCERTS 025

 

TRẠM QUAN TRẮC VÀ PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG

NATIONAL WORKING ENVIRONMENT MONITORING STATION

 

vilas1.png

VILAS 441

Trang chủ»Tin tức sự kiện»Môi trường & điều kiện lao động»Phòng ngừa mất thính lực: Điều bạn nên cân nhắc

Phòng ngừa mất thính lực: Điều bạn nên cân nhắc

Hãy đảm bảo rằng tất cả các nhân viên đều nhận thức được các mối nguy mất thính lực do tiếng ồn gây ra, để họ có thể thực hiện các bước để bảo vệ chống lại chúng.

Tiếng ồn lớn tại nơi làm việc có thể dẫn đến việc mất thính lực vĩnh viễn ở người lao động. Đập, khoan và các quá trình cơ học khác có thể gây ra tiếng ồn lớn làm hỏng màng nhĩ. Tất cả các loại âm thanh, cường độ tiếng ồn và thời gian tiếp xúc đều có thể góp phần làm mất thính lực.

Các triệu chứng có thể mất nhiều năm để phát triển, nhưng ngay cả khi tiếp xúc ngắn hạn với tiếng ồn lớn cũng có thể ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của con người, hạn chế khả năng nghe của họ. Khi bị mất thính lực do tiếng ồn, điều này là không thể phục hồi được, do đó điều quan trọng là phải bảo vệ thính lực của bạn trong và ngoài giờ làm việc, bao gồm cả khi tham gia các buổi hòa nhạc và sử dụng các thiết bị, dụng cụ gây tiếng ồn tại nhà.

Đo tiếng ồn

Đầu tiên, các nhà quản lý cần hiểu cách đo tiếng ồn tại nơi làm việc. Decibels (dB) được sử dụng để đo cường độ âm thanh. Decibel càng cao, âm thanh càng lớn. Âm thanh của tiếng nói chuyện bình thường khoảng 40db, trong khi các thiết bị như máy sấy tóc khoảng 70db. Trong khi đó, một chiếc máy bay phản lực có thể đạt 140dB.

Tiếp xúc dài với âm thanh trên 85dB và bất kỳ tiếp xúc nào với âm thanh trên 135dB có thể gây tổn thương thính lực vĩnh viễn. Ngoài việc mất thính lực, những tiếng ồn này có thể gây tổn thương cho tai trong, lâu ngày có thể dẫn đến bị ù tai.

Thực hiện một Chương trình Bảo tồn Thính lực

Theo hướng dẫn hiện nay của Ủy ban An toàn và Sức khỏe nghề nghiệp Hoa kỳ (OSHA), người sử dụng lao động phải thực hiện một chương trình bảo tồn thính lực nếu tiếp xúc tiếng ồn trung bình từ 85dB trở lên trong 8 giờ làm việc hoặc mức âm thanh trung bình theo thời gian 8 tiếng. Điều này không có nghĩa là người lao động tiếp xúc với tiếng ồn 85dB trong 8 tiếng liên tục. OSHA muốn người sử dụng lao động phải đo trung bình mức âm thanh tiếp xúc trong 8 tiếng mỗi ngày. Ví dụ, nếu người lao động tiếp xúc với mức âm thanh 100dB chập chờn trong khoảng 2 tiếng ở nơi làm việc yên tĩnh khác, họ có thể vẫn cần một chương trình bảo tồn thính lực trong ca làm việc nếu mức âm thanh trung bình là 85dB hoặc hơn.

Để tính giá trị trung bình, người sử dụng lao động có thể cộng khoảng thời gian người lao động tiếp xúc với các mức tiếng ồn khác nhau. Ví dụ, một công nhân có thể tiếp xúc với tiếng ồn 50dB trong 2 tiếng, 70dB trong 2 tiếng, 90dB trong 2 tiếng và tiếp đó là 2 tiếng ở mức 50dB, thì mức âm thanh trung bình trong một ca 8 giờ làm việc là 65dB.

