logo_tram.jpg

ISO 9001:2015

VIMCERTS 025

 

TRẠM QUAN TRẮC VÀ PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG

NATIONAL WORKING ENVIRONMENT MONITORING STATION

 

vilas1.png

VILAS 441

Trang chủ»Nghiên cứu khoa học»Thông tin KHCN & Môi trường

Khoa học - Công nghệ & Môi trường

Thông tin KHCN & Môi trường

Nghiên cứu đánh giá, phân loại điều kiện lao động tại một số vị trí trong các cơ sở dệt may ở miền trung

  • Mô tả Bài báo trình bày kết quả đánh giá điều kiện lao động theo các yếu tố vi khí hậu, bụi, hơi khí độc, cường độ lao động, mức nặng nhọc tại các cơ sở Dệt May ở miền Trung. Phương pháp VNNIOS-2017 được áp dụng, các yếu tố được xem xét một cách tổng hợp khi đánh giá, phân loại ĐKLĐ. Kết quả cho thấy, các vị trí công việc ở cơ sở dệt ở mức độc hại trung bình. Các vị trí có mức độc hại nặng như vận hành máy dệt. Các vị trí việc làm của cơ sở may có ĐKLĐ tốt hơn (mức độc hại nhẹ và trung bình).
  • Xây dựng hệ số gia tăng thiệt hại sức khỏe nghề nghiệp do tai nạn lao động gây tử vong, mất nguồn nhân lực

  • Mô tả Báo cáo khoa học trình bày kết quả nghiên cứu xây dựng hệ số gia tăng thiệt hại SKNN do tai nạn lao động gây tử vong, mất nguồn nhân lực.
  • Tình trạng ô nhiễm dicumyl peroxide ở các cơ sở sản xuất nhựa

  • Mô tả Phơi nhiễm nghề nghiệp với dicumyl peroxide có thể xảy ra thông qua đường hô hấp và tiếp xúc với da với hợp chất này tại chỗ làm việc - nơi sản xuất hoặc sử dụng dicumyl peroxide. Ở Việt Nam, dicumyl peroxide được sử dụng là một loại phụ gia trong sản xuất tấm xốp EVA, cáp cách điện PE, đế giày. Kết quả quan trắc nồng độ dicumyl peroxide tại 03 cơ sở sản xuất nhựa ở tỉnh Bình Dương với 60 mẫu tại các khu vực sản xuất trực tiếp và khu vực văn phòng cho thấy tại khu vực sản xuất trực tiếp nồng độ dicumyl peroxide thấp nhất là 0,0004mg/m3 cao nhất là 1,16mg/m3. Tại văn phòng làm việc giá trị dicumyl peroxide được ghi nhận nhỏ hơn giới hạn định lượng của phương pháp (LOQ = 0,0001mg/m3).
  • Nghiên cứu công nghệ khử chọn lọc xúc tác NOx trong khí thải công nghiệp

  • Mô tả Trong nghiên cứu này nhóm tác giả đã thực hiện nghiên cứu đánh giá các tổ hợp xúc tác xử lý NOx hiện nay, lựa chọn được tổ hợp xúc tác 10% mol Fe/V2O5 là tổ hợp có hiệu quả cao trong xử lý NOx trong khí thải công nghiệp, dễ tổng hợp, phù hợp với điều kiện Việt Nam. Nhóm thực hiện đã tổng hợp tổ hợp xúc tác tẩm 10% mol Fe/V2O5 phủ lên bề mặt vật liệu mang ceramic dạng Raschig. Tiến hành nghiên cứu thí nghiệm vi dòng trong phòng thí nghiệm và trên pilot với lưu lượng 1000 (m3/h). Kết quả nghiên cứu trên pilot các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình xử lý NOx, hệ thống đạt hiệu quả đến 77,2% ở điều kiện: Nhiệt độ dòng khí vào T=2700C; vận tốc dòng khí vào vd=1m/s; nồng độ khí NOx vào Cv=1500mg/m3; chiều cao lớp vật liệu h=1,05m; tỉ lệ mol NH3/NOx. Phương trình hồi quy tuyến tính mô tả hiệu quả xử lý NOx trong khí thải công nghiệp sử dụng xúc tác 10% mol Fe/V2O5:
  • Xây dựng phương pháp xác định Dicumyl Peroxide bằng kỹ thuật sắc ký khí khối phổ

