logo_tram.jpg

ISO 9001:2015

VIMCERTS 025

 

TRẠM QUAN TRẮC VÀ PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG

NATIONAL WORKING ENVIRONMENT MONITORING STATION

 

vilas1.png

VILAS 441

Trang chủ»Tin tức sự kiện»Môi trường & điều kiện lao động»Tác động từ sự gắn kết của người lao động đối với công tác an toàn

Tác động từ sự gắn kết của người lao động đối với công tác an toàn

Những lao động có gắn kết thường ít xảy ra sự cố hơn và gây ít tốn kém hơn cho người sử dụng lao động

Một số nghiên cứu đã tìm thấy sự tương quan khả thi đáng kể giữa sự gắn kết của người lao động và kết quả của công tác an toàn. Những phát hiện này chỉ ra rằng người lao động gắn kết thường có mức độ liên quan đến sự cố về an toàn ít hơn 5 lần so với người lao động không có gắn kết và ít hơn 7 lần đối với các sự cố gây mất thời gian. Chi phí trung bình đối với một sự cố an toàn dành cho người lao động có gắn kết thấp hơn 6 lần so với những lao động không gắn kết.

Gallup đã tiến hành một nghiên cứu toàn cầu trên 1.8 triệu người lao động và phát hiện thấy tổ chức với những lao động thuộc nhóm ¼ người có mức độ gắn kết cao nhất có ít sự cố hơn 70% so với những lao động thuộc nhóm ¼ người có mức độ gắn kết thấp hơn. Do vậy, người lao động có gắn kết không chỉ gặp ít sự cố hơn mà những sự cố xảy ra gây ít tốn kém chi phí hơn đáng kể và nhiều khả năng cho phép người lao động quay trở lại làm việc nhanh hơn rất nhiều.

Sự gắn kết và ngành xây dựng

Trong thực tế sự gắn kết của người lao động hơi khác trên công trường xây dựng và phụ thuộc vào việc nhà thầu tự thực hiện hay ký hợp đồng phụ. Nếu tổng thầu hoặc quản lý xây dựng tự thực hiện bất kỳ phần nào của công việc, thì nhân viên công ty có khả năng tạo ra môi trường làm việc có lợi thúc đẩy sự gắn kết của người lao động. Tiếp theo đó, thảo luận tại phần một của chủ đề này sẽ có thể áp dụng trực tiếp hơn trong việc cho phép giám sát mặt bằng công trình để thu được những lợi ích liên quan. Do phần lớn công việc hoặc có thể tất cả công việc được giao cho thầu phụ, tổng thầu hoặc quản lý xây dựng cần cố gắng thuê các nhà thầu phụ hiểu được lợi ích của sự gắn kết của người lao động và tận dụng được điều này tại nơi làm việc. Nhân viên dự án sẽ phải hiểu chi tiết về việc triển khai và tận dụng sự gắn kết một cách hiệu quả cũng như có thể khuyến khích và hỗ trợ quản lý công trường của nhà thầu phụ trong việc sử dụng các quy trình cho phép sự gắn kết. Điều này sẽ làm cho hoạt động quản lý dự án trở nên hiệu quả và hiệu suất hơn, đồng thời mang lại lợi ích cho tất cả các bên liên quan.

Sự gắn kết và công tác an toàn

Để đạt hiệu quả trong công tác quản lý an toàn cho người lao động, người chịu trách nhiệm về an toàn (người hành nghề/ nhà quản lý) phải có kiến thức sâu về vai trò của sự gắn kết trong việc thực hiện nhiệm vụ cũng như ảnh hưởng của nó tới kết quả của công tác an toàn. Người quản lý an toàn cần có hiểu biết đầy đủ về mức độ gắn kết của người lao động đối với dự án. Có những trường hợp người quản lý an toàn có thể đề xuất công việc nếu được thực hiện theo cách khác sẽ an toàn hơn cho người lao động. Người lao động có thể nhận thức được hoặc có thể mất nhiều thời gian hơn, đòi hỏi nhiều nỗ lực hơn hoặc khó thực hiện hơn. Bởi sau khi thực hiện công việc một thời gian, thì làm theo cách đó sẽ trở thành thói quen và làm một cách tự động. Thay đổi điều này đòi hỏi sự chú ý và nỗ lực dẫn tới khả năng làm giảm năng suất của người lao động.

