logo_tram.jpg

ISO 9001:2015

VIMCERTS 025

 

TRẠM QUAN TRẮC VÀ PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG

NATIONAL WORKING ENVIRONMENT MONITORING STATION

 

vilas1.png

VILAS 441

Trang chủ»Tin tức sự kiện»Tin tức»Gia tăng stress nhiệt do hiện tượng nóng lên toàn cầu

Gia tăng stress nhiệt do hiện tượng nóng lên toàn cầu

Theo một báo cáo mới của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), gia tăng stress nhiệt do hiện tượng nóng lên toàn cầu được dự báo sẽ làm giảm năng suất toàn cầu tương đương với 80 triệu việc làm toàn thời gian vào năm 2030.

Dự báo này được đưa ra trên giả thiết đến cuối thế kỷ này nhiệt độ toàn cầu sẽ tăng thêm 1.5°C. Vì thế, đến năm 2030, do nhiệt độ cao hơn, tổng số giờ làm việc trên toàn thế giới sẽ giảm 2,2%, tương đương với 80 triệu việc làm toàn thời gian. Mức suy giảm này tương đương với thiệt hại kinh tế toàn cầu ở mức 2.400 tỷ đô la Mỹ.

Nhiệt độ cao quá ngưỡng trong quá trình làm việc là một nguy cơ về sức khỏe nghề nghiệp

Bên cạnh đó, báo cáo cũng lưu ý rằng dự báo này chỉ mang tính tương đối do được đưa ra trên giả thiết là nhiệt độ trung bình toàn cầu sẽ tăng không quá 1.5°C. Một giả thiết khác cũng được sử dụng để dự báo là việc làm trong lĩnh vực nông nghiệp và xây dựng – hai lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi stress nhiệt – được thực hiện trong bóng râm.

Báo cáo mới của ILO, Làm việc trên một hành tinh nóng hơn: Tác động stress nhiệt đối với năng suất lao động và việc làm thỏa đáng , được xây dựng trên cơ sở dữ liệu về khí hậu, sinh lý học và việc làm để đưa ra những tính toán về số liệu thiệt hại về năng suất lao động hiện tại và dự báo số liệu tương lai ở cấp quốc gia, khu vực và toàn cầu.

Stress nhiệt được định nghĩa là nền nhiệt độ cao hơn mức cơ thể có thể chịu đựng được mà không gây ảnh hưởng xấu đến sinh lý. Hiện tượng này thường xảy ra ở nhiệt độ trên 35°C và trong môi trường có độ ẩm cao. Nhiệt độ cao quá ngưỡng trong quá trình làm việc là một nguy cơ về sức khỏe nghề nghiệp; nó hạn chế hoạt động thể chất cũng như khả năng làm việc của người lao động và dẫn đến giảm năng suất. Trong những trường hợp cực đoan có thể dẫn đến sốc nhiệt và gây tử vong.

Ngành được dự báo sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất trên toàn cầu là lĩnh vực nông nghiệp. 940 triệu người trên toàn thế giới làm việc trong lĩnh vực này. Dự báo đến năm 2030, lĩnh vực này chiếm tới 60% số lượng giảm giờ làm toàn cầu do stress nhiệt. Ngành xây dựng cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, chiếm 19% thời giờ làm việc toàn cầu ước tính sẽ sụt giảm vào cùng thời điểm nói trên.

Các ngành có nguy cơ cao khác hàng hóa và dịch vụ môi trường, thu gom phế liệu, cấp cứu, sửa chữa, vận tải, du lịch, thể thao và một số hình thức việc làm trong lĩnh vực công nghiệp có sử dụng máy móc hạng nặng.

Tác động của hiện tượng này xảy ra không đồng đều trên toàn thế giới. Khu vực sẽ chứng kiến mức độ suy giảm thời giờ làm việc nhiều nhất được dự báo là Nam Á và Tây Phi, với ước tính đến năm 2030, thời giờ làm việc ở đây sẽ giảm 5%, tương ứng với mức thiệt hại là 43 triệu việc làm ở Nam Á và 9 triệu việc làm ở Tây Phi.

Hơn thế, chính người dân ở những khu vực nghèo nhất là những người sẽ phải chịu thiệt hại đáng kể nhất về kinh tế. Các nước có thu nhập thấp và trung bình thấp được dự báo sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, do họ có ít nguồn lực hơn để đáp ứng hiệu quả với hiện tượng nền nhiệt gia tăng.

Do đó, những thiệt hại về kinh tế do gánh nặng nhiệt gây ra sẽ khiến cho những bất lợi về kinh tế hiện hữu nặng nề hơn, đặc biệt là tỷ lệ người có việc làm vẫn nghèo, việc làm phi chính thức và dễ bị tổn thương, nông nghiệp tự cung tự cấp cao hơn và thiếu bảo trợ xã hội.