  • Mô tả Dicumyl peroxide (DCP) như một tác nhân chế biến công nghiệp, là chất xúc tác trùng hợp hoặc tác nhân lưu hóa, tạo liên kết ngang trong các sản phẩm nhựa.Hiện nay ở Việt Nam, ảnh hưởng của dicumyl peroxide tới người lao động cũng như mức độ ô nhiễm của nó trong môi trường làm việc chưa được nghiên cứu. Bên cạnh đó, ở Việt Nam chưa có quy trình phân tích DCP trong không khí. Kết quả nghiên cứu đã thiết lập được quy trình kỹ thuật định lượng nồng độ DCP trong không khí đảm bảo tính chính xác và ổn định với các giá trị MDL: 0,158 ppm và LOQ: 0,500 ppm..
  • Xác định xu hướng, biến thiên theo thời gian, nguồn gốc và tác động của bụi mịn (PM2,5) đến sức khỏe người lao động làm việc ngoài trời tại Hà Nội từ 2016 đến 2018

  • Mô tả Nghiên cứu này sử dụng số liệu bụi mịn trong 3 năm từ năm 2016 đến năm 2018 của trạm quan trắc môi trường liên tục đặt tại Đại sứ quán Mỹ, kết hợp với các mô hình toán mã nguồn mở (Openair) trên nền chương trình R. Kết quả cho thấy nồng độ PM2,5 tại Hà Nội giảm dần theo năm, lần lượt ở năm 2016, 2017, 2018 là 50,8 ± 36,3, 42,6 ± 35,2 và 40,7 ± 31,3µg/m3. Trong các giờ cao điểm từ 7h đến 9h sáng và 19h đến 22h tối nồng độ PM2,5 là cao nhất trong ngày. Vào cuối tuần và đầu tuần, nồng độ bụi mịn là cao hơn so với các ngày khác. Vào các tháng mùa hè, nhiệt độ cao, cường độ UV cao, phản ứng quang hóa mạnh làm giảm nồng độ bụi mịn. Hai mô hình nguồn tiếp nhận là CBPF (Conditional Bivariate Probability Function) và PSCF (Potential source contribution function) đã được áp dụng để xác định nguồn phát thải PM2,5 tại Hà Nội. Hoạt động giao thông, mật độ dân cư, quá trình đô thị hóa và quá trình xây dựng các khu chung cư cao tầng là những nguyên nhân chính làm gia tăng nồng độ bụi mịn trong không khí. Bên cạnh đó, sự lan truyền chất ô nhiễm từ đông bắc Trung Quốc vào mùa Thu-Đông cũng là tác nhân làm tăng nồng độ PM2,5 tại Hà Nội. Thực hiện đánh giá rủi ro sức khoẻ đối với công nhân làm việc ngoài trời theo các chỉ số HQ và ELCR. Chỉ số nguy hại HQ>1 ở cả 3 năm, cho thấy nguy cơ xảy ra rủi ro sức khoẻ là cao, trong khi đó, chỉ số vượt ngưỡng rủi ro gây ung thư (ELCR) ở mức độ chấp nhận được theo khuyến cáo của EPA-US.
  • Nghiên cứu mức độ dàn đều vận tốc dòng khí trong buồng lọc thiết bị lọc bụi tĩnh điện trên mô hình số và mô hình vật lý

  • Mô tả Nghiên cứu mức phân bố đồng đều vận tốc dòng khí trong buồng lọc thiết bị lọc bụi tĩnh điện được thực hiện trên mô hình số và mô hình vật lý thiết bị lọc bụi tĩnh điện (LBTĐ) ở tỷ lệ 1:14so với thiết bị thật. Mô hình vật lý của thiết bịLBTĐ được làm từ nhựa trong suốt để có thể quan sát được dòng khí. Trên cơ sở mô hình hóa vật lý, các thành phần dẫn hướng dòng khí được lựa chọn để đảm bảo phân bố vận tốc đồng đều trong buồng lọc của thiết bị LBTĐ. Các mô phỏng số được thực hiện bằng SOLIDWORKS Flow Simulation. Kết quả của tính toán lý thuyết và mô hình số được so sánh với kết quả của mô hình vật lý.
  • Đánh giá tác động của bụi bông và các yếu tố Ecgônômi tới sức khỏe người lao động ở công ty TNHH Hanesbrands Kim Động, Hưng Yên

