logo_tram.jpg

ISO 9001:2015

VIMCERTS 025

 

TRẠM QUAN TRẮC VÀ PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG

NATIONAL WORKING ENVIRONMENT MONITORING STATION

 

vilas1.png

VILAS 441

Trang chủ»Tin tức sự kiện»Tin tức»Hoàn thiện Dự thảo Thông tư về quản lý chất thải nguy hại

Hoàn thiện Dự thảo Thông tư về quản lý chất thải nguy hại

Ngày 20/8, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân đã chủ trì cuộc họp về Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 36/2015/TT-BTNMT quản lý chất thải nguy hại (CTNH).

ctnh nhan 3 9 2020

Toàn cảnh cuộc họp

Điều 90 Luật BVMT năm 2014 giao Bộ TN&MT quy định danh mục CTNH, cấp phép xử lý CTNH và Điều 13 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu quy định trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ TN&MT hướng dẫn trình tự, thủ tục cấp, thu hồi Giấy phép xử lý CTNH, cấp phép xử lý CTNH. Ngày 5/10/2018, Chính phủ ban hành Nghị định số 136/2018/NĐ-CP sửa đổi một số điều của các nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực TN&MT. Theo đó, tại Điều 6 đã bỏ quy định về nội dung được cấp chứng chỉ quản lý CTNH đối với nhân sự đảm nhiệm việc quản lý điều hành và hướng dẫn về chuyên môn kỹ thuật. Đến ngày 13/5/2019, Chính phủ ban hành Nghị định số 40/2019/NĐ-CP, trong đó sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 38/2015/NĐ-CP về điều kiện để được cấp phép xử lý CTNH, thời  hạn Giấy phép xử lý CTNH và việc tích hợp, lồng ghép, thay thế các nội dung liên quan đến xác nhận hoàn thành công trình BVMT, cấp phép xả khí thải công nghiệp, xác nhận đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu đối với cơ sở xử lý CTNH có sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất trong Giấy phép xử lý CTNH. Do vậy, một số quy định tại Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 về quản lý CTNH không còn phù hợp với các quy định đã được sửa đổi, bổ sung tại các văn bản nêu trên và cần được rà soát, chỉnh sửa để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống văn bản.

    Bên cạnh đó, việc ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT về quản lý CTNH là cần thiết, bởi quá trình triển khai thực hiện các quy định của Thông tư 36 đã phát sinh một số bất cập. Việc phân định, phân loại một số loại chất thải như: bùn thải phát sinh từ hệ thống xử lý nước thải tập trung của khu công nghiệp, bùn thải phát sinh từ hệ thống xử lý nước thải đã khử khuẩn của các bệnh viện, tro bay phát sinh từ quá trình luyện thép, tro xỉ phát sinh từ các nhà máy nhiệt điện để quản lý còn gặp một vài khó khăn. Mặc dù, Bộ TN&MT đã có văn bản hướng dẫn chung về việc này, tuy nhiên, các kiến nghị của Đại biểu Quốc hội đề nghị Bộ có hướng dẫn cụ thể, rõ hơn, đảm bảo phù hợp thống nhất trong công tác quản lý và thực tế trong quá trình thực hiện. Đặc biệt, việc liên kết xử lý CTNH thực chất là hoạt động phụ trợ nhằm hỗ trợ chủ xử lý CTNH trong quá trình thu gom vận chuyển CTNH đối với các chủ nguồn thải có phát sinh CTNH mà không có trong Giấy phép đã được cấp. Một số đơn vị đã lợi dụng việc này để mở rộng phạm vi năng lực của Giấy phép và coi đây là hoạt động chính thay vì hoạt động xử lý CTNH theo Giấy phép đã được cấp. Với hoạt động vận chuyển xuyên biên giới CTNH, theo quy định chỉ được thực hiện bởi các chủ nguồn thải CTNH hoặc nhà xuất khẩu đại diện được ủy quyền. Tuy nhiên, trên thực tế, một số nhà xuất khẩu thường sử dụng văn bản chấp thuận vận chuyển xuyên biên giới để tiến hành hoạt động thu gom vận chuyển CTNH.

    Về những điểm thay đổi, bổ sung chính của dự thảo Thông tư so với Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT về quản lý CTNH, Thông tư có 2 nhóm nội dung chính được sửa đổi, bổ sung. Cụ thể, Nghị định số 136/2018/NĐ-CP sửa đổi một số điều của các Nghị định liên quan đến lĩnh vực đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực TN&MT, Nghị định số 40/2019/NĐ-CP sẽ bỏ một số thuật ngữ như: chủ vận chuyển CTNH, chủ xử lý, tiêu hủy CTNH, chủ hành nghề quản lý CTNH. Trình tự thủ tục cấp Giấy phép xử lý CTNH (quy định tại Điều 17 Thông tư 36/2015/TT-BTNMT): bổ sung hướng dẫn đối với việc vận hành thử nghiệm các công trình xử lý CTNH theo quy định tại Nghị định số 40/2019/NĐ-CP; quy trình thực hiện và hồ sơ thủ tục đối với các cơ sở xử lý CTNH có lồng ghép hoạt động nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất theo quy định tại Điều 56b Nghị định số 40/2019/NĐ-CP; quy trình thực hiện và hồ sơ thủ tục đối với các trường hợp cấp điều chỉnh và cấp lại Giấy phép xử lý CTNH theo quy định tại Nghị định số 40/2019/NĐ-CP.

