logo_tram.jpg

ISO 9001:2015

VIMCERTS 025

 

TRẠM QUAN TRẮC VÀ PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG

NATIONAL WORKING ENVIRONMENT MONITORING STATION

 

vilas1.png

VILAS 441

Trang chủ»Nghiên cứu khoa học»Thông tin KHCN & Môi trường

Khoa học - Công nghệ & Môi trường

Thông tin KHCN & Môi trường

Nghiên cứu xúc tác đa Oxit kim loại đồng và Cobalt trên chất mang MCM-41 nhằm oxi hóa hoàn toàn toluen

  • Mô tả Xúc tác đa oxit kim loại của đồng và cobalt trên chất mang MCM-41 được tổng hợp và nghiên cứu nhằm giảm kích thước đồng thời tăng khả năng phân tán của các tâm hoạt hóa trên bề mặt chất mang, từ đó tăng khả năng oxi hóa hoàn toàn toluen. Đặc tính của xúc tác được xác định bằng các kỹ thuật phân tích hóa lý như BET, XRD, Xung CO, O2 – TPD và hoạt tính được xác định thông qua khả năng oxi hóa toluen ở dải nhiệt độ từ 200-450oC trên hệ thí nghiệm vi dòng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, việc kết hợp hai oxit kim loại đã làm giảm kích thước tâm hoạt hóa xuống gần 8nm và tăng khả năng phân tán kim loại trên bề mặt chất mang đến 1,17%. Bên cạnh đó, xúc tác chứa 7% Cu và 3% Co trên MCM-41 đã thể hiện hoạt tính tốt nhất, nó có khả năng oxi hóa hoàn toàn toluen thành CO2 và nước ở 400oC.
  • Bitum và ánh sáng mặt trời: ung thư da

  • Mô tả Bài báo đề cập tới các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm về mối quan hệ giữa phơi nhiễm kết hợp với bitum và ánh sáng mặt trời với nguy cơ mắc bệnh ung thư da. Sự phơi nhiễm kết hợp có thể dẫn đến gia tăng độc tính và tỷ lệ thẩm thấu (Js) của PAHs qua da người. PAHs được chọn nghiên cứu là hỗn hợp PAHs (PAH-mix) hoặc PAHs trong chất ngưng tụ của khói bitum (BFC). Js được đo bằng kỹ thuật tế bào Franz, tế bào khuếch tán dòng chảy trong ống nghiệm gắn với da người (Hopf 2018). Khi có mặt của UV-S,Js cao hơn đối với naphthalene, anthracene và pyrene trong BFC (0,08-0,1ng/cm2/h) so với không có UV-S (0,02-0,26ng/cm2/h). Ngược lại, đối với naphthalene và benzo (a) pyrene (BaP) trong PAH-mix thì Js lớn hơn (0,97-13,01ng/cm2/h) so với không có UV-S (0,40-6,35ng/cm2/h). Thời gian trễ (Tlags) trong hỗn hợp PAH-mix thường ngắn hơn so với BFC, từ 1 đến 13 giờ. UV-S và PAHs kết hợp làm tăng đáng kể độc tính trên da. Sự tác động tổng hợp của UV-S và PAHs trong bitum dẫn đến sự gia tăng đáng kể độc tính trên da so với phơi nhiễm riêng biệt với UV-S hoặc PAHs, được xác định bằng kỹ thuật điện di gel tế bào đơn (SCRE) trên mẫu máu ngoại vi. Kỹ thuật thử nghiệm này là một phương pháp xác định tổn thương DNA đơn giản, nhanh và nhạy.
  • Nghiên cứu cải thện môi trường lao động làng nghề gốm Thanh Hà, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam

  • Mô tả Kết quả đo đạc môi trường không khí xung quanh tại làng nghề gốm Thanh Hà, thành phố Hội An, nồng độ SO2 và bụi vượt quy chuẩn lần lượt 1,4-2,1 và 6,7-7,0 lần. Nồng độ bụi tại khu vực lò nung gốm trong quá trình bốc dỡ sản phẩm cao hơn quy chuẩn 25,3-70 lần. Khi áp dụng mô hình kết hợp che bạt và phun sương nồng độ bụi giảm đáng kể và đạt quy chuẩn quy định: Tại vị trí bốc dỡ sản phẩm gốm hiệu suất đạt được 99%; Tại vị trí cuối hướng gió, cách lò nung gốm 4m hiệu suất đạt được 98%. Bài báo cũng đề xuất một số biện pháp bảo vệ môi trường cho làng nghề gốm Thanh Hà, Thành phố Hội An, Tỉnh Quảng Nam.
  • Nghiên cứu phân tích và đánh giá mức độ ô nhiễm của các hydrocacbon thơm đa vòng trong không khí tại khu vực rải nhựa đường tại hà nội