  • Mô tả Nghiên cứu đã khảo sát nồng độ bụi bông trong môi trường lao động ở công ty Hanesbrands Kim Động, Hưng Yên. Nghiên cứu cũng đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố của điều kiện lao động như bụi bông và các yếu tố ecgônômi đến sức khỏe người lao động. Nồng độ bụi bông trong xưởng may áo lót nữ dao động từ 0,109÷0,520mg/m3, thấp hơn giới hạn cho phép theo QCVN 02:2019/BYT từ 2÷10 lần. Nồng độ bụi bông có xu hướng giảm, dẫn đến lượng bụi bông phơi nhiễm (hít vào phổi) đối với một người lao động trong 1 ca làm việc giảm từ 2,76 xuống 0,58mg. Xu thế giảm dần của lượng bụi phơi nhiễm có thể là do sự khác biệt về cường độ hoạt động sản xuất tại các thời điểm lấy mẫu. Kết quả khảo sát về ecgônômi cho thấy 42% số công nhân có hiểu biết về ecgônômi, nhưng chỉ có 6% là tuân thủ đúng yêu cầu egônômi. Bệnh xương khớp và bệnh hô hấp chiếm tương ứng 21,02% và 18,18% trong số công nhân được khảo sát.
  • Ảnh hưởng của các điều kiện thí nghiệm đến khả năng giải phóng tổng phốt pho từ bùn thải bằng công nghệ vi sóng

  • Mô tả Thu hồi phốt pho trong bùn thải bằng công nghệ vi sóng là một trong những phương pháp đang được quan tâm và dễ dàng thực hiện.Quá trình thu hồi tổng phốt pho (TP)được khảo sát bằng thực nghiệm ở các điều kiện khác nhau: nhiệt độ dao động từ60, 80, 100đến120oC;thời gian xử lý từ0, 10, 20, 30 đến40 phút; nồng độ bùn ban đầu (TS) là 66,5g/l. Kết quả thực nghiệm cho thấysự giải phóng TP và các chất hữu cơ, được đặc trưng bởi thông số nhu cầu oxy hóa học (COD), tăng tỉ lệ thuận với thời gian và nhiệt độ chiếu xạ. Tuy nhiên, đối với TP thì 100oC được xem là nhiệt độ giải phóng tối ưu và khi nhiệt độ chiếu xạ vượt quá 1200C thì khả năng giải phóng TP giảm dần. Việc áp dụng công nghệ vi sóng để thu hồi phốt pho từ bùn thải là hoàn toàn khả thi. Công nghệ vi sóng không những giúp tiết kiệm năng lượng, thời gian và chi phí, mà còn đảm bảo an toàn và sức khỏe cho người lao động… và là một trong những giải pháp thân thiện với môi trường.
  • Nghiên cứu mối liên quan giữa tỉ lệ một số PAHs với đặc điểm nguồn thải trong đất rừng ngập mặn Đồng Rui

  • Mô tả Hợp chất hữu cơ thơm đa vòng (Polycyclic Aromatic Hydrocarbons- PAHs) được biết đến bởi những tác động có hại của nó đến môi trường và con người. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) xếp các chất hữu cơ bền, trong đó có PAHs vào nhóm có khả năng gây ung thư, ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh, hệ miễn dịch và nội tiết của con người. Điều đáng lo ngại là PAHs tích tụ trong đất, nước, không khí, động vật, thực vật trong hàng thập kỷ và có khả năng phát tán rộng ở khoảng cách hàng trăm km so với nguồn thải. Rừng ngập mặn (RNM) Đồng Rui (Tiên Yên- Quảng Ninh) được coi là hệ sinh thái rừng ngập mặn điển hình của khu vực phía bắc Việt Nam. Một số nghiên cứu gần đây đã cho thấy sự tồn tại của PAHs trong môi trường nước và trầm tích ở khu vực Cửa Lục, Trà Cổ và vùng vịnh Hạ Long là những khu vực gần với RNM Đồng Rui. Trong nghiên cứu này xem xét khả năng tồn lưu của PAHs trong đất rừng ngập mặn Đồng Rui và mối liên quan giữa tỉ lệ các PAHs với đặc điểm nguồn thải trong đất RNM Đồng Rui.
  • Tìm kiếm bài viết

    Video

    Ảnh hoạt động

    IMG_8493 IMG_8515F IMG_8505 IMG_8488 IMG_8498 20150504_102136 20151212_151529 Ly mu cc yu t c hi khu vc may

    Thông tin liên hệ

    TRẠM QUAN TRẮC VÀ PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG

    Địa chỉ: 99 Trần Quốc Toản, Phường Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm - thành phố Hà Nội.

    Điện thoại: (+8424) 22172473; 22172480 - Fax: (8424) 3822 3011

    Hotline: 0941042838

    Email: [email protected] 

    Website: https://Wemos.vn/

    Cơ quan quyết định thành lập: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

    Cơ quan quản lý trực tiếp: Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động.

     

    Dịch vụ

    Thế mạnh đơn vị

    Bản đồ

    Thông tin được đăng tải có tính chất tham khảo, không có giá trị về mặt pháp lý

    • zalo-circle