logo_tram.jpg

ISO 9001:2015

VIMCERTS 025

 

TRẠM QUAN TRẮC VÀ PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG

NATIONAL WORKING ENVIRONMENT MONITORING STATION

 

vilas1.png

VILAS 441

Trang chủ»Tin tức sự kiện»Tin tức»An toàn - vệ sinh lao động: Điều kiện cần để doanh nghiệp phát triển

An toàn - vệ sinh lao động: Điều kiện cần để doanh nghiệp phát triển

An toàn - vệ sinh lao động (AT-VSLĐ) và xây dựng môi trường sản xuất an toàn là những yếu tố luôn được các doanh nghiệp coi trọng. Bởi đó là một trong những giải pháp để xây dựng thương hiệu, thể hiện sự tôn trọng đối với người lao động (NLĐ). Đồng thời, giúp các doanh nghiệp phát triển ổn định, không bị tổn thất về người và tài sản vì những rủi ro không đáng có.

laodong 20230304090014

Trước khi vào làm việc trong dây chuyền sản xuất, tất cả lao động đều được tập huấn về an toàn - vệ sinh lao động.

Nhiều năm gắn bó với công tác AT-VSLĐ, ông Nguyễn Văn Quyền, Phó phòng Chính sách lao động (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) chia sẻ: Thông qua kiểm tra, thanh tra về AT-VSLĐ, các vi phạm, thiếu sót của doanh nghiệp được phát hiện, chấn chỉnh kịp thời. Từ đó, Hội đồng AT-VSLĐ tỉnh kịp thời hướng dẫn doanh nghiệp chấp hành đúng quy định của pháp luật; rà soát, bổ sung, hoàn thiện các nội quy, quy trình, biện pháp kỹ thuật an toàn trong sản xuất, kinh doanh.

Theo bà Tô Thị Kim Chín, cán bộ phụ trách công tác AT-VSLĐ, Phó Chủ tịch Công đoàn Công ty CP CNT Group (xã Cao Ngạn, TP. Thái Nguyên): Trong sản xuất, kinh doanh, kể cả lúc gặp khó khăn nhất, Công ty cũng luôn quan tâm chăm lo đến quyền, lợi ích hợp pháp của NLĐ, tạo điều kiện cho họ được làm việc trong môi trường an toàn.

Thực tế công tác thanh kiểm tra cho thấy, việc "vì lợi ích trước mắt, tiết kiệm kinh phí, không ít doanh nghiệp đã hạn chế đầu tư cho AT-VSLĐ" - đã là câu chuyện trước đây. Hiện nay, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã có sự quan tâm đầy đủ hơn đến công tác AT-VSLĐ. Nhờ đó, doanh nghiệp hạn chế được nhiều rủi ro không đáng có trong tổ chức sản xuất.

Chia sẻ với chúng tôi về công tác AT-VSLĐ, ông Phùng Văn Thành, Trưởng phòng An toàn bảo vệ, Công ty Công nghiệp hóa chất mỏ Thái Nguyên (phường Phan Đình Phùng, TP. Thái Nguyên), cho biết: Để không xảy ra mất AT-VSLĐ, Công ty nghiêm chỉnh thực hiện đầy đủ các quy định. Vì đó là nguyên tắc, trách nhiệm của Công ty, đồng thời là quyền lợi của NLĐ cần được đáp ứng khi làm việc.

Còn ông Kim Chang Ki, Giám đốc sản xuất Công ty TNHH Jeil C&C Vina (phường Cải Đan, TP. Sông Công), nói: Công ty thực hiện đầy đủ các quy định của Nhà nước Việt Nam về công tác AT-VSLĐ. Toàn bộ NLĐ được quán triệt đầy đủ nội quy, quy chế AT-VSLĐ.