Để xóa bỏ và giảm thiểu khả năng này, cần tổ chức một cuộc thảo luận hoặc thao diễn.Tốt hơn hết là để người lao động tham gia vào thiết kế nhiệm vụ, lập kế hoạch công việc hoặc đánh giá các rủi ro liên quan sẽ làm tăng sự tham gia và dẫn đến cảm giác sở hữu và gắn kết. Cách giao nhiệm vụ và giới thiệu cho người lao động có thể làm cho công việc trở nên quan trọng và có ý nghĩa hoặc buồn tẻ và làm theo thói quen.

Một vấn đề khác liên quan đến công việc không được chú ý đầy đủ gồm cả việc giao nhiệm vụ, trong đó khả năng của người lao động có thể không phù hợp với yêu cầu của nhiệm vụ. Điều này có thể khiến người lao động khó thực hiện công việc, cần khuyến khích chấp nhận rủi ro, trong khi sự phù hợp chính xác và/hoặc một số hướng dẫn sẽ làm cho hiệu suất công việc là có thể đạt được, từ đó tạo cảm giác công việc được hoàn thành. Đây chỉ là một vài kỹ thuật được đề xuất nhằm giảm thiểu rủi ro và nâng cao hiệu suất an toàn.

Trong một số trường hợp, cách thức dự án được lên kế hoạch, tổ chức và/hoặc các phương tiện và phương pháp được lựa chọn vốn có trong các hệ thống vận hành dự án có thể lồng rủi ro vào trong quy trình làm việc. Điều này có khả năng khiến người lao động đi chệch khỏi các thông lệ làm việc được chấp nhận và tham gia vào hành vi nguy hiểm với mục đích đáp ứng kỳ vọng về hiệu suất hoặc mục tiêu sản xuất; từ đó khiến người lao động gặp rủi ro không cần thiết. Trong nhiều trường hợp, các mục tiêu sản xuất không hợp lý nếu được coi là quan trọng có thể đặt người lao động vào tình thế mà họ có thể phải chọn làm tắt hoặc tham gia vào hành vi mạo hiểm để hoàn thành công việc. Các hệ thống tổ chức và vận hành nên được tích hợp để không tạo ra rào cản đối với hiệu suất hoặc các yêu cầu gây xung đột đối với người lao động.

Sự tích hợp an toàn vào quy trình kế hoạch vận hành là hình thức dễ dàng và đem lại hiệu quả trong việc nhận diện và xử lý rủi ro. Chắc chắn việc tham gia của người lao động vào một số điểm của quy trình có thể thúc đẩy sự gắn kết cũng như có tác động tích cực về quản lý rủi ro dẫn đến cải thiện an toàn cho người lao động. Mọi tổ chức cần nỗ lực lập bản đồ các quy trình vận hành và nhận diện các chỉ số vận hành sẽ cung cấp thông tin phù hợp liên quan đến an toàn sao cho dữ liệu này có thể được thu thập, đánh giá và xử lý nhằm quản lý rủi ro và an toàn hiệu quả hơn.

Quản lý rủi ro

Một hạn chế về an toàn truyền thống khác liên quan đến các số liệu lịch sử không cung cấp thông tin hoạt động đúng lúc để quản lý rủi ro nhanh chóng và hiệu quả. Khả năng nhanh chóng giải quyết các vấn đề sẽ làm cho việc vận hành hiệu quả hơn, cải thiện giao tiếp, giảm thiểu việc phải làm lại, loại bỏ rủi ro và tạo lập môi trường làm việc phối hợp. Các hành động của bộ phận quản lý đóng vai trò đáng kể về mức độ gắn kết và sự thỏa mãn của người lao động. Phong cách và kỹ năng lãnh đạo của bộ phận quản lý đóng vai trò then chốt trong việc thúc đẩy các mối quan hệ tôn trọng, xây dựng lòng tin, cho phép trao đổi thông tin hai chiều và tạo lập môi trường làm việc trao quyền khuyến khích sự tham gia.