Theo OSHA, các chương trình bảo tồn thính lực nên “cố gắng phòng ngừa việc mất thính lực nghề nghiệp ban đầu, duy trì và bảo vệ thính lực, và trang bị cho công nhân những kiến thức và các thiết bị bảo vệ thính lực cần thiết để tự bảo vệ họ”.

Các chương trình này có thể có nhiều hình thức miễn là tất cả đều hướng đến cùng mục tiêu, đó là phòng ngừa mất thính lực. Việc tạo ra một chương trình bảo tồn thính lực phụ thuộc vào nơi làm việc được đề cập và nguồn tiếng ồn. Tuy nhiên, hầu hết các chương trình đều bao gồm những điều sau:

- Người lao động cần nhận thức được những rủi ro mất thính lực do tiếng ồn và các rủi ro sức khỏe khác có thể xảy ra do tiếp xúc tiếng ồn.

- Nếu người lao động có khả năng bị mất thính lực do tiếng ồn, họ phải được đo thính lực đồ trong 6 tháng đầu làm việc. Sau đó, họ sẽ được đo thính lực đồ miễn phí hàng năm do chuyên gia thính lực học thực hiện. Sau đó, họ cần so sánh kết quả với kết quả của thính lực hồ ban đầu để xác định xem việc tiếp xúc với tiếng ồn có gây mất thính lực không.

- Người lao động có nguy cơ mất thính lực do tiếng ồn cần được cung cấp các phương án bảo vệ thính lực khác nhau, bao gồm nút tai, bịt tai và tai nghe để giảm âm thanh xung quanh.

- Hàng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức một chương trình huấn luyện về bảo vệ thính lực để đảm bảo những người lao động phải tiếp xúc với tiếng ồn 85dB nhiều hơn 8 tiếng biết cách tự bảo vệ mình trong công việc.

- Phải lưu trữ hồ sơ về các mức độ tiếp xúc tiếng ồn khác nhau của người lao động.

Thiết bị bảo vệ thính lực có nhiều hình dạng và kích cỡ khác nhau. Người quản lý nên cung cấp cho người lao động một loại lựa chọn, để họ có thể chọn thiết bị phù hợp, chắc chăn, vừa vặn đối với các công việc đang thực hiện.

Ví dụ, thợ điện thường sẽ đeo tai nghe cách điện để bảo vệ họ khỏi các mối nguy về điện. Thiết bị này thường được lắp bên dưới hoặc bên trên thiết bị bảo vệ cá nhân khác. Người lao động có thể cần sử dụng dây buộc hoặc lắp bên dưới mũ của họ. Trong các trường hợp khác, những thiết bị này có thể được gắn trên mũ hoặc cổ.

Một số nhóm sẽ sử dụng nút tai khi trời quá nóng để đeo bịt tai hoặc để bổ sung thêm thiết bị bảo vệ thính lực của họ. Nút tai có thể được đúc, đúc tùy chỉnh hoặc không đúc, có thể có dây hoặc không dây. Một số dùng một lần, trong khi một số khác có thể tái sử dụng. Những thiết bị này phải vừa vặn mà không làm người lao động khó chịu. Các nhà quản lý cần cân nhắc đầu tư vào những nút tai được đúc tùy chỉnh để vừa vặn hơn nếu công nhân của họ liên tục tiếp xúc với tiếng ồn lớn.

Tạo một Chương trình Bảo tồn Thính lực

Các nhà quản lý có thể thực hiện các bước sau để thực hiện một chương trình bảo tồn thính lực hiệu quả và an toàn tại nơi làm việc:

1. Các nhà quản lý trước tiên phải thực hiện một bảng kiểm về tất cả tiếng ồn lớn có thể xảy ra tại nơi làm việc, bao gồm mức decibel tương ứng và tần suất chúng xảy ra.

