Theo nghiên cứu, đăng trên tạp chí Science Advances ngày 2-8, các đợt nóng vào mùa hè tại Nam Á sẽ cao đến mức con người sẽ không sống sót nổi nếu không có các biện pháp phòng tránh thích hợp. Đáng lo ngại nhất là các đợt nóng có thể đe dọa đến 30% dân số của khu vực. Các nhà nghiên cứu sử dụng nhiệt kế “bóng ướt” để do nhiệt độ trong nghiên cứu. So với loại nhiệt kế “bóng khô” thường chỉ đo nhiệt độ trong không khí, nhiệt kế “bóng ướt” đo cả độ ẩm và thang nhiệt độ thường thấp hơn.
Đối với con người, độ ẩm không khí là một yếu tố sống còn. Về sinh học, nhiệt độ bên trong cơ thể và nhiệt độ trên da người luôn chênh lệch nhằm cho phép cơ thể giải nhiệt thông qua mồ hôi. Theo thang “bóng ướt” này, nhiệt độ tối đa mà con người có thể sống sót trong môi trường là 35oC. Ở mức này, con người sẽ mất khả năng giải nhiệt và có thể chết trong vòng sáu giờ. Tuy nhiên mức 31oC đã được coi là nguy hiểm đối với hầu hết mọi người. Nhiệt độ trái đất thường hiếm khi vượt mức 31oC.
Nghiên cứu tiến hành trên hai mô hình, một dựa trên mô hình khí hậu thông thường và một dựa trên mô hình khí hậu có mức tăng nhiệt độ bị khống chế dưới 2oC, theo cam kết trong Thỏa thuận chống biến đổi khí hậu Paris. Kết quả mô hình thứ nhất cho thấy nhiệt độ bóng ướt tại đa phần khu vực Nam Á đều chạm hoặc ngưỡng giới hạn vào cuối thế kỷ này.
Khoảng 30% dân số trong khu vực sẽ sống trong những vùng nhiệt độ chết người này so với 0% của hiện tại. Trong khi đó, tại khu vực đông đúc và nghèo khó như Nam Á, đa số người ta phải lao động phải làm việc ngoài trời. “Các đợt nóng chết người có thể bắt đầu trong vài thập kỷ tới tại các khu vực của Ấn Độ, Pakistan và Bangladesh” - báo cáo nhận định. Trong năm 2015, một đợt nóng lịch sử quét qua ba nước này đã khiến hơn 3.500 người thiệt mạng.
Tuy nhiên mô hình thứ hai đem lại nhiều hy vọng bởi tỉ lệ dân số gặp nguy hiểm chỉ tăng từ 0% lên 2%. Nhiệt độ được khống chế sẽ vẫn chạm mức 31oC nhưng không quá gần ngưỡng nguy hiểm. “Biến đổi khí hậu không hề giống một khái niệm trừu tượng nếu chúng ta nhìn vào Ấn Độ. Điều đó sẽ đe dọa mạng sống của hầu hết dân số. Tuy nhiên nó có thể phòng và tránh được” - giáo sư Elfatih Eltahir thuộc Viện Công nghệ Massachusetts nhận định trên đài BBC.
Nhiều nhà khoa học đánh giá nghiên cứu trên như một sự báo động về tương lai. “Thế giới phải quyết định giảm khí thải carbon hoặc đối mặt với viễn cảnh nguy hiểm tại một trong những khu vực đông dân nhất thế giới với lịch sử và văn hóa lâu đời” - giáo sư Matthew Huber thuộc Đại học Purdue cảnh báo.
80 năm nữa, con người sẽ chết vì nóng không chịu nổi
Nhiệt độ tại khu vực Nam Á, nơi chiếm 1/5 dân số thế giới, sẽ vượt ngưỡng chịu đựng của con người từ năm 2100, trừ phi con người thực sự thay đổi cách sống.
Tìm kiếm bài viết
Thông Báo
Tin nổi bật
Video