Thời gian qua, để ngăn ngừa sự cố mất AT-VSLĐ, phần lớn các doanh nghiệp đã chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị chức năng Nhà nước tổ chức cho NLĐ tham gia các lớp huấn luyện về nội dung này. Theo báo cáo của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, năm 2022, trên toàn tỉnh có 161 doanh nghiệp, với hơn 116.000 NLĐ đang làm việc có báo cáo về công tác AT-VSLĐ. Hầu hết các doanh nghiệp này đã phân công, sắp xếp đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên trách, hoặc bán chuyên trách làm công tác AT-VSLĐ, với tổng số hơn 1.000 người và gần 270 người làm công tác y tế.

Trong năm 2022, các doanh nghiệp đã phối hợp cùng cơ quan chức năng tổ chức huấn luyện cho gần 88.000 NLĐ, trong đó hơn 3.000 NLĐ nhóm 1; hơn 1.000 NLĐ nhóm 2; hơn 2.400 NLĐ nhóm 3; gần 79.000 NLĐ nhóm 4; gần 300 NLĐ nhóm 5 và hơn 2.400 NLĐ nhóm 6. Tổng chi phí cho huấn luyện AT-VSLĐ là hơn 2,7 tỷ đồng.

Cũng liên quan tới AT-VSLĐ, hầu hết thiết bị vật tư đều có quy trình vận hành nghiêm ngặt về AT-VSLĐ đã được cơ quan chức năng kiểm định, cho phép hoạt động. Các doanh nghiệp đã đầu tư hàng tỷ đồng cho thực hiện các biện pháp kỹ thuật về AT-VSLĐ; trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân; tuyên truyền huấn luyện và tổ chức đánh giá nguy cơ rủi ro và mất AT-VSLĐ.

Với sự nỗ lực của cơ quan chức năng và cộng đồng doanh nghiệp, công tác AT-VSLĐ đã đạt nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, tai nạn lao động ngoài ý muốn vẫn xảy ra. Cụ thể, năm 2022, toàn tỉnh đã xảy ra 138 vụ, làm 140 người bị tai nạn, trong đó có 24 người chết, 19 người bị thương nặng. Ngoài thiệt hại về người, các doanh nghiệp để xảy ra tai nạn lao động còn phải chi trả lương hơn 2.000 ngày nghỉ cho NLĐ có liên quan đến tai nạn lao động và gần 2,5 tỷ đồng cho các chi phí khác.

Từ hơn 1 năm nay, các doanh nghiệp đã nhanh chóng phục hồi lại hoạt động sản xuất, kinh doanh trong trạng thái bình thường mới. Và ngay từ những ngày đầu của năm mới 2023, các đơn vị phấn chấn bắt tay ngay vào sản xuất, kinh doanh, bảo đảm đáp ứng yêu cầu đơn hàng mới. Cơ hội mở ra, song thách thức do nguy cơ mất an toàn cho NLĐ cũng có thể gia tăng, nếu doanh nghiệp thiếu quan tâm tới công tác AT-VSLĐ. Điều này đòi hỏi các cấp, ngành, đơn vị chức năng cũng như trực tiếp các doanh nghiệp cần coi trọng hơn nữa công tác này.

(Nguồn tin: https://baothainguyen.vn)

Tìm kiếm bài viết

Video

Ảnh hoạt động

IMG_8493 IMG_8515F IMG_8505 IMG_8488 IMG_8498 20150504_102136 20151212_151529 Ly mu cc yu t c hi khu vc may

Thông tin liên hệ

TRẠM QUAN TRẮC VÀ PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG

Địa chỉ: 99 Trần Quốc Toản, Phường Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm - thành phố Hà Nội.

Điện thoại: (+8424) 22172473; 22172480 - Fax: (8424) 3822 3011

Hotline: 0941042838

Email: [email protected] 

Website: https://Wemos.vn/

Cơ quan quyết định thành lập: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Cơ quan quản lý trực tiếp: Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động.

 

Dịch vụ

Thế mạnh đơn vị

Bản đồ

Thông tin được đăng tải có tính chất tham khảo, không có giá trị về mặt pháp lý

  • zalo-circle