2. Khi xác định được nguồn ồn, người quản lý phải tìm cách giảm mức ồn. Điều này có thể bao gồm việc sử dụng một thiết bị khác, lập thành rào chắn tiếng ồn, vận hành thiết bị trong các thời gian khác nhau trong ngày hoặc di chuyển công nhân ra khỏi nguồn ồn. Nhà quản lý cũng có thể luân phiên các nhóm của họ để hạn chế việc tiếp xúc với mức ồn cao. Ngăn ngừa tiếng ồn lớn cũng có nghĩa là sử dụng vật liệu và máy móc cẩn thận. Người lao động cần tránh đập hoặc làm rơi các vật dụng có thể gây nguy hiểm cho thính giác của đồng nghiệp.

3. Nếu mức tiếng ồn không thể điều chỉnh, người quản lý cần lắp đặt biển báo xung quanh khu vực có tiếng ồn cao để cảnh báo nhân viên.

4. Họ cũng nên cung cấp các loại thiết bị bảo vệ thính lực khác nhau cho công nhân trước khi họ đi vào khu vực có tiếng ồn cao.

5. Các thành viên trong đội cần kiểm tra thường xuyên các thiết bị này xem có bị hỏng không, bao gồm nứt, rách hoặc kiểm soát tiếng ồn kém, để đảm bảo các thiết bị vẫn hoạt động như dự kiến tại nơi làm việc.

6. Ngoài việc kiểm tra cơ bản, người quản lý cần tiếp tục theo dõi và kiểm tra thính lực của người lao động để đảm bảo rằng họ không bị mất thính lực theo thời gian.

Ngay cả khi một số công nhân không bị mất thính lực, họ có thể thấy sự suy giảm đáng kể vì những triệu chứng này có thể mất nhiều năm để phát triển.

Người lao động có quyền kiếm sống mà không phải lo lắng về việc mất thính lực của họ. Nếu người quản lý không tuân theo những hướng dẫn về ô nhiễm tiếng ồn mới nhất, người lao động có quyền báo cáo với các cơ quan có thẩm quyền. Người lao động cũng có thể nhận được tiền bồi thường nếu thính lực của họ bị tổn thương ở nơi làm việc.

Nếu các nhà quản lý không chắc liệu mức âm thanh có đáng để thực hiện chương trình bảo tồn thính lực hoặc họ không biết cách thực hiện một chương trình như vậy, họ có thể tham vấn với chuyên gia an toàn có kiến thức nền tảng về phòng ngừa mất thính lực. Người này có thể giúp người quản lý nhận dạng mối nguy tiềm ẩn tại nơi làm việc, đồng thời đề xuất giải pháp hợp lý để hạn chế nhân viên tiếp xúc với những âm thanh này.

Phòng ngừa mất thính lực thường là một nỗ lực của cả nhóm. Mọi người ở nơi làm việc cần nhận thức được những mối nguy mất thính lực do tiếng ồn, để họ có thể thực hiện các bước để bảo vệ khỏi tiếng ồn. Nếu người lao động có bất kỳ câu hỏi nào về bảo vệ thính lực, họ cần liên lạc trực tiếp với người sử dụng lao động để có thêm thông tin.

Biên dịch: XĐ

(Nguồn tin: ehstoday.com

Tìm kiếm bài viết

Video

Ảnh hoạt động

IMG_8493 IMG_8515F IMG_8505 IMG_8488 IMG_8498 20150504_102136 20151212_151529 Ly mu cc yu t c hi khu vc may

Thông tin liên hệ

TRẠM QUAN TRẮC VÀ PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG

Địa chỉ: 99 Trần Quốc Toản, Phường Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm - thành phố Hà Nội.

Điện thoại: (+8424) 22172473; 22172480 - Fax: (8424) 3822 3011

Hotline: 0941042838

Email: moitruonglaodong@vnniosh.vn 

Website: https://Wemos.vn/

Cơ quan quyết định thành lập: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Cơ quan quản lý trực tiếp: Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động.

 

Dịch vụ

Thế mạnh đơn vị

Bản đồ

Thông tin được đăng tải có tính chất tham khảo, không có giá trị về mặt pháp lý

  • zalo-circle