  • Mô tả Mức độ ô nhiễm và đặc trưng tích lũy của 16 hydrocacbon thơm đa vòng (PAHs) được nghiên cứu trong các mẫu không khí lấy tại một số khu vực rải nhựa đường ở Hà Nội. Mẫu không khí (gồm pha hạt tích lũy trên màng lọc và pha khí tích lũy trên chất hấp phụ Amberlite XAD-2) được chiết bằng phương pháp rung lắc cơ học và hỗ trợ siêu âm với dung môi diclometan. Dịch chiết sau đó được làm sạch qua cột chiết pha rắn chứa silica gel và natri sunfat với dung môi rửa giải là diclometan. PAHs được phân tích bằng phương pháp sắc ký khí khối phổ và định lượng bằng phương pháp nội chuẩn dùng chất chuẩn đánh dấu đồng vị deuterium. Nồng độ tổng PAHs trong các mẫu không khí dao động từ 185 đến 724 (trung bình 334) ng/m3. Trong đó nồng độ PAHs của các mẫu lấy tại đường Cầu Giấy sau khi trải nhựa 10h có giá trị trung bình cao hơn khoảng 2,5 lần so với các mẫu lấy tại đường Phạm Văn Đồng sau khi trải nhựa 36h. Các chất có nồng độ cao nhất được tìm thấy bao gồm: naphthalene (chiếm tỉ lệ 64 ± 7% so với tổng 16 PAHs), acenaphthylene (14 ± 6%), fluorene (6 ± 3%) và phenanthrene (5 ± 3%). Các khảo sát chuyên sâu về xu hướng phát tán, sự phân bố PAHs giữa các pha và rủi ro phơi nhiễm của PAHs từ hoạt động trải nhựa đường cần được thực hiện trong các nghiên cứu tiếp theo.
  • Phơi nhiễm với PAHs của người lao động tại 10 trạm trộn bê tông asphalt ở khu vực miền trung

  • Mô tả Bài báo này đề cập tới 3 nội dung nghiên cứu được thực hiện tại 10 trạm trộn bê tông asphalt ở miền Trung gồm: nồng độ phơi nhiễm cá nhân với BaP (chất điển hình của PAHs), nồng độ 1- OHP (chất chuyển hoá của BaP) trong nước tiểu và rủi ro ung thư do phơi nhiễm với BaP. Nồng độ phơi nhiễm cá nhân với BaP là rất cao vào mùa mưa, với 100% số mẫu vượt giới hạn cho phép từ 1,33 đến 1,58 lần, trong khi đó, vào mùa nắng là thấp hơn, chỉ 30% số mẫu vượt từ 1,01 đến 1,22 lần. Nồng độ 1-OPH trong nước tiểu của nhóm phơi nhiễm cao gấp 2,5 đến 6 lần so với nhóm đối chứng. Rủi ro ung thư của công nhân do phơi nhiễm với BaP là từ 1,8.10-4 đến 1,28.10-4, ở mức cần được cảnh báo.
  • Nghiên cứu chế tạo và áp dụng vòi phun sương sủi bọt để dập bụi trong các doanh nghiệp khai thác và chế biến đá xây dựng

  • Mô tả Đã nghiên cứu thiết kế và chế tạo được một loại vòi phun sương sủi bọt. Bằng nghiên cứu thí nghiệm, đã xác định được các thông số kỹ thuật chính của vòi phun sương sủi bọt. Phân bố kích thước hạt của luồng sương được xác định bằng phương pháp ảnh giao thoa laze. Đường kính trung bình Sauter (SMD) thay đổi trong khoảng từ 19,7µm đến 25,5µm tuỳ theo áp suất khí nén và tỷ lệ hoà trộn khí/lỏng phù hợp với các kết quả nghiên cứu đã được công bố trên thế giới. Vòi phun sương sủi bọt có chất lượng sương tương đương với vòi phun sương cùng loại của nước ngoài và cao hơn so với vòi phun sương áp suất sẵn có trên thị trường. Kết quả áp dụng vòi phun sương sủi bọt trong sản xuất cho thấy, hiệu quả dập bụi tại nguồn của hệ thống phun sương đạt 89,7%.
  • Đánh giá điều kiện lao động ở các cơ sở chế biến mủ cao su khu vực miền Trung

  • Mô tả Bài viết đề cập đến kết quả đánh giá điều kiện lao động (ĐKLĐ) theo các yếu tố hóa học, vật lý và sinh học ở các cở sở chế biến mủ cao su khu vực miền Trung. Phương pháp VNIOSH – 2017 được sử dụng và phân loại chất lượng vệ sinh môi trường lao động tại 3 nhà máy chế biến mủ cao su khu vực miền Trung. Kết quả nghiên cứu cho thấy có nhiều vị trí làm việc có mức độc hại nhẹ và trung bình, 1 vị trí ở mức độc hại nặng.
  • Graphen oxit kích thước nano và ứng dụng nó làm chất hấp phụ để xử lý môi trường