Bộ phận quản lý nghĩ ra các hệ thống tổ chức và vận hành, xử phạt các thực hành công việc, khen thưởng việc tuân thủ, quản lý hiệu suất, tạo ra môi trường làm việc và kết quả là sẽ tác động đến mọi thứ trên công trường. Họ phải nhạy cảm với sự trao đổi giữa lãnh đạo và nhân viên, sẵn sàng chủ động lắng nghe, quản lý bằng cách đi quanh nơi làm việc, đối xử với mọi người công bằng và tôn trọng, lôi kéo người lao động tham gia nhiều nhất có thể vào quá trình ra quyết định và giải quyết vấn đề. Các tương tác liên quan đến an toàn phải tập trung vào công việc nhiều hơn là người lao động, ngay cả trong các tình huống kỷ luật. Nhận thức của người lao động về cam kết của tổ chức đối với an toàn thường dựa trên sự tương tác của họ với người giám sát được nhân viên an toàn hỗ trợ. Khi có sự mất kết nối giữa yêu cầu vận hành và dự báo an toàn, người lao động có thể cảm thấy bộ phận quản lý không quan tâm đến an sinh của họ. Người hành nghề an toàn có thể được xem như một cảnh sát an toàn tìm ra lỗi nhưng lại ít quan tâm đến phúc lợi của người lao động. Khi môi trường làm việc cởi mở và thân thiện, giám sát viên công bằng và đồng cảm, tìm kiếm phản hồi của người lao động, người lao động có xu hướng tin rằng bộ phận quản lý thực sự quan tâm đến an sinh của họ và phản hồi theo cách có lợi cho toàn bộ hoạt động của tổ chức.

Kết luận

Sự gắn kết của người lao động có thể đem lại tác động mạnh mẽ đến tổ chức thông qua việc cải thiện kết quả của các chức năng kinh doanh gồm cả hiệu suất an toàn. Cường độ và sự gắn kết của người lao động liên quan trực tiếp đến hai yếu tố chủ đạo. Một là môi trường làm việc là kết quả của sự tương tác giữa giám sát và lực lượng lao động. Để người lao động tham gia vào quá trình lập kế hoạch, thiết kế nhiệm vụ và thiết lập mục tiêu cho những nhiệm vụ mà họ sẽ tham gia sẽ đem lại cho họ một số quyền kiểm soát và cảm giác sở hữu. Hiển nhiên là lực lượng lao động phải có kinh nghiệm, khả năng, kiến thức và động lực để có thể tham gia một cách hiệu quả vào quá trình.

Thứ hai liên quan đến quản lý và giám sát sử dụng phong cách lãnh đạo dân chủ với các yếu tố của thực hành lãnh đạo phục vụ. Điều này tạo ra môi trường làm việc cởi mở, hỗ trợ và đồng cảm, tăng cường giao tiếp mở, khuyến khích nhân viên tham gia vào thực tiễn công việc của họ, từ đó xây dựng lòng tin và sự tôn trọng. Điều này cũng làm cho công việc trở nên thú vị, đem lại cho lực lượng lao động cảm giác sở hữu, củng cố sự gắn kết, hướng đến nơi làm việc an toàn hơn và hiệu quả hơn với kết quả đôi bên cùng có lợi.

Biên dịch: Bích Hà

(Nguồn tin: www.ishn.com)

Tìm kiếm bài viết

Video

Ảnh hoạt động

IMG_8493 IMG_8515F IMG_8505 IMG_8488 IMG_8498 20150504_102136 20151212_151529 Ly mu cc yu t c hi khu vc may

Thông tin liên hệ

TRẠM QUAN TRẮC VÀ PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG

Địa chỉ: 99 Trần Quốc Toản, Phường Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm - thành phố Hà Nội.

Điện thoại: (+8424) 22172473; 22172480 - Fax: (8424) 3822 3011

Hotline: 0941042838

Email: moitruonglaodong@vnniosh.vn 

Website: https://Wemos.vn/

Cơ quan quyết định thành lập: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Cơ quan quản lý trực tiếp: Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động.

 

Dịch vụ

Thế mạnh đơn vị

Bản đồ

Thông tin được đăng tải có tính chất tham khảo, không có giá trị về mặt pháp lý

  • zalo-circle