Stress nhiệt sẽ ảnh hưởng đến hàng triệu phụ nữ là lực lượng lao động chiếm số đông trong ngành nông nghiệp tự cung tự cấp cũng như nam giới là lực lượng lao động chính trong ngành xây dựng. Hậu quả về xã hội do stress nhiệt gây ra có thể bao gồm hiện tượng di cư gia tăng do người lao động rời bỏ khu vực nông thôn để tìm kiếm những triển vọng tốt đẹp hơn.

Những thách thức do biến đổi khí hậu mang lại là một trọng tâm chính trong Tuyên bố Thế kỷ mới của ILO vì Tương lai Việc làm  và sẽ định hình chương trình hoạt động cũng như nghiên cứu của tổ chức.

Báo cáo thể hiện rằng những hậu quả này có tác động lớn đối với Chương trình Nghị sự 2030 của Liên Hợp Quốc. Nó đưa ra cảnh báo rằng “những tác động về kinh tế, xã hội và sức khỏe do stress nhiệt có thể khiến cho công cuộc xóa nghèo đói và thúc đẩy phát triển con người khó khăn hơn và từ đó dẫn đến việc đạt được những Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên Hợp Quốc (SDGs) cũng khó khăn hơn”.

“Tác động của stress nhiệt đối với năng suất lao động là hậu quả nghiêm trọng của biến đối khí hậu, làm gia tăng những tác động bất lợi khác như thay đổi cấu trúc mưa, tăng mực nước biển và mất đa dạng sinh học”, bà Catherine Saget, Trưởng ban Nghiên cứu của ILO đồng thời là một trong những tác giả chính của báo cáo, cho biết. “Ngoài những chi phí kinh tế vô cùng lớn do stress nhiệt gây ra, chúng ta có thể sẽ chứng kiến sự bất bình đẳng lớn hơn giữa các nước có thu nhập thấp và nước có thu nhập cao và điều kiện làm việc tồi tệ hơn cho những người dễ bị tổn thương nhất và sự dịch chuyển của người dân. Để ứng phó với thực tiễn mới này, các chính phủ, người sử dụng lao động và người lao động cần khẩn thiết phải có những giải pháp phù hợp, đặt trọng tâm vào việc bảo vệ những người dễ bị tổn thương nhất”.

Báo cáo cũng kêu gọi những nỗ lực lớn hơn nhằm thiết kế, cấp vốn và thực thi những chính sách quốc gia nhằm giải quyết những rủi ro liên quan đến nhiệt và bảo vệ người lao động.

Những nỗ lực này bao gồm cơ sở hạ tầng đầy đủ và những hệ thống cảnh báo sớm được cải thiện để ứng phó với những đợt nắng nóng và cải thiện việc thực thi những tiêu chuẩn lao động quốc tế trong các lĩnh vực như an toàn và sức khỏe nghề nghiệp nhằm giúp thiết kế những chính sách giải quyết những nguy cơ liên quan đến nắng nóng.

Người sử dụng lao động và người lao động là đối tượng thích hợp nhất để đánh giá rủi ro và đưa ra những hành động phù hợp tại nơi làm việc để người lao động có thể đối phó với nhiệt độ cao và tiếp tục thực hiện công việc của mình. Người sử dụng lao động có thể cung cấp nước uống và đào tạo về việc nhận biết và xử lý stress nhiệt.

Đối thoại xã hội có thể đóng vai trò quan trọng trong việc tạo đồng thuận về những phương pháp làm việc trong nhà hay ngoài trời, điều chỉnh thời giờ làm việc, quy định về trang phục và thiết bị, sử dụng những công nghệ mới, tạo bóng râm và nghỉ giải lao.

Khánh Ly

(Nguồn tin: moitruong.com.vn)

Thông báo

thongbao cung cap hang hoa

Tìm kiếm bài viết

Video

Ảnh hoạt động

IMG_8493 IMG_8515F IMG_8505 IMG_8488 IMG_8498 20150504_102136 20151212_151529 Ly mu cc yu t c hi khu vc may

Thông tin liên hệ

TRẠM QUAN TRẮC VÀ PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG

Địa chỉ: 99 Trần Quốc Toản, Phường Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm - thành phố Hà Nội.

Điện thoại: (+8424) 22172473; 22172480 - Fax: (8424) 3822 3011

Hotline: 0941042838

Email: [email protected] 

Website: https://Wemos.vn/

Cơ quan quyết định thành lập: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Cơ quan quản lý trực tiếp: Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động.

 

Dịch vụ

Thế mạnh đơn vị

Bản đồ

Thông tin được đăng tải có tính chất tham khảo, không có giá trị về mặt pháp lý

  • zalo-circle