  • Mô tả Bài báo trình bày tổng quan các phương pháp tổng hợp, đặc trưng và các ứng dụng điển hình của graphen oxit kích thước nano trong công nghệ xử lý môi trường, đặc biệt hơi dung môi hữu cơ trong môi trường làm việc. Một số kết quả nghiên cứu bước đầu về graphen oxit được trình bày, thảo luận ở đây. Graphen oxit (GO) đã được tổng hợp thành công bằng phương pháp oxi hoá graphite bằng KMnO4 trong môi trường H2SO4. Sau đó, GO được khử trong dung dịch axit ascorbic (vitamin C) để thu được rGO (graphen oxit dạng khử). rGO có cấu trúc vi xốp và diện tích bề mặt riêng gần 390m2/g. Dung lượng hấp phụ của rGO đối với toluen là 232,7mg/g.
  • Nghiên cứu xử lý nước thải sinh hoạt bằng thiết bị nguyên khối sử dụng màng sinh học lơ lửng (mbbr) kết hợp với công nghệ AO

  • Mô tả Bài báo này trình bày về các đánh giá, lựa chọn bộ lọc màng sinh học lơ lửng (MBBR) kết hợp trong công nghệ AO xử lý nước thải sinh hoạt. Các đánh giá cũng bao gồm nghiên cứu hiệu quả xử lý BOD5, COD, tổng ni tơ trong nước thải sinh hoạt được thực hiện ở quy mô phòng thí nghiệm. Từ đó, đánh giá và chọn ra được loại màng lọc sinh học lơ lửng có hiệu quả xử lý cao, đảm bảo ba chỉ tiêu nghiên cứu là BOD5, COD, tổng ni tơ được giảm đạt mức cột A theo QCVN14:2008/BTNMT. Các kết quả nghiên cứu thực nghiệm trên pilot thí nghiệm được sử dụng để tính toán thiết kế, chế tạo thử nghiệm một thiết bị xử lý nước thải sinh hoạt nguyên khối công suất nhỏ 5m3/ngđ. Sau khi thực nghiệm xử lý nước thải sinh hoạt bằng thiết bị đã chế tạo, đo đạc đánh giá hiệu quả xử lý và đề xuất quy trình hướng dẫn vận hành đảm bảo xử lý các chỉ tiêu BOD5, COD, tổng ni tơ đạt cột A theo QCVN14:2008/BTNMT. Thiết bị nguyên khối sử dụng MBBR xử lý nước thải sinh hoạt đảm bảo tính hiệu quả, kinh tế, gọn nhẹ, dễ dàng thi công lắp đặt, chuyển giao.
  • Nghiên cứu xử lý khí H2S bằng hệ thống lọc sinh học kiểu nhỏ giọt

  • Mô tả Bài báo này đề cập đến các nghiên cứu thí nghiệm trên pilot hệ thống lọc sinh học kiểu nhỏ giọt (biotrickling filter - BTF) xử lý khí H2S. Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình phân huỷ H2S bao gồm: vận tốc bề mặt dòng dung dịch, nồng độ H2S đầu vào, độ pH của dung dịch tuần hoàn, thời gian lưu và nhiệt độ. Hệ thống BTF đạt hiệu quả cao đến 98.9% ở điều kiện: vận tốc bề mặt dòng dung dịch 5(m/h); nồng độ H2S đầu vào 100(ppm); pH dung dịch tuần hoàn 6-8; thời gian lưu 110(s); nhiệt độ 40(0C).
  • Tìm kiếm bài viết

    Video

    Ảnh hoạt động

    IMG_8493 IMG_8515F IMG_8505 IMG_8488 IMG_8498 20150504_102136 20151212_151529 Ly mu cc yu t c hi khu vc may

    Thông tin liên hệ

    TRẠM QUAN TRẮC VÀ PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG

    Địa chỉ: 99 Trần Quốc Toản, Phường Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm - thành phố Hà Nội.

    Điện thoại: (+8424) 22172473; 22172480 - Fax: (8424) 3822 3011

    Hotline: 0941042838

    Email: moitruonglaodong@vnniosh.vn 

    Website: https://Wemos.vn/

    Cơ quan quyết định thành lập: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

    Cơ quan quản lý trực tiếp: Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động.

     

    Dịch vụ

    Thế mạnh đơn vị

    Bản đồ

    Thông tin được đăng tải có tính chất tham khảo, không có giá trị về mặt pháp lý

    • zalo-circle