    Việc tích hợp, thay thế hoặc lồng ghép một số trình tự, thủ tục liên quan đến cấp phép xử lý CTNH quy định tại Điều 20 Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT, bổ sung nội dung cấp phép xả khí thải công nghiệp đối với dự án đầu tư cơ sở xử lý CTNH hoặc có hạng mục đầu tư cơ sở xử lý CTNH, quy định về nội dung xác nhận trong trường hợp Giấy phép xử lý CTNH hết hạn hoặc bị thu hồi thì các nội dung đã xác nhận hoàn thành công trình BVMT hoặc được cấp phép xả khí thải công nghiệp (không thuộc phạm vi xử lý CTNH) được bảo lưu trừ trường hợp có ý kiến khác hoặc nằm trong nội dung quyết định thu hồi. Việc cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện về BVMT trong nhập khẩu phế liệu đối với trường hợp dự án vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải theo quy định tại Khoản 4 Điều 56b Nghị định số 38/2015/NĐ-CP (sửa đổi) không lồng ghép vào việc cấp Giấy phép xử lý CTNH.

    Đối với yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý đối với chủ xử lý CTNH quy định tại Điều 8 Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT, trong dự thảo Thông tư sẽ làm rõ về vai trò chính, phụ đối với hoạt động liên kết chuyển giao trách nhiệm xử lý CTNH, hướng dẫn tính toán về năng lực tự vận chuyển của cơ sở xử lý CTNH nhằm đảm bảo các chủ xử lý CTNH tập trung hoạt động chính là thu gom, vận chuyển CTNH về cơ sở của mình để xử lý. Bổ sung quy định về tính toán năng lực tự vận chuyển CTNH đảm bảo đáp ứng và phù hợp với địa bàn đăng ký thu gom.

    Về thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại quy định tại Điều 22 Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT, thống nhất việc áp mã chất thải y tế nguy hại được thực hiện theo Thông tư 36/20105/TT-BTNMT; bùn thải từ hệ thống, thiết bị xử lý nước thải y tế đã được khử khuẩn theo hướng dẫn của Bộ Y tế được quản lý theo quy định đối với chất thải rắn thông thường. Trong việc vận chuyển CTNH xuyên biên giới, bổ sung làm rõ hơn quy định trong trường hợp nhà xuất khẩu đại diện thay mặt chủ nguồn thải thực hiện thủ tục xuất khẩu thì phải có văn bản ủy thác (hợp đồng)...

    Ngoài ra, các thủ tục hành chính liên quan đến việc cấp Giấy phép xử lý CTNH sẽ không thay đổi hay phát sinh thêm so với nguyên gốc Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT. Một số mẫu biểu báo cáo có thay đổi, bổ sung theo quy định tại Nghị định số 40/2019/NĐ-CP không làm thay đổi các bước thực hiện thủ tục hành chính; không phát sinh chi phí thực hiện thủ tục hành chính của tổ chức, cá nhân; đồng thời tạo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện thủ tục hành chính gồm: Mẫu kế hoạch vận hành thử nghiệm; Mẫu báo cáo quản lý CTNH.

    Phát biểu tại cuộc họp, Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân nhấn mạnh, việc sửa đổi, bổ sung Thông tư 36/2015/TT-BTNMT sẽ giúp Bộ TN&MT quản lý CTNH chặt chẽ hơn, giải quyết được những vấn đề đặt ra từ thực tiễn quản lý CTNH tại Việt Nam, đồng thời thống nhất với các quy định pháp luật có liên quan. Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân đề nghị Tổng cục Môi trường tiếp thu ý kiến góp ý của các đơn vị liên quan và sớm hoàn thiện nội dung dự thảo Thông tư để trình lãnh đạo Bộ xem xét, ban hành.

Hương Đỗ

(Nguồn tin: http://tapchimoitruong.vn)

Tìm kiếm bài viết

Video

Ảnh hoạt động

IMG_8493 IMG_8515F IMG_8505 IMG_8488 IMG_8498 20150504_102136 20151212_151529 Ly mu cc yu t c hi khu vc may

Thông tin liên hệ

TRẠM QUAN TRẮC VÀ PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG

Địa chỉ: 99 Trần Quốc Toản, Phường Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm - thành phố Hà Nội.

Điện thoại: (+8424) 22172473; 22172480 - Fax: (8424) 3822 3011

Hotline: 0941042838

Email: moitruonglaodong@vnniosh.vn 

Website: https://Wemos.vn/

Cơ quan quyết định thành lập: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Cơ quan quản lý trực tiếp: Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động.

 

Dịch vụ

Thế mạnh đơn vị

Bản đồ

Thông tin được đăng tải có tính chất tham khảo, không có giá trị về mặt pháp lý

  • zalo-circle